Tác dụng phụ của xạ trị ung thư bạn nên biết

Xạ trị thường gây ra tác dụng phụ hay tác dụng ngoại ý muốn. Mỗi người có thể gặp một số tác dụng phụ khác nhau, phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí khối u và tình trạng sức khỏe. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được tác dụng phụ của xạ trị ung thư là như thế nào nhé!

1. Xạ trị ung thư là gì? Mục đích của việc xạ trị là gì? 

Xạ trị được dùng để điều trị cho các bệnh nhân ung thư. Đây là phương pháp phổ biến khi sử dụng các tia năng lượng cao như tia X, tia proton, tia Gamma… để chiếu vào cơ thể. Mục đích của xạ trị ung thư bao gồm:

– Cứu chữa: Có nghĩa xạ trị có thể được sử dụng đơn độc hay kết hợp với các phương pháp khác để tiêu diệt khối u, ngăn chặn sự lây lan của nó, thu nhỏ khối u để thực hiện phẫu thuật.

– Xạ trị giảm nhẹ: Giúp giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân ung thư trong trường hợp khối u lớn và di căn. Lúc này xạ trị sẽ làm giảm khả năng tàn phá của khối u, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

Tác dụng phụ là do những tổn thương ở các tế bào và mô khỏe mạnh gần vùng xạ trị
Tác dụng phụ là do những tổn thương ở các tế bào và mô khỏe mạnh gần vùng xạ trị

2. Tại sao xạ trị gây ra tác dụng phụ?

Liều xạ trị cao được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tác dụng phụ là do những tổn thương ở các tế bào và mô khỏe mạnh gần vùng xạ trị. Phương pháp xạ trị hiện nay đã có nhiều cải tiến để điều trị chính xác hơn, từ đó giảm thiểu tác dụng phụ.

Một số người gặp ít tác dụng phụ từ xạ trị hoặc thậm chí không có. Tuy nhiên cũng có những người gặp tác dụng phụ nhiều hơn.

Các phản ứng với xạ trị thường bắt đầu trong tuần điều trị thứ hai hoặc thứ ba. Chúng có thể kéo dài trong vài tuần sau liều điều trị cuối.

Việc ngăn ngừa và điều trị các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong điều trị ung thư, nó được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ.

3. Các tác dụng phụ của xạ trị ung thư có thể xảy ra

Xạ trị là loại điều trị cục bộ hay điều trị tại chỗ. Điều này có nghĩa là nó chỉ ảnh hưởng vùng cơ thể có khối u. Ví dụ, mọi người thường không bị rụng tóc khi xạ trị, trừ khi xạ trị vào đầu. Các tác dụng phụ thường gặp của xạ trị bao gồm:

3.1. Các vấn đề về da

Vết ban do xạ trị là một phản ứng da hình thành ban đỏ trông giống như một vết cháy nắng nghiêm trọng. Nó rất hiếm và xảy ra khi dùng kết hợp một số loại hóa trị trong hoặc ngay sau khi xạ trị. Vết ban này xuất hiện trên một phần cơ thể đã chiếu xạ. Các triệu chứng có thể bao gồm đỏ, đau, sưng, tấy và tróc da.

Thông thường, các tác dụng phụ này có thể xảy ra sau vài ngày hoặc vài tuần sau xạ trị nhưng cũng có trường hợp xảy ra sau vài tháng hoặc vài năm. Bác sĩ sẽ điều trị vết ban này bằng các loại thuốc gọi là corticosteroids. Rất hiếm nhưng bạn cũng có thể phải đợi cho đến khi da lành lại trước khi tiếp tục hóa trị.

Tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng, thể trạng người bệnh và các yếu tố khác.

3.2. Thiếu máu

Tình trạng thiếu máu thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị. Trường hợp nặng phải điều trị bằng truyền hồng cầu lắng, nhẹ hơn có thể dùng thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu. Bệnh nhân cũng có thể bị giảm bạch cầu, dẫn tới nhiễm trùng nặng, sốt. 

3.3. Buồn nôn và nôn

Các thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn. Do vậy, bác sĩ sẽ phòng ngừa trước khi xảy ra nôn vì khi đã nôn rồi thì khó kiểm soát triệu chứng.

Nôn và buồn nôn là một trong những tác dụng phụ của xạ trị ung thư thường gặp
Nôn và buồn nôn là một trong những tác dụng phụ của xạ trị ung thư thường gặp

3.4. Mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi và suy nhược là triệu chứng rất thường gặp sau khi truyền thuốc hóa trị ung thư. Có thể làm bệnh nhân suy nhược, khó thở, chán ăn, hạn chế hoạt động thể lực. Ở những bệnh nhân trước đó có phẫu thuật hay xạ trị, tình trạng này có thể nặng hơn.

 3.5. Viêm niêm mạc miệng

Nếu kết hợp điều trị hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư đầu, mặt, cổ, bệnh nhân thường có biểu hiện viêm niêm mạc miệng từ nhẹ đến nặng, từ đó ảnh hưởng đến việc ăn uống.

3.6. Rụng tóc

Cơ chế tác động của các loại thuốc chống ung thư là gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh (đặc trưng của tế bào ung thư). Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào có độ tăng trưởng tương đối nhanh của cơ thể, đó là tế bào biểu bì và phần phụ của da như nang lông, móng… làm rụng tóc (thường gặp nhất), rụng lông ở các phần khác nhau của cơ thể.  

Cơ chế tác động của các loại thuốc chống ung thư gây rụng tóc
Cơ chế tác động của các loại thuốc chống ung thư gây rụng tóc

3.7. Độc tính thần kinh ngoại biên

Cảm giác từ nhẹ đến nặng gồm tê, bị châm chích, tê mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu chi. Nếu không được điều trị đúng mức, có thể lan đến phần còn lại của các chi.

3.8. Tác dụng phụ với từng người

Ngoài ra, nam và nữ có thể có các triệu chứng khác nhau.

 

Đối với nam giới:

 

Các vấn đề về tình dục như rối loạn cương, không có khả năng cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng.

Giảm số lượng tinh trùng và hoạt động tinh trùng, có thể xảy ra nếu xạ trị lên tinh hoàn hoặc tuyến tiền liệt. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng có con.

 

Đối với nữ giới:

 

Thay đổi kinh nguyệt, như ngừng kinh nguyệt.

Triệu chứng mãn kinh, như ngứa âm đạo, nóng rát và khô.

 Vô sinh, không có khả năng thụ thai hoặc duy trì thai kỳ. Điều này có thể xảy ra nếu xạ trị cả hai buồng trứng.

4. Một số tác dụng phụ phụ thuộc vào vị trí của xạ trị

4.1. Vùng đầu và cổ

Xạ trị nhằm vào đầu hoặc cổ có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  •       Khô miệng
  •       Loét miệng và nướu
  •       Khó nuốt
  •       Cứng hàm
  •       Buồn nôn
  •       Rụng tóc
  •       Phù bạch huyết
  •       Sâu răng

4.2. Vùng ngực

Xạ trị nhắm vào vùng ngực có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  •       Khó nuốt
  •       Khó thở
  •       Đau vú
  •       Cứng vai
  •       Ho, sốt, cảm giác căng đầy ngực liên quan tới viêm phổi do tia xạ. Vấn đề này xảy ra ở khoảng thời gian từ tuần thứ 2 tới tháng thứ 6 sau xạ trị.
  •       Xơ phổi do tia xạ, do sẹo hình thành vĩnh viễn do viêm phổi do tia xạ mà không được điều trị. Các bác sĩ xạ trị biết làm thế nào để giảm nguy cơ xơ phổi.
Xạ trị nhắm vào vùng ngực có thể gây ra khó thở
Xạ trị nhắm vào vùng ngực có thể gây ra khó thở

4.3. Dạ dày và bụng

 Xạ trị nhắm vào vùng dạ dày hoặc bụng có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  •       Buồn nôn và ói mửa
  •       Tiêu chảy

Những triệu chứng này sẽ biến mất sau khi điều trị. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc để hạn chế các tác dụng phụ này. Thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể giúp bạn giảm khó chịu.

4.4. Vùng chậu

Xạ trị nhắm vào vùng chậu có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  •       Tiêu chảy
  •       Chảy máu trực tràng
  •       Tiểu không tự chủ
  •       Kích thích bàng quang

Như vậy, phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí khối u và tình trạng sức khỏe mà mỗi người có thể gặp một số tác dụng phụ khác nhau. Nắm được tác dụng phụ của xạ trị ung thư sẽ giúp bạn có những biện pháp để cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Hy vọng bài viết “Tác dụng phụ của xạ trị ung thư bạn nên biết” trên đây giúp cung cấp những thông tin hữu ích về xạ trị ung thư. Để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp, bệnh nhân và người nhà có thể liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808/ Hotline 0962686808.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7