Tác dụng phụ của xạ trị ung thư trực tràng như thế nào?
Nội dung bài viết
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh ung thư trực tràng khác nhau, trong đó có xạ trị. Vậy xạ trị ung thư trực tràng là gì? Tác dụng phụ của xạ trị ung thư trực tràng như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của GHV KSOL nhé.
XEM THÊM:
- Chia sẻ của người con trai có mẹ ung thư đại tràng
- Mức độ nguy hiểm của ung thư trực tràng giai đoạn 2
- 1,8 triệu ca mắc ung thư trực tràng trên thế giới vì những thói quen xấu này
1. Ung thư trực tràng là gì?
Ung thư trực tràng là bệnh lý ác tính, bắt nguồn từ trực tràng – phần cuối của đại tràng, nối với hậu môn, nơi thực phẩm bị phân rã để tạo ra năng lượng. Đa số các trường hợp ung thư trực tràng khởi phát từ polyp trực tràng (một dạng tổn thương dưới dạng khối lồi, thường là lành tính nhưng nếu không cắt bỏ thì có thể phát triển thành ung thư).
2. Dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng có thể gây ra nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào. Những dấu hiệu ung thư trực tràng thường gặp bao gồm:
2.1. Chảy máu trực tràng
Máu xuất hiện trong phân có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu ung thư trực tràng. Chảy máu kéo dài (với số lượng nhỏ trong phân có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy bằng mắt thường) có thể gây thiếu máu, dẫn đến khó thở, mệt mỏi, choáng váng, tim đập nhanh.
2.2. Đau bụng kéo dài
Một số trường hợp đau bụng kèm theo đại tiện thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo tồn tại những khối u trong ổ bụng. Khi có dấu hiệu này cần đi kiểm tra sớm để hiểu rõ hơn cũng như phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.
2.2. Ợ hơi, chướng bụng
Là biểu hiện thường gặp của các bệnh về đường tiêu hóa nhưng đây cũng là hiện tượng cảnh báo của bệnh ung thư trực tràng. Khi xuất hiện dấu hiệu này đi kèm với những hiệu ứng xấu khác cần phải đến các cơ sở y tế, bệnh viện để phát hiện sớm bệnh.
2.3. Đại tiện ra máu
Những bệnh nhân bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng có khoảng 80% trường hợp có hiện tượng đại tiện ra máu, vì vậy người bệnh nên cảnh giác.
2.4. Xuất hiện khối u
Đa phần các bệnh ung thư đều phát sinh khối u, do đó bệnh nhân cần chú ý khi phát hiện những khối u bất thường ở bụng, đặc biệt ở phía bên đại tràng hay hạ sườn phải đến các cơ sở y tế, bệnh viện để phát hiện sớm bệnh.
2.5. Giảm cân bất thường
Hầu hết các loại ung thư đều có thể gây ra tình trạng giảm cân, nhất là giai đoạn muộn và ung thư trực tràng cũng không ngoại lệ. Nếu giảm trên 5% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng mà không rõ lý do, người bệnh cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân.
3. Chẩn đoán ung thư trực tràng bằng cách nào?
Ở giai đoạn đầu các bệnh nhân mắc phải ung thư trực tràng thường không có dấu hiệu rõ ràng. Càng về sau các triệu chứng mới bắt đầu dần dần lộ rõ. Để giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán, có thể kể đến như sau:
3.1. Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ dùng ngón tay đã được bao găng tay để thăm khám ruột qua đường hậu môn, ngón tay có thể rờ được khối u sần sùi. Khi rút ngón tay ra có dính máu và người bệnh không thấy đau đớn thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao bệnh ung thư đại trực tràng.
3.2. Chẩn đoán hình ảnh
Nếu chỉ dựa vào các biểu hiện của bệnh thì khó có thể biết được chính xác ung thư trực tràng. Do đó, cần phải tiến hành bằng các chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
Nội soi trực tràng: Nếu thăm khám lâm sàng không có dấu hiệu gì bất thường, người bệnh cần phải được tiến hành nội soi đại tràng xích ma hoặc nội soi sợi ruột kết.
Người bệnh được làm sạch ruột, bác sĩ dùng ống soi mềm đưa vào sâu cách hậu môn khoảng 2025 cm hoặc suốt cả khung đại tràng. Soi đại tràng cho phép bác sĩ quan sát bên trong trực tràng và phần dưới đại tràng, cắt polyp hoặc mô bất thường để quan sát dưới kính hiển vi.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Tạo ra hình ảnh 3 chiều của các cơ quan bên trong cơ thể bằng tia X – quang. Hình ảnh bên trong được hiển thị chi tiết trên máy tính vì thế có thể xác định được điểm bất thường hoặc khối u. Phương pháp này có thể đo kích thước khối u và xác định mức độ lây lan của ung thư trực tràng.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cách này sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể, đây cũng là xét nghiệm hình ảnh tốt nhất để tìm kiếm sự lây lan của ung thư.
Siêu âm ổ bụng: Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm để tạo ra một hình ảnh của các cơ quan nội tạng giúp phát hiện ung thư đã lan rộng hay chưa.
Chụp cắt lớp phát xạ (PET Scan): Sử dụng phóng xạ để cho hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô trong cơ thể.
3.3. Xét nghiệm
– Xét nghiệm kháng nguyên Carcinoembryonic antigen (CEA): đây là một trong những bước quan trọng nhất của quá trình kiểm tra ung thư trực tràng. Thông qua việc xác định kháng nguyên có thể đánh giá hiệu quả của việc điều trị và tiên lượng bệnh. Liên tục đo mức CEA trong huyết thanh sẽ theo dõi được hiệu quả của phẫu thuật và hóa trị.
– Xét nghiệm phân tử các khối u: sẽ xác định được cụ thể gen, protein và các yếu tố liên quan đến khối u.
– Xét nghiệm máu: Người bệnh thường thiếu máu nếu bị ung thư trực tràng. Xét nghiệm công thức máu đầy đủ sẽ giúp kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu trong máu.
3.4. Sinh thiết
Bác sĩ lấy một hoặc vài mẫu mô trong đại tràng sau đó quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể thực hiện trong quá trình nội soi hoặc trong quá trình phẫu thuật.
4. Phương pháp xạ trị ung thư trực tràng
Xạ trị ung thư trực tràng là phương pháp sử dụng tia X có năng lượng cao chiếu trực tiếp vào khu vực khối u của người bệnh nhằm tiêu diệt tế bào ung thư.
Có hai hình thức xạ trị:
– Xạ trị chiếu ngoài: Sử dụng tia xạ xuất phát từ máy nằm ngoài cơ thể chiếu vào khu vực có khối u và thường được phát ra bởi máy gia tốc tuyến tính.
– Xạ trị áp sát: chất phóng xạ sẽ được đặt vào bên trong khối u hoặc bên trong khoang của cơ thể gần với khối u trực tràng để nhằm tiêu diệt tế bào ung thư.
Xạ trị có thể dùng trước khi phẫu thuật, là liệu pháp bổ trợ, làm khối u trở nên nhỏ hơn để hỗ trợ cho phẫu thuật. Xạ trị cũng có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
5. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư trực tràng như thế nào?
Nhược điểm xạ trị ung thư trực tràng là có thể tác động lên tế bào lành tính, bệnh nhân thường gặp tác dụng phụ sau xạ trị như sau:
– Mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm.
– Nôn, buồn nôn, chán ăn, sụt cân.
– Tổn thương trên da, da sẽ bị tấy đỏ và bệnh nhân có thể thấy rát nhẹ ở nơi tiếp xúc. Vùng da bị ảnh hưởng sẽ bị khô theo thời gian và gây ngứa.
– Đại tiện lỏng, đôi khi chảy máu trực tràng.
– Liệt dương ở nam giới.
– Mất ngủ hay thay đổi nhịp giấc ngủ sinh học.
6. Bệnh nhân sau xạ trị ung thư trực tràng nên ăn gì và kiêng gì?
6.1. Thực phẩm nên ăn
6.1.1. Thực phẩm giàu protein
Việc bệnh nhân ung thư trực tràng bổ sung các loại thực phẩm giàu protein góp phần sửa chữa các tế bào và mô. Đồng thời, các loại thực phẩm này giúp phục hồi hệ thống miễn dịch sau các đợt điều trị xạ trị. Các loại giàu protein tốt cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng bao gồm: Gà, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua và phô mai…
6.1.2. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp một nguồn tinh bột và chất xơ tốt, giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày cho cơ thể để tăng cường sức khỏe. Các thực phẩm ngũ cốc giàu chất xơ như: Cháo yến mạch, bánh mì nguyên cám, gạo lứt, mì và các thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên cám.
6.1.3. Các loại trái cây và rau củ
Việc xây dựng chế độ ăn uống gồm nhiều rau củ quả và trái cây được các bác sĩ khuyến khích sử dụng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Đây là những loại thực phẩm có khả năng tăng cường sự tái tạo tế bào, tăng cường sức đề kháng cho hệ thống tiêu hóa và cơ thể chống lại các căn bệnh ung thư. Trong khẩu phần ăn hàng ngày lượng trái cây và rau củ nên chiếm ít nhất 5 phần. Các loại trái cây và rau củ bao gồm chuối, cam, ổi, cà chua, cà rốt…
6.1.4. Cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D
Bệnh nhân ung thư trực tràng cần cung cấp đầy đủ những thực phẩm giàu canxi như: váng sữa, các sản phẩm bơ sữa, cải xanh, cải canh và cá hồi,… Thực phẩm vitamin D có trong nhóm thực phẩm như: gan, lòng đỏ trứng gà, vịt và cá…
6.1.5. Uống đủ nước
Việc uống đủ nước sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm bớt các triệu chứng như táo bón mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư trực tràng, mỗi ngày bệnh nhân nên uống 1,5 – 2 lít có thể là nước đun sôi để nguội, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm chứa nhiều nước.
6.2. Thực phẩm nên kiêng
Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, người bệnh ung thư trực tràng không nên ăn những thực phẩm sau:
6.2.1. Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò, cừu… chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng lượng axit mật giúp phân hủy chất béo. Khi chúng xâm nhập vào đại tràng, một lượng lớn axit mật có thể được chuyển hóa thành axit mật thứ cấp thúc đẩy sự phát triển của khối u, đặc biệt là các tế bào lót đại tràng.
6.2.2. Đồ ngọt và đường
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường có trong bánh kẹo, đồ uống chứa hàm lượng calo cao là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng.
6.2.3. Không sử dụng các loại rượu, bia, chất kích thích
Việc sử dụng rượu, bia góp phần làm mất nước, có thể làm giảm khả năng của hệ thống miễn dịch, làm cho khối u phát triển. Đồng thời, việc hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư trực tràng.
6.2.4. Thực phẩm chiên, nướng
Bệnh nhân ung thư trực tràng nên tránh và hạn chế các thực phẩm chiên, nướng, dầu mỡ và béo, thay vào đó nên lựa chọn các loại món luộc, các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh bao gồm: dầu ô liu, bơ, các loại đậu và hạt như hạnh nhân, hạt chia…
Trong quá trình điều trị người bệnh ung thư trực tràng nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ mỗi ngày để tránh cảm giác buồn nôn và đầy hơi. Hãy ăn thử các loại thức ăn mới và chọn thực phẩm nguội và đồ uống lạnh để giúp đỡ buồn nôn. Duy trì cân nặng, luyện tập thể dục,thể thao để nâng cao sức đề kháng và tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Để được hỗ trợ tư vấn thêm về bệnh ung thư trực tràng người bệnh và người nhà gọi tới tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0962686808 (ngoài giờ hành chính).
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng