Rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh thường: Những điều bạn nên biết
Nội dung bài viết
Rạch tầng sinh môn là phương pháp cắt vùng da phía âm đạo xuống vùng đáy chậu để mở rộng đường cho thai nhi chào đời, khâu tầng sinh môn sau sinh thường là nỗi ám ảnh, gây ra nhiều đau đớn cho phụ nữ. Thực tế, rạch tầng sinh môn lại là một biện pháp hữu hiệu, ngăn ngừa những tổn thương và chấn thương nghiêm trọng cho âm đạo và âm hộ của người mẹ. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu rõ hơn về rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh qua bài viết sau đây nhé!
Xem thêm:
- Các phương pháp điều trị ung thư hậu môn tiên tiến nhất hiện nay
- Bị đau hậu môn sau khi đi cầu là bệnh gì?
- vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành
1. Rạch tầng sinh môn là gì?
Rạch tầng sinh môn là phương pháp thường xảy ra trong lần sinh thường con đầu, bác sĩ sẽ cắt vùng da phía dưới âm đạo xuống dưới hậu môn để tạo khoảng rộng cho em bé có thể chui ra dễ dàng hơn. Rạch tầng sinh môn sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ của sản phụ diễn ra nhanh hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng rách âm đạo do cố rặn khi sinh nở.
Cấu tạo của tầng sinh môn là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo, bao gồm tất cả các bộ phận mềm, cơ và dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu có độ dài khoảng 4 – 5cm. Khi sinh nở, bộ phận này sẽ giãn nở một cách tự nhiên hoặc có thể bác sĩ sẽ chủ động rạch để giúp cho thai nhi dễ dàng ra ngoài hơn.
Tầng sinh môn chính là một phần của bộ phận sinh sản nữ giới, có vai trò nâng đỡ, bảo vệ các cơ quan trong vùng chậu, cũng là cửa giao hợp tiếp nhận tinh trùng vào tử cung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của phụ nữ.
Đối với quá trình sinh đẻ của phụ nữ, tầng sinh môn là bộ phận sẽ giãn nở tự nhiên giúp cho trẻ dễ dàng được sinh ra an toàn. Những sản phụ có tầng sinh môn giãn nở kém thì quá trình sinh nở rất dễ gây tổn thường và rách. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ về sau và suy giảm chất lượng đời sống tình dục ở nữ giới.
2. Tại sao cần phải rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh thường?
Theo thống kê, có đến 95% phụ nữ sinh thường phải rạch tầng sinh môn. Trong quá trình sinh đẻ đầu của em bé sẽ đi qua âm đạo, nếu đầu của bé quá to sẽ tạo ra áp lực lớn lên âm đạo và khiến cho tầng sinh môn dễ bị rách. Vào thời điểm đầu của bé bắt đầu ra đến cửa mình của người mẹ, bác sĩ sẽ dùng kéo cắt một đường chếch khoảng 45 độ để mở rộng đường giúp cho em bé dễ dàng và nhanh chóng chào đời hơn.
Ngoài giúp cho bé dễ dàng lọt ra ngoài hơn, thì rạch tầng sinh môn còn giúp tránh khỏi các tai biến như sang chấn sản khoa, thai nhi bị ngạt… Đồng thời, việc chủ động rạch sẽ giúp người mẹ không bị rách tầng sinh môn, tránh được những dư chấn xấu về thẩm mỹ, cũng như ảnh hưởng đến đời sống tình dục về sau.
Rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh thường chủ yếu được thực hiện với các trường hợp sau:
- Tầng sinh môn của người mẹ dày, hẹp, cứng, khó giãn nở.
- Âm hộ và tầng sinh môn phù nề do thời gian chuyển dạ kéo dài.
- Những trường hợp người mẹ mắc một số bệnh lý như: suy tim, tiền sản giật, cao huyết áp… cần can thiệp để bé chào đời nhanh hơn.
- Thai nhi có chỉ số to toàn bộ hoặc đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai nhi lớn.
- Các cơn co tử cung không đủ mạnh để sinh con.
- Trường hợp thai nhi không quay đầu mà ở ngôi khác như ngôi chân, ngôi mông…
- Trẻ non tháng, có nguy cơ bị ngạt cần can thiệp để bé nhanh chóng chào đời.
3. Các bước rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh thường
Dưới đây là các bước tiến hành rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh:
Chuẩn bị rạch tầng sinh môn
Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa sẽ chuẩn bị các vật dụng dùng trong quá trình sinh nở, bao gồm các vật tư để rạch tầng sinh môn như: 1 kéo thẳng đầu tù, 1 kìm cặp kim, 1 kẹp sát trùng, 1 cốc đựng dung dịch sát khuẩn, 1 nhíp; chỉ khâu; dung dịch sát trùng; 1 bơm tiêm 5ml; lidocaine 2%,
Sản phụ sẽ được kiểm tra tổng quát trình trạng sức khoẻ hiện tại như mạch, huyết áp, huyết âm đạo. Đồng thời, phải chắc chắn rằng không còn sót nhau, tử cung co tốt, không rách âm đạo mới tiến hành khâu tầng sinh môn sau sinh.
Tiến hành cắt tầng sinh môn
– Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng vùng âm hộ tầng sinh môn.
– Bước 2: Gây tê tầng sinh môn định cắt bằng Lidocain 2%. Nếu người bệnh đã được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau rồi thì không cần tiến hành bước này nữa.
– Bước 3: Tiến hành cắt tầng sinh môn
- Sản phụ nằm ở tư thế sinh thường, đang trong cơn co tử cung, khi tầng sinh môn và âm hộ phồng căng hoặc khi kéo forceps, giác hút dùng một kéo thẳng và sắc cắt tầng sinh môn chếch 45 độ tại vị trí 7 giờ từ méo sau của âm hộ. Thông thường sẽ cắt ở bên phải của sản phụ và cắt 2 – 4cm tuỳ mức độ cần thiết. Đường cắt này sẽ cắt các cơ thắt âm hộ, cơ ngang nông và sâu, cùng với thành âm đạo và da vùng tầng sinh môn.
- Không thực hiện rạch tầng sinh môn sâu tới cơ nâng hậu môn.
- Không cắt ngang vị trí 9 giờ để tránh trường hợp dễ chảy máu.
- Không cắt theo đường giữa để tránh nút thở ở trung tâm vùng hậu môn, cơ thắt hậu môn và trực tràng.
- Thông thường cắt một bên là đủ, trong trường hợp cần thiết mới cắt cả 2 bên.
– Bước 4: Khâu tầng sinh môn sau sinh
Tiến hành khâu tầng sinh môn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Chỉ tiến hành khâu tầng sinh môn khi chắc chắn nhau thai đã sổ ra ngoài, không sót nhau, đã kiểm soát được đờ tử cung và các tổn thương đường tình dục.
- Nếu đường rạch tầng sinh môn không bị rách thêm, bác sĩ sẽ thực hiện khâu 3 mũi vắt.
- Mũi khâu vắt thứ nhất bắt đầu từ trên vết cắt trong âm đạo từ 0,5 – 1 cm ra, tới gốc của màng trinh phía ngoài. Khâu hết đến tận đáy kéo, hai mép của âm đạo gốc của màng trinh sát vào nhau.
- Mũi khâu vắt thứ hai được bắt đầu từ đỉnh của vết cắt tầng sinh môn phía ngoài vào tới gốc của màng trinh phía trong. Tiến hành khâu từ phần dưới da cho đến gốc của màng trinh phía trong.
- Khâu vắt dưới da hoặc trong da để tạo thẩm mỹ cho tầng sinh môn, giúp mềm mại hơn. Trong trường hợp vết rách sâu ở trong âm đạo và rác sâu ở tầng sinh môn thì bác sĩ sẽ tiến hành khâu mũi rời. Bác sĩ sử dụng chỉ vicryl rapid để khâu luồn trong da giúp sẹo nhỏ và mềm mại.
Theo dõi và xử lý tai biến vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường
– Theo dõi vết khâu tầng sinh môn:
- Giữ cho vết khâu sạch và khô, cắt chỉ vào ngày thứ 5 nếu khâu da bằng chỉ không tiêu.
- Nếu vết khâu lâu liền do nhiễm trùng thì tiến hành xử trí tại chỗ, không khâu lại ngay.
– Xử lý nếu gặp tai biến:
- Chảy máu: Nếu chảy máu do có khoảng trống giữa các lớp khâu cần khâu lại cho các lớp liền và ép vào nhau.
- Nhiễm khuẩn: Cắt chỉ tầng sinh môn cách quãng, chú ý rửa sạch, dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân. Vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn, sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
4. Những hệ luỵ của việc rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh
Phương pháp rạch tầng sinh môn được áp dụng phổ biến hiện nay để giúp cho quá trình sinh thường diễn ra thuận lợi. Tuỳ vào từng trường hợp mà vết rạch tầng sinh môn nhỏ hoặc sâu khác nhau. Khi bé đã được chào đời, quá trình sinh nở hoàn tất vì vết rạch sẽ được bác sĩ khâu lại.
Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách và cẩn thận thì vết rạch ấy sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ, cụ thể là:
- Đau tầng sinh môn sau sinh kéo dài và lâu lành: Vết rạch tầng sinh môn sẽ gây cảm giác vô cùng đau đớn trong thời gian dài sau khi sinh cho người phụ nữ.
- Nhiễm trùng: Tầng sinh môn có vị trí nằm gần với âm đạo và hậu môn – là nơi dễ bị vi khuẩn, vi trùng xâm nhập. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận, những tác nhân gây hại sẽ có cơ hội tấn công và gây nhiễm trùng vết thương với dấu hiệu sưng đỏ, phù nề, đau rát, sốt cao, nóng…
- Sẹo xấu: Nếu vết rách ở tầng sinh môn do quá trình rặn xảy ra (không phải chủ động rạch) hoặc nếu tay nghề khâu kém thì vết khâu tầng sinh môn dễ để lại sẹo xấu, khiến người phụ nữ cảm thấy tự ti, đời sống sinh hoạt vợ chồng dễ bị ảnh hưởng.
5. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường
Có những trường hợp bị đau sau khi rạch tầng sinh môn, một số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu như vết khâu bị rách, bị hở, đứt chỉ, mưng mủ, bị ngứa… Do đó, việc chăm sóc đúng vết khâu tầng sinh môn sau sinh là kiến thức mà phụ nữ cần biết và nên biết để tránh tình trạng nhiễm trùng, cũng như giúp cho vết thương nhanh chóng hồi phục.
Cảm giác đau đớn tầng sinh môn sau sinh bao lâu thì lành là vấn đề nhiều người thắc mắc, thường thì cảm giác đau đớn do vết rạch sẽ kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần sau sinh. Sau khoảng 1 tháng thì sẽ trở lại như bình thường. Tuy nhiên, điều này diễn ra khi vết khâu được chăm sóc đúng cách và vệ sinh sạch sẽ, không xảy ra tình trạng nhiễm trùng.
Dưới đây là một số cách chăm sóc vết khâu giúp bạn giảm đau và nhanh lành:
Bạn dùng nước sạch đun sôi để ấm hoặc betadin pha loãng để vệ sinh vùng kín. Thao tác rửa cần thực hiện nhẹ nhàng và mỗi ngày nên vệ sinh 3 – 4 lần, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Sử dụng quần lót dùng một lần, hoặc loại quần lót rộng có chất liệu cotton thấm hút và thông thoáng.
- Tuyệt đối bạn không được thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
- Nên kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi vết khâu tầng sinh môn đã lành hoàn toàn.
- Sử dụng đệm hơi để ngồi lên để điều chỉnh được sự căng phồng, giảm bớt cảm giác đau đớn.
- Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng để tránh tình trạng táo bón vì khi đi đại tiện rặn mạnh dễ làm tổn thương vết khâu.
- Hạn chế vận động mạnh, có thể di chuyển nhẹ nhàng để máu lưu thông đến tầng sinh môn tốt hơn, giúp vết khâu chóng lành.
- Trong trường hợp đau quá nhiều, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được dùng thuốc giảm đau mà không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức giúp bạn hiểu rõ hơn về rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh thường. Hãy chăm sóc vết khâu cần thận, đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này. Đồng thời, để quá trình vượt cạn trở nên nhẹ nhàng hơn, hãy tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sinh nhé!
XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 22 – Hành trình người phụ nữ vượt qua Ung thư buồng trứng (Chị Lưu Thị Lụa- 0906923167)
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng