Tại sao nên tiến hành xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng cách nào vấn đề trăn trở của nhiều người bởi bệnh ung thư cổ tử cung càng phát hiện sớm thì càng có tiên lượng sống tốt, thậm chí là ở giai đoạn đầu, khả năng chữa khỏi là 100%. GHV KSOL sẽ nói rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Tại sao nên tiến hành xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong các loại ung thư ở nữ giới thì ung thư cổ tử cung là bệnh gây tử vong hàng đầu. Theo thống kê, trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ qua đời vì ung thư cổ tử cung. Còn tính riêng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cứ 4 phút sẽ có một phụ nữ tử vong vì căn bệnh quái ác này.

Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm, nhưng ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hoàn toàn với tỷ lệ thành công lên tới 100% nếu phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư. Ở giai đoạn 1, tỷ lệ này trong khoảng 85 – 90%. Và giảm dần ở các giai đoạn sau. Đến giai đoạn cuối, tỷ lệ chữa khỏi chỉ còn 15% với những bệnh nhân sống sót sau 5 năm.

Bởi vậy, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng. Theo các bác sĩ, ban đầu có thể các dấu hiệu ung thư cổ tử cung rất mơ hồ, không dễ dàng và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Nhưng sau đó, những dấu hiệu ung thư cổ tử cung sẽ xuất hiện rõ ràng hơn như: bị chảy máu âm đạo, kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường, chảy máu khi quan hệ tình dục, dịch tiết âm đạo có màu, mùi lạ, thậm chí lẫn cả máu,….

Hiện nay, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được coi là phương pháp để có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và phòng ngừa kịp thời bệnh này. Các xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung gồm xét nghiệm Pap smear, xét nghiệm HPV, soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung,….

Trong các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung, phương pháp đơn giản và dễ thực hiện là xét nghiệm Pap smear. Khi thực hiện phương pháp này, các kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu tế bào trên bề mặt cổ tử cung và phân tích để phát hiện các bất thường. Phương pháp này có thể phát hiện sớm tới 90 – 95% các trường hợp bị ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và phòng ngừa kịp thời
Xét nghiệm có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và phòng ngừa kịp thời

2. Khi nào phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Theo các bác sĩ, phụ nữ nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung khi 21 tuổi, và tuyệt đối không tiến hành xét nghiệm nếu dưới độ tuổi 21, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.

Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 29 tuổi thì nên thực hiện xét nghiệm Pap smear để tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm/lần. Ở độ tuổi này, các chị chưa làm xét nghiệm HPV bởi tần suất nhiễm chủng HPV nguy cơ cao ở tuổi này khoảng 20%, và hầu hết virus HPV sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp. Ngoài ra, phát hiện nhiễm virus HPV sẽ gây ra lo lắng, tốn chi phí khám bệnh và điều trị không cần thiết.

Trong độ tuổi từ 30 – 64 tuổi, các chị em nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV 5 năm/lần.

3. Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung

3.1. Xét nghiệm Pap smear

Đây là dạng xét nghiệm nhanh, không gây đau đớn và đơn giản để có thể tìm tế bào bất thường tồn tại bên trong cổ tử cung. Phương pháp này có tác dụng giúp bệnh nhân phát hiện được dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung.

Tuy vậy, xét nghiệm Pap smear lại có nhược điểm là có kết quả tỷ lệ âm tính giả cao và không giúp bệnh nhân phát hiện được có bị nhiễm virus HPV hay không.

3.2. Xét nghiệm HPV

Xét nghiệm virus HPV giúp bạn phát hiện được những trường hợp đã bị bỏ sót bởi xét nghiệm Pap smear. Nó cũng giúp phát hiện nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.

Nhóm nữ giới nếu có kết quả âm tính với HPV nguy cơ cao thì có thể yên tâm và quay lại định kỳ tầm soát ung thư cổ tử cung sau 3 năm – 5 năm.

Có 2 phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Có 2 phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung

4. Nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu?

Dưới đây là những địa chỉ công có thể thực hiện có thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín tại Hà Nội, bạn có thể chọn lựa một cơ sở khám phù hợp với mình.

4.1. Bệnh viện K

  • Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Cơ sở 3: cơ sở Tân Triều, số 30 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.

Tại bệnh viện hiện có triển khai gói tầm soát ung thư cổ tử cung – buồng trứng nhằm phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh. Ngoài ra, bệnh viện còn triển khai các gói tầm soát ung thư phụ khoa khác như ung thư vú.

4.2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bên cạnh viện K, Bệnh viện ung bướu Hà Nội cũng là nơi thực hiện khám tầm soát ung thư cổ tử cung. Sau khi tầm soát, người bệnh sẽ được bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp đọc kết quả và đưa ra những lời tư vấn hợp lý.

4.3. Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ:  78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín, được người tin tưởng.

Trung tâm còn phối hợp với nhiều bệnh viện khác nước thực hiện các chương trình tư vấn, khám bệnh miễn phí nhằm giúp người dân nâng cao ý thức tầm soát các loại ung thư.

Nên chọn địa chỉ uy tín để xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Nên chọn địa chỉ uy tín để xét nghiệm ung thư cổ tử cung

4.4. Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khoa phụ và ung thư của bệnh viện có chức năng khám, chẩn đoán, sàng lọc và điều trị các bệnh Ung thư Phụ khoa như Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư âm hộ với các phương pháp.

Với tầm soát ung thư cổ tử cung, bệnh viện thực hiện các xét nghiệm liên quan như: xét nghiệm tế bào bằng tế bào Liquid Test, ThinPrep PAP Test, PAP Smear.

Như vậy có thể thấy việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung là rất cần thiết đối với mỗi chị em phụ nữ. Bên cạnh xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên chú ý tới việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách giữ vệ sinh vùng kín theo lời khuyên của bác sĩ phụ khoa và tiêm phòng vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7