Tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Rò hậu môn là một bệnh thường gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thông thường, khi mắc bệnh rò hậu môn thì người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật. Cùng GHV KSol tìm hiểu về vấn đề tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật qua bài viết này nhé!

Xem thêm:

1. Dấu hiệu tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật

Rò hậu môn là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính vùng hậu môn trực tràng, bệnh này là hậu quả của áp xe quanh hậu môn trực tràng mà không được điều trị, chúng vỡ ra và tạo thành đường rò. Rò hậu môn có thể bị tái phát ngay sau khi điều trị hoặc khi vết mổ đã lành. Các đặc điểm và dấu hiệu nhận biết tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật như sau:

dau-hieu-tai-phat-ro-hau-mon-sau-khi-phau-thuat
Ngứa hậu môn là một trong những dấu hiệu nhận biết tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật
  • Chảy mủ tại vết mổ: Sau khi phẫu thuật nếu vết mổ có thể bị sưng, chảy mủ hoặc chảy nhiều chất dịch. Điều này có thể là do quá trình phẫu thuật không đạt chuẩn hoặc người bệnh thực hiện chăm sóc vết mổ không đúng cách. Mủ chảy ra có thể gây ngứa ngáy, ẩm ướt, từ đó dẫn đến tắc nghẽn các tuyến ở hậu môn và đường rò sẽ tái phát trở lại.
  • Ngứa hậu môn: Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình khi đường rò tái phát. Ngứa hậu môn này xảy ra khi vết mổ bị chảy mủ, tiết chất dịch dẫn đến tình trạng kích ứng da. Có thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng nghiêm trọng khi người bệnh gãi ngứa hoặc chà xát vùng da ở hậu môn.
  • Sưng hậu môn: Rò hậu môn tái phát có thể dẫn đến sưng cục bộ ở hậu môn hoặc vùng xung quanh vết mổ. Nếu dùng tay sờ, người bệnh có thể thấy một cục cứng hoặc cảm thấy da ở xung quanh hậu môn trở nên căng cứng lên rất khó chịu.
  • Đau rát hậu môn: Người bệnh đau đớn khi ngồi, di chuyển hoặc kích ứng lên vùng hậu môn có thể là dấu hiệu rò hậu môn tái phát hoặc các biến chứng khác.
  • Đại tiện ra máu: Nếu tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật, đường rò có thể dẫn đến tình trạng chảy máu khi đi đại tiện. Máu có thể dính vào phân, giấy vệ sinh hoặc ở thành bồn cầu.

Rò hậu môn tái phát cần được điều trị sớm và đúng cách để tránh các biến chứng khác. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu tái phát này, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

2. Nguyên nhân tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật

Theo thống kê, tỷ lệ tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật khoảng 7 – 12%. Tỷ lệ này phụ thuộc chủ yếu vào loại đường rò và quy trình sử dụng để loại bỏ đường rò đó. Dưới đây là các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng gây ra tình trạng rò hậu môn tái phát:

Do các yếu tố liên quan đến giải phẫu đường rò

Vị trí để giải phẫu đường rò là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tái phát rò hậu môn sau khi điều trị. Rò hậu môn được chia thành nhiều loại như: rò trên, dưới cơ thắt và rò trong hoặc ngoài cơ thắt. Theo các chuyên gia, các đường rò trên và đường rò ngoài cơ thắt thường có nguy cơ tái phát cao hơn.

Tuy nhiên, theo thực tế thì hầu hết các đường rò hậu môn đều có nguy cơ tái phát. Trong đó:

  • Đường rò trên và rò ngoài cơ vòng: Chiếm tỷ lệ khoảng 39% các trường hợp rò hậu môn tái phát. 
  • Rò hậu môn ngoài cơ thắt: người bệnh thường gặp tình trạng đại tiện không kiểm soát và có nguy cơ tái phát sau phẫu thuật rất cao.
  • Rò hậu môn phức tạp hoặc còn gọi là rò móng ngựa: Cũng có tỷ lệ tái phát sau điều trị rất cao. Tỷ lệ tái phát có thể chiếm khoảng 35% các trường hợp. 

Bên cạnh nguyên nhân gây tái phát là do các yếu tố giải phẫu, thì một số bệnh lý kèm theo cũng làm tăng nguy cơ tái phát như bệnh Crohn, tiểu đường, hệ thống miễn dịch suy yếu, ung thư hậu môn và người hút thuốc lá.

nguyen-nhan-tai-phat-ro-hau-mon-sau-khi-phau-thuat
Tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật có thể liên quan đến yếu tố giải phẫu

Tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật do các yếu tố trước phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật rò hậu môn, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết, thực hiện nội soi trực tràng để xác định vị trí và hướng đi của đường rò. Đồng thời, các bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán và xác định được vị trí đường rò so với cơ thắt hậu môn để có thể lên được kế hoạch điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

Việc xác định chính xác mức độ và vị trí của đường rò giúp ngăn ngừa được nguy cơ tái phát rất hiệu quả. Đường rò hậu môn cần được dẫn lưu và làm sạch hoàn toàn để ngăn ngừa được nguy cơ tái phát sau khi điều trị phẫu thuật

Nếu trường hợp bệnh nhân gặp phải loại các đường rò phức tạp với nhiều lỗ rò thì thường khó cho việc điều trị và có nguy cơ tái phát rất cao. Chính vì vậy, trước khi phẫu thuật rò hậu môn, bệnh nhân có thể cần chỉ định thực hiện nhiều xét nghiệm khác để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tái phát rò hậu môn do các yếu tố nội phẫu thuật

Bệnh rò hậu môn nếu được không thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh phù hợp có thể làm tăng nguy cơ rò hậu môn tái phát sau phẫu thuật. Việc cố gắng loại bỏ đường rò mà không có hình ảnh để chẩn đoán chính xác là một điều khó khăn và có thể làm tổn thương các cấu trúc ở cơ quan hậu môn. Bên cạnh đó, việc điều trị không đúng cách cũng có thể làm tắc lỗ mở của đường rò hậu môn, gây ra tình trạng viêm quanh lỗ hậu môn và dẫn đến tình trạng tái phát.

Rò hậu môn tái phát cũng có thể liên quan đến kinh nghiêm của các bác sĩ phẫu thuật. Điều quan trọng là bác sĩ phải đảm bảo đúng và đủ quy trình phẫu thuật, đồng thời nhận biết được các loại đường rò và các mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải.

Theo số liệu thống kê, có khoảng 20% số bệnh nhân bị rò hậu môn tái phát liên quan đến đường rò không được điều trị triệt để. Ngoài ra, các đường rò liên quan đến bệnh Crohn sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn loại khác.

Bên cạnh đó, nguy cơ tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật cũng có thể liên quan đến tình trạng bác sĩ thực hiện phẫu thuật không đúng quy trình và quá chú trọng vào yếu tố thẩm mỹ. Do đó, điều quan trọng là bác sĩ cần dẫn lưu đường rò đúng cách để điều trị triệt để và kiểm soát nguy cơ tái phát cho bệnh nhân.

Tái phát rò hậu môn do yếu tố hậu phẫu

Các yếu tố nguyên nhân có liên quan đến vấn đề hậu phẫu, chẳng hạn như: sử dụng thuốc và chăm sóc vết mổ, theo hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ tái phát. Các biến chứng có thể xảy ra ngay sau khi phẫu thuật nếu như quá trình chăm sóc không đúng cách. Biến chứng phổ biến bao gồm: bí tiểu, tiết dịch ở lỗ rò, chảy nhiều máu, hình thành cục máu đông hoặc phát triển búi trĩ.

Sau khi phẫu thuật rò hậu môn bệnh nhân cần ít nhất 6 tuần để lành lại. Trong thời gian này, người bệnh nên tái khám mỗi tuần một lần. Nếu có các dấu hiệu như: đi ngoài không kiểm soát, sưng tấy, ngứa ngáy hoặc chảy máu, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp.

Sau khi đã hồi phục, người bệnh cần đi kiểm tra hậu môn, trực tràng, để đảm bảo phát hiện sớm nguy cơ tái phát. Các lỗ rò liên quan đến bệnh Crohn, cần được chăm sóc thường xuyên, cẩn thận và nghiêm ngặt hơn để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng khác.

bien-chung-tai-phat-ro-hau-mon-sau-khi-phau-thuat
Rò hậu môn tái phát gây ra hiện tượng bí tiểu

3. Tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật có nguy hiểm không?

Tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, do đó khi thấy có dấu hiệu rò hậu môn tái phát người bệnh nên thăm khám sớm để nhận được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng để có biện pháp can thiệp hiệu quả nhất. 

Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của tình trạng rò hậu môn tái phát:  

  • Nhiễm trùng lan rộng: Rò hậu môn là bệnh không thể tự khỏi và cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không kịp thời, tình trạng nhiễm trùng có thể lan sang các vùng lân cận và dẫn đến lở loét vùng da xung quanh khu vực hậu môn.
  • Số lượng đường rò tăng lên: Bệnh rò hậu môn có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều đường rò ngoằn ngoèo và gây khó khăn cho quá trình điều trị. Nếu các đường rò gây ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn, sẽ dẫn đến tình trạng đại tiện không tự chủ.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Bệnh rò hậu môn có thể làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng hoặc ung thư hậu môn. Chính vì vậy, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để kế hoạch điều trị phù hợp và ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư.

Rò hậu môn là bệnh lý khá phổ biến, có tỷ lệ biến chứng và tái phát rất cao. Bởi vậy, sau khi được chẩn đoán và tiến hành điều trị, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa phù hợp.

4. Tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật phải làm sao?

Hầu hết các trường hợp bị rò hậu môn tái phát đều cần phải phẫu thuật để loại bỏ đường rò. Các thủ thuật phẫu thuật được thực hiện phụ thuộc vào loại đường rò và mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải.

Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể thực hiện việc ngâm hậu môn bằng nước ấm, sử dụng thuốc giảm đau, chất làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng để tránh táo bón và hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Nếu người bệnh có thể cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu ở hậu môn sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc gây tê cục bộ hoặc thuốc giảm đau để giảm đau. Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc giảm đau theo đơn và sử dụng trong thời gian ngắn để cải thiện các triệu chứng sau phẫu thuật.

Bệnh rò hậu môn cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh nguy cơ tái phát. Chính vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về kế hoạch chăm sóc cũng như ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.

tai-phat-ro-hau-mon-sau-khi-phau-thuat-phai-lam-sao
Tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật người bệnh nên thăm khám sớm để nhận được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa

5. Phòng ngừa tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật

Rò hậu môn là một bệnh lý có nguy cơ tái phát rất cao, vì thế sau khi điều trị người bệnh cần có kế hoạch phòng ngừa phù hợp để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Người bệnh nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

Thường xuyên ngâm hậu môn trong nước ấm

Tắm bằng nước ấm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm là một trong những biện pháp tốt nhất để làm dịu cơn đau và ngăn ngừa kích ứng, sưng, viêm ở hậu môn. Người bệnh có thể ngâm hậu môn từ 5 – 10 phút mỗi lần và một ngày từ 3 – 4 lần để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sau khi phẫu thuật.

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp 

Người bệnh sau khi phẫu thuật rò hậu môn cần có chế độ ăn uống lành mạnh để giữ cho dạ dày và hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh:

  • Tránh đồ ăn cay nóng: Người bệnh nên tránh đồ ăn cay nóng, chứa chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn vặt để tốt cho đường tiêu hóa.
  • Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt: Thực hiện chế độ ăn uống với nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây. Đặc biệt, thêm chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày để tránh gặp phải tình trạng táo bón, đồng thời hạn chế gây kích ứng lỗ rò và ngăn ngừa nguy cơ rò hậu môn bị tái phát.
  • Protein nạc: Bổ sung các thực phẩm hàm lượng protein nạc mỗi ngày để tăng cường sức khoẻ cho cơ thể sau phẫu thuật.
  • Dầu dừa: Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa để thoa vào cơ vòng hậu môn hoặc thêm vào công thức nấu ăn để ngăn ngừa nguy cơ táo bón, nứt kẽ hậu môn và đường rò tái phát.
  • Mật ong: Người bệnh có thể hoà một thìa mật ong với một cốc nước ấm, dùng uống mỗi ngày. Mật ong có chứa thành phần kháng khuẩn và có thể tiêu thụ hàng ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể. 
  • Hạt lanh: Người bệnh pha một muỗng cà phê hạt lanh hoặc bột hạt lanh vào một cốc nước, khuấy đều và dùng uống trước khi đi ngủ. Điều này giúp cải thiện nhu động ruột và ngăn ngừa các bệnh lý ở hậu môn hiệu quả.
phong-ngua-tai-phat-ro-hau-mon-sau-khi-phau-thuat
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là biện pháp phòng ngừa rò hậu môn tái phát hiệu quả

Uống nhiều nước mỗi ngày 

Uống nhiều nước là một trong những cách khắc phục và phòng ngừa tái phát đường rò hậu môn tại nhà hiệu quả và đơn giản nhất. Người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày, các loại nước ép trái cây hoặc tăng cường các loại thực phẩm chứa nước như dưa hấu, dưa leo…

Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối tránh xa rượu, bia, chất kích thích như rượu, bia, caffeine, soda… để tránh gây kích kích lên hệ thống tiêu hóa. Đồng thời, người bệnh có thể uống trà gừng, nước ép trái cây, sữa nghệ để làm sạch ruột, phân mềm và tránh táo bón.

Vệ sinh hậu môn ngừa tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật

Luôn giữ sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần vệ sinh sẽ giúp tránh được các vi khuẩn xâm nhập, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng và nước sạch, để ngăn ngừa vi khuẩn.

Thường xuyên thay quần lót nếu hậu môn ẩm ướt hoặc tiết dịch nhầy, giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và giảm kích ứng xung quanh hậu môn, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát rò hậu môn.

Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ thống miễn dịch

Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như tăng cường ăn các loại cá, dầu ô liu, trái cây họ cam quýt, đặc biệt là vitamin C để tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ thống miễn dịch, giảm viêm trong cơ thể.

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những thông tin về vấn đề tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật. Ngoài việc chăm sóc vết mổ cũng như chăm sóc sức khoẻ tổng thể để ngăn ngừa tình trạng tái phát, thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu nhận thấy những dấu hiệu của rò hậu môn tái phát để được hướng dẫn cụ thể. 

XEM VIDEO: Bản tin VTC1 ngày 16/05/2017: SX thành công sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7