Suy thận uống thuốc gì? – Lời giải đáp từ chuyên gia

Suy thận uống thuốc gì là câu hỏi của không ít bệnh nhân bị suy thận và người nhà bệnh nhân. Với sự phát triển của y học hiện đại, các chuyên gia thường kết hợp nhiều phương pháp để điều trị suy thận. Qua bài viết này, GHV KSOL sẽ giải đáp thắc mắc suy thận uống thuốc gì cho bạn đọc, đồng thời cung cấp thêm thông tin về các vấn đề liên quan.

Xem thêm:

1. Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận xảy ra dưới sự tác động của nhiều yếu tố. Điều này làm thận mất dần đi khả năng, bài tiết chất thải và lượng dịch thừa từ trong cơ thể ra ngoài.

Suy thận diễn ra một cách âm thầm và kéo dài trong nhiều tháng. Người bệnh thường phát hiện khi thận đã bị tổn thương ở mức khá nghiêm trọng.

Dựa vào thời gian mắc bệnh, người ta thường chia làm hai nhóm là suy thận cấp và bệnh thận mạn. Suy thận cấp diễn ra trong vài ngày. Bệnh có thể hồi phục hoàn toàn hoặc một phần chức năng của thận sau khi có phương pháp điều trị thích hợp. Suy thận mạn tiến triển chậm nhưng mức độ nguy hiểm tăng dần theo từng giai đoạn. Cuối cùng buộc phải can thiệp bằng lọc máu hoặc thay thế thận.

2. Suy thận uống thuốc gì theo Tây y?

Thông thường, các bác sĩ thường kê đơn cho các bệnh nhân suy thận một số nhóm thuốc như sau:

Thuốc hạ mỡ máu

suy-than-uong-thuoc-gi-1
Simvastatin

Với những người mắc bệnh suy thận mãn tính, nồng độ cholesterol máu thường cao hơn bình thường. Điều này làm ảnh hưởng đến tim mạch và gây nên nhiều bệnh lý khác. Do đó, khi chỉ số cholesterol cao bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh nhóm thuốc Statin để giảm nồng độ Cholesterol xấu trong cơ thể.

Nhóm thuốc Statin gồm: Simvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin là nhóm thuốc giúp hạ Cholesterol về mức cân bằng, góp phần vào việc điều trị bệnh suy thận cấp, suy thận mạn và suy tuyến thượng thận. Các Statin ức chế men khử HMG-CoA, không tạo ra cholesterol ở gan và làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng làm tăng số lượng thụ thể của LDL-cholesterol nhằm tăng sự thoái hóa và làm giảm cholesterol xấu này xuống mức thấp nhất. Đồng thời, các statin cũng làm tăng HDL-cholesterol.

Ngoài ra, nhóm thuốc statin còn có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Thuốc hạ huyết áp

Để ổn định huyết áp cho người bệnh, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân nhóm Angiotensin II hoặc nhóm thuốc ức chế men chuyển. Mục đích nhằm ức chế hormone Angiotensin II – nguyên nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp. Những loại thuốc này giúp cân bằng huyết áp và tăng chức năng hoạt động của thận.

Nhóm thuốc Angiotensin II (ARB) gồm một số loại thuốc khác nhau như Candesartan, Losartan, Azilsartan, Irbesartan, Eprosartan, Olmesartan, Valsartan. Căn cứ theo tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sẽ được kê đơn phù hợp nhất.

Ngoài ra thuốc còn hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp cho quá trình chuyển hóa năng lượng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh suy thận giai đoạn cuối.

Thuốc kiểm soát kali máu

Việc tích tụ quá nhiều kali trong máu có thể khiến nhịp tim không đều và gây ra các tình trạng nguy hiểm như loạn nhịp tim và yếu cơ. Lúc này, người bệnh có thể cần dùng đến các loại thuốc canxi, glucose hoặc natri polystyrene sulfonate (Kionex) theo kê đơn của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng tích tụ kali cao trong máu.

Thuốc điều trị thiếu máu

Bệnh suy thận thường kèm theo thiếu máu, do đó bổ sung hormone erythropoietin chứa chất sắt, darbepoetin (Aranesp) có thể giúp cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu hơn, từ đó làm giảm tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Thuốc giảm cholesterol 

Người mắc bệnh suy thận thường có lượng cholesterol xấu cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mạch – đặc biệt gây xơ vữa mạch, rất khó để dùng lấy máu trong lọc máu khi đã suy thận giai đoạn cuối có chỉ định lọc máu hoặc cần ghép thận. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như statin để giảm cholesterol trong máu đồng thời giúp kiểm soát huyết áp, có tác dụng bảo tồn thận.

Thuốc bảo vệ xương

Người bệnh suy thận thường mắc các bệnh về xương như: loãng xương, nhuyễn xương, gãy xương. Bổ sung canxi và vitamin D có thể giúp ngăn ngừa xương yếu và giảm nguy cơ gãy xương do biến chứng của bệnh suy thận. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc được gọi là chất kết dính phốt phát trong bữa ăn để giảm lượng phốt phát trong máu và bảo vệ mạch máu khỏi bị hư hại do lắng đọng canxi.

Dung dịch làm tăng áp lực keo

Người bệnh suy thận thường suy dinh dưỡng, do bệnh nên kém ăn. Mặt khác ăn vào cũng bị “thất thoát” qua nước tiểu. Nếu bệnh nhân nhập BV mà bị phù nhiều thì tốt nhất là dùng Albumin 20% hoặc 25% lọ 50 ml,100ml. Nếu albumin < 25g/l có thể dùng Albumin 20% loại 100 ml.

Thuốc lợi tiểu

Người bệnh dùng thuốc lợi tiểu trong trường hợp đã có bù protein và không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn; tùy giai đoạn suy thận nhẹ có thể dùng lợi tiểu nhóm thiazide hay loại kháng aldosteron như spironolactone (verospirone, aldactone) hoặc phối hợp với furosemide. Khi suy thận vừa và nặng chỉ được dùng furosemide.

Liều dùng verospirone bắt đầu từ 25mg/ngày hoặc furosemid bắt đầu từ 20mg/ngày, tùy theo đáp ứng của người bệnh để điều chỉnh liều lợi tiểu. Việc dùng thuốc này cần phải theo dõi số lượng nước tiểu, cân nặng hàng ngày và xét nghiệm điện giải đồ máu, vì vậy người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện.

Corticoid

Các loại thuốc corticoid bao gồm prednisolone, prednisone, methylprednisolone. 

  • Liều tấn công: Prednisolone 5mg dùng liều 1-2 mg/kg/ngày kéo dài 1-2 tháng, uống cả liều vào 1 lần trước 8h sáng sau ăn no. (Liều tấn công corticoid không được vượt quá 80 mg prednisolone/ ngày).
  • Liều củng cố (bắt đầu khi protein niệu 24h âm tính): Prednisolone 5mg dùng liều 0,5 mg/kg/ngày, kéo dài 4-6 tháng.
  • Liều duy trì: Prednisolone 5-10mg/ngày dùng cách ngày, kéo dài hàng năm.

Một số thuốc ức chế miễn dịch khác

Trong trường hợp đáp ứng kém, không đáp ứng với corticoid, bệnh hay tái phát hoặc có suy thận kèm theo, người bệnh nên được chuyển lên tuyến trên để phối hợp điều trị với một trong số các thuốc giảm miễn dịch dưới đây.

  • Cyclophosphamide (50mg): Dùng liều 2-2,5mg/kg/ngày trong 4-8 tuần. Khi protein niệu âm tính thì duy trì 50mg/ngày kéo dài 4-8 tuần. Cần theo dõi và duy trì số lượng bạch cầu không dưới 4,5 giga/lit.
  • Chlorambucil 2mg: Dùng liều 0,15-0,2/mg/kg/ngày, trong 4-8 tuần, sau đó duy trì liều 0,1mg/kg/ngày.
  • Azathioprine (50mg): Dùng liều 1-2mg/kg/ngày. Cần theo dõi số lượng bạch cầu và tiểu cầu.
  • Cyclosporine A (25mg,50mg,100mg): Dùng liều 3-5mg/kg/ngày, chia làm hai lần, dùng kéo dài trong thời gian 6-12 tháng hoặc hơn tùy vào từng trường hợp.
  • Mycophenolate mofetil (250mg, 500mg) hoặc Mycophenolate acid (180mg, 360mg,720mg): Dùng liều 1-2 g/ngày, chia làm 2 lần, dùng liên tục trong 6-12 tháng.

3. Một số thuốc Nam chữa suy thận 

Cây mực

Theo y học cổ truyền, cây mực có tính mát nên được dùng để điều trị các bệnh như bí tiểu, tiểu ra mủ, hỗ trợ điều trị bệnh suy thận và phục hồi chức năng của thận. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị cây mực, cây quýt gai, cây nổ, cây muối mỗi vị 20g và sắc cùng với 1,5 lít nước. 
  • Sắc thuốc đến khi cạn còn 700 – 800ml nước thì chia thuốc ra uống nhiều lần trong ngày. 
  • Kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. 

Đậu đen

Theo Đông y, đậu đen có tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, hoạt huyết nên được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh suy thận. 

suy-than-uong-thuoc-gi-2
Hình ảnh đậu đen

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã chứng minh đậu đen có chứa nhiều chất xơ, tryptophan, lysine. Các hoạt chất này có tác dụng thanh lọc máu và điều hòa cơ thể.Vì vậy, đậu đen có thể làm giảm áp lực lên thận và hỗ trợ quá trình lọc máu ở cơ quan này. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g đậu đen và 15g rễ cỏ tranh.
  • Nấu tất cả các nguyên liệu với 100 lít nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Người bệnh nên kiên trì uống thuốc đều đặn trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng bệnh. 

Râu ngô

Râu ngô là một loại dược liệu có vị ngọt có tác dụng  thanh nhiệt, giải độc và bình can. Vì thế, râu ngô thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh suy thận. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị 30g râu ngô, tử tô 10g và 50g bạch mao căn.
  • Bạn đem tất cả các nguyên liệu sắc với một lượng nước vừa đủ rồi chia thuốc uống thành nhiều lần trong ngày.
  • Bệnh nhân nên kiên trì uống thuốc đều đặn để giảm nhanh các triệu chứng bệnh và phục hồi chức năng thận

4. Một số thuốc Đông Y chữa suy thận

Theo y học cổ truyền, bệnh suy thận là do nguyên khí giảm khiến công năng của thận bị suy kém. Bệnh suy thận gây ra một số triệu chứng như tiểu đêm nhiều, nước tiểu vẩn đục, dễ xuất tinh khi quan hệ…

Sau đây là một số bài thuốc Đông Y chữa suy thận:

Bài thuốc số 1

Thành phần: Câu kỷ tử, thỏ ty tử, sơn dược, sơn thù, cao lộc hươu và cao quy bản mỗi vị 400g, thục địa 800g, hoài ngưu tất 300g.

Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột và ngào với mật ong làm thành hoàn. Người bệnh sử dụng thuốc mỗi ngày 2 lần với nước muối pha loãng, mỗi lần uống 4 – 8g. 

Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ tình trạng đau lưng do suy thận gây ra và tăng cường hỗ trợ  các chức năng của thận. 

Bài thuốc số 2

Thành phần: Đỗ trọng, hoàng bá, mạch môn, quy bản, thiên môn mỗi vị 48g, thục địa 100g, tử hà sa 1 bộ, ngưu tất 60g.

Mang tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn và trộn với mật ong thành các viên hoàn, mỗi viên nặng 5g. Người bệnh uống thuốc ngày 3 lần, mỗi lần uống 2 viên và uống với nước ấm.

Thuốc có công dụng ích khí bổ huyết, hỗ trợ điều trị tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi do suy thận gây ra. 

Bài thuốc số 3

Thành phần: Bá tử nhân, phục thần, bổ cốt chỉ 12g, lộc giác giao, thỏ ty tử, thục địa 16g.

Người bệnh mang thuốc sắc thành thang, mỗi ngày uống 1 thang thuốc và chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc có công dụng kích thích quá trình lưu thông máu, ổn định huyết áp và cải thiện tình trạng suy thận. 

5. Ưu nhược điểm của các thuốc điều trị suy thận

5.1. Thuốc Tây

Ưu điểm

  • Hiệu quả nhanh: giảm đau nhanh chóng những cơn đau do suy thận cấp gây ra.
  • Xuất xứ nguồn gốc rõ ràng: Những loại thuốc được bán trên thị trường đều đã phải trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt.
  • Được kiểm định và công nhận của Bộ Y tế: thuốc điều trị suy thận đang được bán trên thị trường đã được cấp phép của Bộ Y tế Việt Nam. Thuốc đạt tiêu chuẩn an toàn. Người bệnh có thể sử dụng theo đúng chỉ định và kê đơn của bác sĩ điều trị.

Nhược điểm

  • Bệnh vẫn có thể bị tái phát lại sau một thời gian ngừng sử dụng thuốc do hiện tượng kháng thuốc. Người bệnh cần đổi sang loại thuốc khác để có hiệu quả hơn trong điều trị.
  • Có thể xảy ra một số tác dụng phụ: một vài trường hợp người bệnh có thể bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bị kháng thuốc. Những tác dụng phụ có thể gặp phải như ngộ độc, dị ứng, sốc thuốc, mất cân bằng hệ vi khuẩn…
  • Gây ra những biến chứng khác của bệnh suy thận: một số loại thuốc được kê nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh, nhưng sau một thời gian sử dụng có thể gây những biến chứng nặng hơn cho bệnh thận. Lúc này, người bệnh cần làm các xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hơn.

5.2. Thuốc Đông y

Ưu điểm

  • An toàn: Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như thân cây, rễ cây, lá cây, quả, hoa… Do đó thường không có độc tính và tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Không những thế, quá trình chế biến thuốc  cũng rất truyền thống  và thủ công, dựa chủ yếu vào tự nhiên.
  • Mang lại hiệu quả: Y học cổ truyền đã được rất nhiều nước trên thế giới công nhận về khả năng chữa bệnh của nó. Ngoài ra, đôi khi nó còn điều trị được một số căn bệnh mãn tính mà Y học phương Tây cũng không tìm ra phương pháp. Y học cổ truyền không chỉ điều trị được bệnh mà nó còn có những loại thuốc giúp bồi bổ và làm đẹp.

Nhược điểm

  • Tốn thời gian sắc thuốc: Các loại thuốc uống trong Y học cổ truyền thường rất kỳ công và tốn khá nhiều thời gian trong quá trình sắc thuốc.
  • Nhiều vị thuốc trong Y học cổ truyền có mùi rất nặng và khó uống đối với những người chưa quen.
  • Cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng và không thể điều trị dứt điểm khi chức năng thận đã bị suy giảm nghiêm trọng.

5.3. Thuốc Nam

Ưu điểm

  • Các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên nên gần như không gây ra tác dụng phụ và tình trạng kháng thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Không có tình trạng bị dị ứng thuốc vì tất cả đều từ nguyên liệu đều là cây cỏ gần gũi xung quanh ta, lành tính, khác với các loại kháng sinh không phù hợp, kích ứng vì nó liên quan đến những dạng tiền sử bệnh khác nhau.

Nhược điểm

  • Thời gian điều trị kéo dài khiến nhiều trường hợp người bệnh bỏ dở và không điều trị tiếp bệnh càng có điều kiện phát triển thêm.
  • Không phù hợp với tình trạng suy thận chuyển biến nặng.

6. Khi nào nên sử dụng các biện pháp khác?

Nếu bị suy thận hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn, thận sẽ không thể tự xử lý được chất thải và thanh thải chất lỏng. Ở giai đoạn này, người bệnh cần phải sử dụng đến một số biện pháp khác như chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

  • Lọc máu: Lọc máu nhân tạo nhằm loại bỏ các chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi máu khi thận không còn khả năng lọc máu . Một ống mỏng được đưa vào ổ bụng sẽ lấp đầy khoang bụng với dung dịch lọc máu để hấp thụ chất thải và chất lỏng dư thừa. Sau một thời gian, dung dịch lọc máu sẽ chảy ra khỏi cơ thể và mang theo chất thải.
  • Cấy ghép thận: Ghép thận bao gồm phẫu thuật đặt một quả thận khỏe mạnh từ người hiến tặng vào cơ thể người bệnh. 

Sau khi cấy ghép, người bệnh sẽ cần dùng thuốc chống thải ghép trong suốt phần đời còn lại để cơ thể không từ chối cơ quan mới. Và phương pháp này cũng đòi hỏi phải tìm được người hiến thận phù hợp với người nhận.

7. Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa suy thận

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong chữa trị suy thận, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Uống đúng hướng dẫn, uống đủ liệu trình theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được bỏ liều hay quên thuốc, vì điều  này có thể gây kháng thuốc và không có tác dụng như mong muốn.
  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc, nếu người bệnh gặp các tác dụng phụ không mong muốn hoặc biến chứng nên ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Tránh ăn mặn: Giảm lượng natri trong chế độ ăn mỗi ngày bằng cách tránh các sản phẩm có nhiều muối như các món kho, các loại mắm; cà muối, dưa muối, thực phẩm chế biến sẵn như đồ đông lạnh, thức ăn nhanh, đồ hộp, …
  • Sử dụng thực phẩm có hàm lượng kali thấp: Thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, nho cam, khoai tây, rau bina và cà chua. Đặc biệt các loại trái cây này hàm lượng Kali sẽ tăng cao rất nhiều khi được “sấy khô”. Thực phẩm như bánh mì cũng tăng Kali khi nướng, chiên…Ví dụ về thực phẩm ít kali bao gồm táo, bắp cải, cà rốt, đậu xanh, và dâu tây. 
  • Hạn chế protein trong bữa ăn: Người bệnh cần đảm bảo khẩu phần protein ở mức 0,8-1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu. Các thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, trứng, sữa, pho mát và đậu. Thực phẩm ít protein bao gồm rau, trái cây, bánh mì và ngũ cốc.
  • Hạn chế phốt pho: Phốt pho là một khoáng chất có nhiều trong các thực phẩm như bánh mì nguyên hạt, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên cám, cola sẫm màu, các loại hạt và bơ đậu phộng, sữa, phô mai, trà đá đóng hộp, sữa chua, cá mòi, hàu, caramen… Nếu tích tụ quá nhiều phốt pho trong máu có thể làm suy yếu xương và gây ngứa da.
  • Bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, đồ uống có cồn, nước ngọt,…
  • Có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý, nhẹ nhàng để tránh mất sức. Tốt nhất bạn chỉ nên luyện tập từ nhẹ đến vừa như thiền, yoga, đi bộ, bơi lội; Nên tránh thức khuya và nên ngủ đủ giấc mỗi đêm.

Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề suy thận uống thuốc gì? Để biết được chính xác tình trạng suy thận của bản thân cũng như dùng loại thuốc nào là hiệu quả nhất, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên môn khám và kê đơn phù hợp nhất.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư