Tầm soát ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nhưng nếu được phát hiện sớm thì ung thư đại trực tràng có thể điều trị khỏi hoàn toàn và tỉ lệ thành công cao hơn các loại ung thư khác. Vì vậy, tầm soát ung thư đại trực tràng là vô cùng quan trọng nhằm mục đích tìm ra bệnh ở giai đoạn tiền ung thư hoặc phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, thậm chí kể cả khi người bệnh chưa có triệu chứng nào. Trong bài viết hôm nay, GHV KSOL xin giới thiệu với bạn đọc một số phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng phổ biến.

XEM THÊM:

Ung thư đại trực tràng bao gồm ung thư đại tràng (là phần chính của ruột già) và trực tràng (là phần cuối cùng của ruột già nối với hậu môn).

Tầm soát định kỳ là giải pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm ung thư đại trực tràng khi còn có khả năng chữa trị triệt để. Trong nhiều trường hợp, tầm soát còn có thể giúp phòng ngừa ung thư đại trực tràng khi phát hiện và cắt bỏ được những polyp (còn gọi là u nhú) qua nội soi trước khi chúng phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm. Để tầm soát và chẩn đoán ung thư đại trực tràng, bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm hoặc thực hiện các thủ thuật như sau:

1. Xét nghiệm tìm máu ẩn máu trong phân (FOBT)

Đây là xét nghiệm được thực hiện dưới kính hiển vi để kiểm tra xem có máu trong phân không, mặc dù không nhìn thấy được bằng mắt thường. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu phân nhỏ để quan sát với kính hiển vi. Mặc dù kết quả FOBT có thể không hoàn toàn chính xác nhưng nó là một xét nghiệm tầm soát nhanh chóng, rẻ tiền và tiện lợi để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng. Nếu kết quả xét nghiệm FOBT là dương tính thì bạn cần phải thực hiện nội soi đại tràng để kiểm tra xem có polyp hay ung thư không.

2. Nội soi ảo đại tràng (hay còn gọi là chụp CT đại tràng)

Thủ thuật này giúp kiểm tra toàn bộ đại tràng để tìm các polyp hay khối u có kích thước tương đối (thường là từ 6mm trở lên). Bằng việc sử dụng máy CT và các phương pháp điện toán mới để tạo dựng hình ảnh khối, các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể khảo sát lòng đại tràng mà không cần dùng tới ống nội soi và không cần gây mê. Các hình ảnh thu thập được xử lý qua 2D, 3D và xẻ dọc, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát lòng đại tràng như với một camera. Sự hỗ trợ của một phần mềm chuyên dụng giúp hình ảnh đọc được một cách rõ hơn, hạn chế tối đa sai sót. Nếu kết quả chụp CT đại tràng phát hiện có polyp hay khối u thì bạn cần phải thực hiện nội soi đại tràng sau đó để cắt polyp hay sinh thiết khối u để kiểm tra.

3. Nội soi trực tràng và đại tràng sigma

Thủ thuật này nhằm kiểm tra trực tràng và đoạn cuối của đại tràng để xác định xem có polyp hay khối u không. Bác sĩ thực hiện thủ thuật bằng cách đưa một ống nhỏ và mềm có gắn camera qua hậu môn để quan sát bên trong trực tràng và đại tràng sigma. Thông thường chỉ cần thụt tháo nhẹ trước khi nội soi và không cần gây mê nhưng chỉ giúp tầm soát được một phần cuối cùng của đại tràng mà thôi. Nếu phát hiện polyp hay khối u thì bác sĩ có thể cắt bỏ hoặc sinh thiết để kiểm tra.

4. Nội soi đại tràng toàn bộ

Thủ thuật này nhằm kiểm tra trực tràng và toàn bộ đại tràng để xác định xem có polyp hay khối u không. Bác sĩ thực hiện thủ thuật bằng cách đưa một ống nhỏ và mềm có gắn camera qua hậu môn để quan sát bên trong trực tràng và toàn bộ đại tràng. Bệnh nhân cần được uống thuốc chuẩn bị sạch toàn bộ đại tràng và gây mê. Thủ thuật này giúp tầm soát toàn bộ đại tràng và trực tràng. Nếu phát hiện polyp hay khối u thì bác sĩ có thể cắt bỏ hoặc sinh thiết để kiểm tra.

5. Các xét nghiệm khác

Các xét nghiệm tầm soát mới đang được phát triển như tìm DNA trong phân hay xét nghiệm tìm Septin 9 trong máu để tầm soát ung thư đại tràng với độ chính xác cao hơn xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân thông thường (FOBT). Nếu các kết quả này dương tính thì bạn cần phải thực hiện nội soi đại tràng để kiểm tra xem có polyp hay ung thư không.

Ngay cả khi hoàn toàn khỏe mạnh và không có triệu chứng gì thì những người trong độ tuổi từ 50 trở lên cũng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và nên thực hiện tầm soát sớm. Nếu bạn có các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, thay đổi thói quen đi cầu, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, sụt cân, thiếu máu, có máu trong phân hay phân màu đen hoặc giống như bã cà phê, bị viêm loét đại trực tràng mạn tính hoặc gia đình có tiền sử ung thư đại trực tràng thì bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn. Bạn nên tham vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tiến hành tầm soát sớm và thường xuyên hơn cũng như lựa chọn phương pháp tầm soát phù hợp nhất.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7