Suy thận nên ăn gì? – Lời giải đáp từ các chuyên gia dinh dưỡng
Nội dung bài viết
Người bị suy thận nên ăn gì không nên ăn gì là vấn đề rất đáng được quan tâm và các chuyên gia đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận rất quan trọng, vì chúng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình làm chậm sự tiến triển của bệnh. Vì thế, bài viết này GHV KSOL sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc suy thận nên ăn gì?
Xem thếm:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- ung thư thận di căn sống được bao lâu
- suy thận nên uống thuốc gì
- Người bị ung thư thận nên ăn gì và kiêng gì?
1. Tổng quan về bệnh suy thận
1.1. Suy thận là gì?
- Suy thận cấp
Suy thận cấp là một hội chứng được biểu hiện bằng sự giảm nhanh của mức lọc cầu thận với thể tích nước tiểu <0,5 ml/kg/giờ kéo dài trên 6 giờ, và có nồng độ creatinin huyết tương tăng thêm 0,5mg/dl (44µg/l) hoặc trên 50% so với giá trị bình thường (trên 130µg/l) ở người trước đó chức năng thận bình thường.
Hậu quả là làm ứ đọng các sản phẩm chuyển hoá của nitơ, rối loạn cân bằng nước, điện giải, axit-bazơ.
Suy thận mạn là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận mất dần và vĩnh viễn theo thời gian. Quá trình suy thận mạn diễn biến kéo dài, âm ỉ với những triệu chứng: sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần… Ở giai đoạn cuối, người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong do các biến chứng.
1.2. Điều trị bệnh suy thận
Điều trị nguyên nhân
Đây là phương pháp điều trị suy thận mạn chủ yếu, giúp kiểm soát chặt chẽ đường máu và huyết áp bằng các loại thuốc cũng như chế độ luyện tập, ăn uống, giảm cân và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Điều trị nguyên nhân cũng sẽ giúp làm chậm các tổn thương mà bệnh gây nên.
Điều trị huyết áp cao
Đối với phương pháp điều trị suy thận mạn tính này, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể, vừa giúp làm giảm huyết áp vừa đảm bảo tăng chức năng cho thận.
Trường hợp thuốc không mang lại hiệu quả điều trị hoặc vì lý do nào mà người bệnh không sử dụng được thuốc thì bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc khác.
Kiểm soát Cholesterol
Các bác sĩ thường kê thuốc Statin giúp làm giảm nguy cơ này. Loại thuốc này sẽ giúp làm giảm các cholesterol xấu và khiến chúng không thể bám vào thành các mạch máu của người bệnh để gây nên các vấn đề tắc nghẽn mạch máu.
Điều trị triệu chứng
- Tình trạng ứ dịch: nếu gặp phải tình trạng ứ dịch bác sĩ sẽ kê thuốc lợi tiểu để giúp người bệnh đào thải bớt nước trong cơ thể qua đường tiểu.
- Tình trạng thiếu máu: Khi bị suy thận, thận sẽ không sản xuất đủ erythropoietin (EPO) và người bệnh có số lượng tế bào hồng cầu ít hơn bình thường, điều này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở và mệt mỏi. Việc điều trị suy thận mạn tính lúc này sẽ bao gồm tiêm một chất có hoạt động giống EPO, người bệnh có thể uống thêm sắt hoặc tiêm thêm sắt.
- Tình trạng yếu xương: Khi thận bị tổn thương, việc cung cấp những chất Vitamin D, photpho canxi sẽ bị ảnh hưởng và gây nên các vấn đề về xương. Để ngăn chặn những điều này, nhiều bệnh nhân suy thận mạn sẽ được bổ sung canxi và vitamin D. Cũng có thể, người bệnh sẽ được kê một số thuốc được gọi là gắn phosphate, với mục đích làm giảm số lượng phosphate trong máu.
- Tình trạng dư thừa acid: Trong trường hợp thận không thể loại bỏ hoàn toàn acid khỏi cơ thể, khiến cơ thể có thể rơi vào tình trạng toan chuyển hóa, tình trạng máu dư thừa acid sẽ dẫn tới một số vấn đề như loạn nhịp tim, hôn mê, co giật. Người bệnh lúc này sẽ được điều trị với các thuốc kháng acid được gọi là muối bicarbonate.
- Quá nhiều Kali: Khi thận hoạt động không hiệu quả, kali có thể tăng lên trong máu và gây ra tình trạng tăng Kali máu, có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, ngừng tim và các vấn đề khác liên quan tới thần kinh cơ. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê lợi tiểu hoặc một số loại thuốc khác để cơ thể không bị quá tải dịch và Kali.
Ngoài ra, nên có chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp với tình trạng bệnh.
2. Nhu cầu dinh dưỡng bệnh nhân suy thận
Trong một ngày, nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận được thống kê như sau:
- Chất đạm: Nhu cầu về chất đạm tùy thuộc vào mức độ của từng bệnh nhân, trung bình khoảng 0,8g/kg/ngày.
Việc giảm đạm trong khẩu phần góp phần giảm ứ đọng các sản phẩm thải trong cơ thể, hạn chế các biến chứng tăng urê máu, đồng thời làm chậm tiến triển bệnh dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối.
- Chất béo: đảm bảo ít hơn 30% tổng năng lượng khẩu phần.
- Chất bột đường: bằng 55-60% tổng năng lượng khẩu phần. Nếu bệnh nhân bị kèm tiểu đường thì nên dùng các loại đường phức, giàu xơ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Các vitamin và khoáng chất:
- Canxi (900-1.200mg/ngày).
- Phốt pho (300 – 600mg/ngày).
- Natri: 1.000-2.000mg/ngày (tương đương với 2,5-5g muối ăn NaCl/ngày) tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp.
- Kali: 2.000-3.000 mg/ngày, hạn chế dưới 1000mg nếu có tăng kali máu, phù và tiểu ít.
- Sắt: Cần bổ sung khi chế độ ăn giảm đạm nhiều hay bệnh nhân ăn chay.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B (B1, B2), đặc biệt vitamin C, hạn chế bổ sung vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), trừ khi bệnh nhân có biểu hiện của cường phó giáp hay loạn dưỡng xương, nên bổ sung vitamin D3.
3. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bệnh nhân suy thận
Từ nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận như trên mà các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận như sau:
- Ít protein (0,6 – 0,8g/kg/ngày);
- Giàu năng lượng (35 – 40 kcal/kg/ngày);
- Đủ vitamin và các yếu tố vi lượng;
- Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu canxi, ít photpho.
4. Suy thận nên ăn gì?
Người bị suy thận nên ăn một số loại thực phẩm như sau:
● Chất bột đường: Thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng, miến, phở, bột sắn dây…. Ngoài ra, nếu bị bệnh nhân suy thận kèm theo bệnh tiểu đường thì nên chọn thực phẩm có ít đường thấp như: khoai sọ, khoai lang, bánh canh, bánh cuốn, bún…
● Chất béo: nên ưu tiên sử dụng một số loại chất béo có nguồn gốc thực vật như: dầu mè, đậu nành, oliu… thay vì sử dụng chất béo có nguồn gốc động vật.
● Rau xanh, trái cây: Với bệnh nhân đang trong giai đoạn suy thận nhẹ (độ lọc cầu thận GFR ≥ 60) có thể sử dụng hầu hết các loại rau, trái cây có màu xanh, đỏ,vàng. Đối với bệnh nhân suy thận kèm theo tiểu đường nên ăn những trái cây có chỉ số đường huyết thấp như: táo tây, cam quýt, bưởi,…
5. Suy thận nên uống nước như thế nào?
Đối với người bị suy thận lượng nước nên uống vào ít hay nhiều còn tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân của bệnh:
- Đối với những người nước tiểu ít thì phải bổ sung thêm nhiều nước, thậm chí là cần truyền nước.
- Đối với trường hợp bị đái tháo nhạt và tiểu nhiều: bổ sung hợp lý theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ.
- Đối với người suy thận nặng: hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận.
- Đối với người bị phù và suy thận cấp giai đoạn vô niệu, cần cân bằng giữa lượng nước vào và lượng nước thải ra. Nếu lượng nước uống vào lớn hơn lượng nước thải ra có thể gây ra tình trạng huyết áp cao và suy tim rất nguy hiểm.
6. Suy thận nên kiêng ăn gì?
Suy thận kiêng ăn gì cũng là thắc mắc chung của không ít người. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có đáp án chính xác cho vấn đề suy thận kiêng ăn gì.
● Hạn chế dùng muối trong khẩu phần ăn
Người bệnh suy thận cần ăn nhạt, hạn chế dùng muối và mì chính. Chỉ nên dùng từ 2 tới 4 gam muối mỗi ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân suy thận, tránh tình trạng bị phù.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các món ăn chứa nhiều muối như: dưa muối, cà muối, thịt, cá kho mặn.Ngoài ra, người bệnh không nên ăn đồ chế biến sẵn vì trong các sản phẩm này thường sử dụng nhiều muối để bảo quản và không đảm bảo an toàn vệ sinh.
● Chất đạm
Tránh ăn quá mức thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt gà, trứng,cá, tôm, nội tạng động vật… do dễ chuyển hóa thành ure và creatinin. Hai chất này tăng nhanh trong máu sẽ gây áp lực làm việc cho thận.Trong trường hợp bệnh nhân suy thận bị rối loạn mỡ máu thì chỉ nên ăn 3 quả trứng/tuần, thịt bò từ 1 – 2 lần/tuần, cá biển cá hồi, các nục… khoảng 2 lần/tuần…
● Thực phẩm giàu phốt pho
Tránh các loại thức ăn giàu phốt pho như nấm đông cô, hạt sen khô, đậu đỗ, cua, thịt thú rừng….
● Thực phẩm chứa nhiều kali
Bệnh nhân suy thận cũng nên hạn chế thức ăn giàu kali cam, chuối, hạt điều, hạt dẻ, lạc, socola…. Ở người suy thận giai đoạn cuối, hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể dẫn đến tử vong do rối loạn nhịp tim.
● Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Theo một nghiên cứu đến từ Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Nguyên nhân là do cơ thể hấp thụ vitamin C sẽ chuyển hóa thành dạng oxalate – một trong những thành phần chính của sỏi thận.Vì vậy người mắc bệnh suy thận nên tránh ăn các thực phẩm nhiều vitamin C như chanh tươi, dứa, khế chua….
7. Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người suy thận
Sau khi đi tìm hiểu suy thận ăn gì, kiêng gì người bệnh cũng cần chú ý đến nguyên tắc xây dựng thực đơn một cách khoa học. Theo một số chuyên gia dinh dưỡng người mắc bệnh suy thận có thể tham khảo thực đơn mẫu sau:
●Muối: Lượng muối và mì chính hạn chế, chỉ ăn khoảng 2 g/ngày.
● Uống nước:
Lượng nước cho người lớn = lượng nước tiểu/ngày + (500 đến 700ml). Lượng nước cho trẻ nhỏ = lượng nước tiểu/ngày + 200 ml.
● Năng lượng:
Năng lượng khẩu phần ăn của người lớn khoảng 30 – 35 Kcal/kg/ngày.
Năng lượng khẩu phần cho trẻ khoảng 70 – 80 kcal/kg/ngày.
● Protein: Lượng protein khoảng 0,6 – 0,8 kg/ngày.
● Khoáng chất và vitamin: Người mắc bệnh suy thận nên duy trì hàm lượng kali< 200mg/ngày.
Lưu ý rằng ở trẻ nhỏ bị suy thận nếu không có lượng ure trong máu cao thì ngoài ăn nhạt vẫn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề suy thận nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân suy thận có ý nghĩa sống còn. Vì vậy, bạn cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt để có kết quả điều trị tốt nhất nhé!
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư