Tán sỏi niệu quản: Tán sạch sỏi, không xâm lấn, nhanh phục hồi?
Nội dung bài viết
Tán sỏi niệu quản là kĩ thuật ra đời nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại. Với kĩ thuật này, những bệnh nhân sỏi niệu quản không cần phải lo lắng về sự đau đớn hay để lại sẹo khi phải thực hiện phẫu thuật mổ lấy sỏi. Qua bài viết này, GHV KSOL sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các kĩ thuật tán sỏi niệu quản.
XEM THÊM:
- Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn
- Nội soi tán sỏi ngược dòng: Ít đau đớn, mau hồi phục như lời đồn?
- TOP 11+ cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả
1. Tán sỏi niệu quản là gì?
Sỏi niệu quản là sỏi nằm trong lòng niệu quản, gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang, có thể gây tắc nghẽn khiến thận bị ứ đọng nước tiểu, dẫn đến nhiều biến chứng.
Sỏi niệu quản gặp ở cả nam và nữ, thường gặp sau 20 tuổi, là 1 bệnh rất thường gặp tại Việt Nam.
Hiện nay, xu hướng điều trị ít xâm lấn và áp dụng kỹ thuật cao đang dần thay thế các phương pháp phẫu thuật mổ trước đây. Trong đó, tán sỏi niệu quản đang là phương pháp hàng đầu để điều trị sỏi niệu quản.
Tán sỏi niệu quản gồm có: Tán sỏi niệu quản bằng laser, tán sỏi niệu quản ngược dòng, tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể,…
2. Tán sỏi niệu quản bằng phương pháp laser
2.1. Chỉ định
Nội soi tán sỏi bằng laser được chỉ định đối với các trường hợp:
- Sỏi niệu quản kích thước 0.6 cm – 2 cm.
- Sỏi niệu quản nhỏ < 0.5 cm sẽ điều trị nội khoa 1 tuần không cải thiện lâm sàng, sỏi không di chuyển xuống vị trí thấp hơn, sỏi trên vị trí hẹp niệu quản, sỏi trên polyp.
- Sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi niệu quản.
- Với ống nội soi bán cứng có thể tán nội soi ngược dòng những viên sỏi nằm ở vị trí niệu quản 1/3 trên đối với nữ giới dù vị trí gần sát bể thận, còn nam giới nên áp dụng với sỏi ở vị trí thấp hơn.
2.2. Chống chỉ định
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành tán sỏi niệu quản bằng phương pháp laser được. Những trường hợp sau không thể tán sỏi bằng phương pháp laser được:
- Bệnh nhân có hẹp niệu đạo ở nam giới, bệnh nhân hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi, bệnh nhân có rối loạn đông máu.
- Các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu chưa được điều trị
- Thận ứ nước độ III, IV.
2.3. Ưu điểm
- Tán được mọi loại sỏi.
- Đảm bảo xử lý sạch sỏi.
- Thời gian tán sỏi nhanh, trung bình chỉ mất khoảng 30 phút.
- Phục hồi nhanh: Mọi sinh hoạt cá nhân trở về bình thường ngay trong ngày đầu tiên sau mổ, ra viện sau 1 ngày.
- An toàn, không để lại sẹo, không lo biến chứng.
2.3. Nhược điểm
- Không áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có hẹp niệu đạo ở nam giới, bệnh nhân hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi, bệnh nhân có rối loạn đông máu. Các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu nặng, thận ứ nước độ III, IV là chống chỉ định tương đối.
- Có thể không tiếp cận được sỏi trong trường hợp có hẹp niệu quản
- Tổn thương niệu quản có thể xảy ra(mặc dù rất hiếm).
3. Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị ngoại khoa đối với sỏi tiết niệu hiệu quả và nhẹ nhàng nhất hiện nay. Bản chất của phương pháp này là sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi, sau đó các mảnh vụn của sỏi sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
3.1. Chỉ định
Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể được áp dụng trong một số trường hợp sau:
Kích thước của sỏi:
- Sỏi thận kích thước ≤ 20mm.
- Sỏi niệu quản ≤ 15mm.
- Những trường hợp sỏi lớn hơn cần cân nhắc cụ thể trong từng trường hợp.
Vị trí sỏi:
- Sỏi bể thận tán dễ vỡ nhất vì sỏi nằm trong môi trường xung quanh là nước (Nước là môi trường truyền sóng xung tốt nhất)
- Sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên tán dễ vỡ hơn sỏi niệu quản đoạn 1/3 giữa và dưới.
- Sỏi đài trên và đài giữa cho kết quả 75-80% thành công, sỏi đài dưới chỉ cho kết quả 60% vì sỏi khó đào thải qua bể thận hơn.
Thành phần hóa học của sỏi:
- Những sỏi quá rắn (cystine) hay quá mềm (calculus) thường gặp khó khăn hơn khi tán vì không vỡ hay vỡ thì quánh lại với nhau, không đào thải được.
- Sỏi Struvite tuy dễ vỡ nhưng dễ gây nhiễm khuẩn niệu vì vi khuẩn nằm trong viên sỏi được giải phóng ra đường niệu, các mảnh sỏi khó đào thải và dễ gây tái phát.
Số lượng sỏi: Tốt nhất là nên tán sỏi chỉ có 1-2 viên. Số lượng sỏi không quá 3 viên.
Tán sỏi ngoài cơ thể được áp dụng sau một số phương pháp điều trị khác: Sót sỏi hay tái phát sỏi sau phẫu thuật lấy sỏi.
3.2. Chống chỉ định
Những trường hợp sau không thể thực hiện tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể
- Phụ nữ mang thai
- Bệnh lý liên quan đến tim, não, gan, thận, tai biến nghiêm trọng.
- Rối loạn chức năng đông máu hoặc dùng thuốc chống đông máu.
- Bệnh truyền nhiễm.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính.
3.3. Ưu điểm
- Tán sỏi thận ngoài cơ thể có ưu điểm ít gây ảnh hưởng đến thận, chức năng hoạt động của thận sau tán sỏi còn cao hơn so với các phương pháp khác.
- Giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ cần nằm viện từ 1 – 2 ngày là có thể xuất viện.
- Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu an toàn, không xâm lấn vì vậy không gây đau đớn và không phải chăm sóc hay lo lắng bị chảy máu hoặc bị nhiễm trùng vết mổ hay để lại sẹo mổ xấu như phương pháp phẫu thuật lấy sỏi.
3.4. Nhược điểm
- Không thể áp dụng với trường hợp viên sỏi có kích thước lớn.
- Hiệu quả tán sỏi chỉ đạt từ 55 – 85%.
- Với những viên sỏi cứng hoặc sỏi có kích thước lớn chưa vỡ hết thì có thể phải tán lại 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần.
4. Tán sỏi niệu quản ngược dòng
4.1. Chỉ định
- Kích thước sỏi từ 1 – 2,5cm.
- Các trường hợp điều trị thất bại sau tán sỏi ngoài cơ thể.
- Sỏi thận sót sau khi tán sỏi ngoài cơ thể, sau phẫu thuật hoặc tái phát.
- Sỏi niệu quản trên di chuyển vào thận trong quá trình phẫu thuật lấy sỏi bằng đường sau phúc mạc.
4.2. Chống chỉ định
Những trường hợp sau không thể tán sỏi niệu quản ngược dòng
- Hẹp niệu đạo, niệu quản hay những dị dạng của thận niệu quản không đặt được ống soi.
- Bệnh nhân đang có nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Kích thước sỏi > 3cm.
- Thận ứ nước nặng mất chức năng.
- Có các chống chỉ định về gây mê hồi sức.
4.3. Ưu điểm của tán sỏi niệu quản ngược dòng
- Phẫu thuật không đau, không có sẹo mổ.
- Bảo tồn tối đa chức năng thận.
- Quá trình hậu phẫu nhẹ nhàng, thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn 1-2 ngày.
- Kỹ thuật không quá phức tạp.
4.4. Nhược điểm nội soi tán sỏi ngược dòng
- Không áp dụng với bệnh nhân hẹp niệu đạo, đường niệu đang trong giai đoạn viêm, nhiễm khuẩn.
- Nguy cơ xảy ra biến chứng: thủng niệu quản (do đốt laser nhầm vị trí hoặc bị lan),
- Không đặt được ống nội soi để tiếp cận được vị trí có sỏi,…
- Chi phí tán sỏi cao, khoảng 7 – 10 triệu.
5. Các tai biến và biến chứng có thể gặp khi tán sỏi niệu quản
Mặc dù nội soi tán sỏi là một phương pháp khá an toàn và hiệu quả nhưng không thể tránh khỏi những biến chứng có thể có sau đây:
- Tổn thương niệu quản các mức độ khác nhau như: đụng dập, xước niêm mạc niệu quản; thủng niệu quản, rách niệu quản, bong hay lộn niêm mạc niệu quản, đứt niệu quản… các tai biến này xảy ra chủ yếu do can thiệp thô bạo. Các tổn thương này thường phát hiện ra trong khi tiến hành phẫu thuật hoặc có những trường hợp phát hiện muộn sau tán sỏi khi người bệnh có đau hông lưng, sốt, áp xe quanh thận.
- Sỏi bị đẩy ra ngoài thành niệu quản qua chỗ rách.
- Tắc niệu quản cấp tính do vụn sỏi, máu cục.
- Chảy máu sau tán sỏi.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Hẹp niệu quản.
6. Chăm sóc bệnh nhân sau tán sỏi niệu quản
Bệnh nhân sau khi điều trị tán sỏi niệu quản nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để bệnh không phát triển nặng và ngăn ngừa tái phát trở lại.
Uống nhiều nước
Mỗi ngày nên uống từ 2,5-3 lít nước, nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Nên rèn luyện đồng hồ sinh học thích hợp, tránh việc nhịn tiểu.
Ăn thực phẩm lợi tiểu, dễ tiêu
Các thực phẩm giúp lợi tiểu như: nước cam, chanh, rau cần tây, củ cải đường, rau cải, nước râu ngô, ngô non luộc, nước đỗ đen.
Chế độ ăn dễ tiêu giúp bệnh nhân hấp thu nhanh, hồi phục sức khỏe, liền lại các tổn thương. Một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: rau mồng tơi, rau lang, khoai lang, rau diếp cá, rau đay, chuối, đậu phụ, súp lơ,..
Tăng cường ăn các đồ ăn có chất kháng khuẩn, sau khi hết thuốc kháng sinh, các loại đồ ăn này có thể giúp chống nhiễm khuẩn. Các thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên như: hẹ, hành, gừng, tỏi, nghệ, mật ong, cải bắp,…
7. Sau tán sỏi niệu quản nên kiêng gì?
Ngoài các thực phẩm cần bổ sung bệnh nhân cần lưu ý kiêng một số thực phẩm, đồ uống dưới đây:
- Hạn chế ăn chất béo, dầu mỡ.
- Hạn chế ăn mặn, muối trong bữa ăn.
- Tránh đồ ăn khó tiêu, cứng để giảm co bóp dạ dày.
- Kiêng các loại đồ uống như: cà phê, bia, rượu, trà đặc.
- Không nên ăn các thực phẩm thuộc nhóm đồ hải sản, cua, tôm.
Sau khi tìm hiểu hay phân tích được nguyên nhân tạo sỏi các bác sĩ cũng sẽ chỉ dẫn thêm cho bạn về việc chọn đồ ăn, thức uống để ngăn ngừa sỏi hình thành lại sau khi tán sỏi. Trên đây là những phương pháp cơ bản về tán sỏi niệu quản. Để biết được bản thân mình hoặc người thân nên sử dụng phương pháp nào hiệu quả nhất, bạn nên thăm khám để có sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL