Tế bào gốc là gì?Ứng dụng của tế bào gốc trong lĩnh vực Y khoa

Ngày nay, chúng ta thường thấy rất nhiều các công trình nghiên cứu của y học về tế bào gốc trong việc chữa trị một số bệnh nguy hiểm. Vậy tế bào gốc là gì? Chúng có vai trò gì? Ứng dụng của tế bào gốc trong nền y học như thế nào? Để giải đáp được những câu hỏi này thì các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Tế bào gốc và thông tin tổng quan

Trước khi tìm hiểu vai trò và ứng dụng của tế bào gốc trong y học thì chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa cơ bản của tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng tự phân chia, nhân rộng với số lượng đáng kể và biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác để thay thế cho các tế bào bị mất đi do lão hóa hoặc tổn thương. Cơ chế hoạt động của tế bào gốc là phục hồi những hư tổn của các cơ quan, các mô trong cơ thể thông qua sự tái tạo lại các tế bào bị tổn thương.

te-bao-goc-la-gi_1

Các loại tế bào gốc

Các nhà khoa học đã phân loại tế bào gốc thành 2 dạng như sau:

Phân loại tế bào gốc theo nguồn gốc phân lập: 

  • Tế bào gốc phôi: Là những tế bào lấy từ phôi được hình thành chỉ một vài ngày sau khi thụ tinh trong ống nghiệm. Một số tế bào gốc phôi có tính vạn năng, có thể tạo ra bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể, trừ nhau thai. 
  • Tế bào gốc thai: Là những tế bào được lấy từ những thai bỏ hoặc các phần phụ của thai nhi sau sinh như máu dây rốn, dây rốn, nước ối, mô nhau thai… Tế bào gốc thai có tiềm năng biệt hóa lớn hơn tế bào gốc trưởng thành và có khuynh hướng tăng sinh nhiều hơn tế bào gốc trưởng thành.
  • Tế bào gốc trưởng thành: Là tế nào được thu nhận từ cơ thể trưởng thành và được xem là nền tảng cho nhiều liệu pháp y học mới mẻ. Tế bào gốc trưởng thành hạn chế hơn tế bào gốc phôi và tế bào gốc thai trong tiềm năng biệt hóa thành các tế bào chức năng và khả năng dung nạp nhưng chúng lại an toàn hơn so với các loại tế bào gốc khác.

te-bao-goc-la-gi_12

Phân loại tế bào gốc theo đặc tính hay mức độ biệt hóa

  • Tế bào gốc toàn năng hay tế bào gốc thủy tổ: Là những tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào cơ thể từ một tế bào ban đầu. Tế bào toàn năng có khả năng phát triển thành thai nhi, tạo nên một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh.
  • Tế bào gốc vạn năng: Là những tế bào có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào của cơ thể có nguồn gốc từ ba lá mầm phôi – lá trong, lá giữa và lá ngoài. Ba lá mầm phôi này là nguồn gốc của tất cả các loại tế bào chuyên biệt khác nhau của cơ thể. Tế bào gốc vạn năng không thể phát triển thành thai, không tạo nên được một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh mà chỉ có thể tạo nên được các tế bào, mô nhất định. 
  • Tế bào gốc đa năng: Là những tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào của cơ thể từ một tế bào ban đầu. Các tế bào được tạo thành nằm trong một hệ tế bào có liên quan mật thiết, ví dụ chỉ tạo nên các tế bào máu (bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu lympho…), hoặc chỉ tạo nên các tế bào của hệ thống thần kinh. 
  • Tế bào gốc đơn năng: Là những tế bào gốc chỉ có khả năng biệt hóa theo một dòng. Ví dụ như: tế bào định hướng dòng lympho, tế bào định hướng dòng hồng cầu, dòng bạch cầu… Khả năng biệt hóa theo dòng này cho phép duy trì trạng thái sẵn sàng tự tái tạo mô, thay thế các tế bào mô chết vì già bằng các tế bào mô mới.

te-bao-goc-la-gi_15

Vai trò của tế bào gốc

Trong cơ thể mỗi con người, tế bào gốc có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể phát triển mạnh khỏe

  • Tế bào gốc được xem là nguồn cung thực sự cho tất cả các loại tế bào trong cơ thể. Thông qua tiềm năng biệt hóa và khả năng tự tạo mới, tế bào gốc sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, với đầy đủ các loại tế bào và mô.
  • Tế bào gốc còn có khả năng thúc đẩy cơ thể tự làm lành vết thương. Khi cơ thể có dấu hiệu của tổn thương, các loại tế bào gốc sẽ sản sinh và biệt hóa thành tế bào chuyên biệt giúp thay thế tế bào bị tổn thương hoặc chết đi. Sửa chữa cấu trúc những tế bào đang gặp vấn đề và sản sinh một thế hệ tế bào mới khỏe mạnh thực hiện chức năng chuyên biệt tại nơi đang cần phục hồi.
  • Không chỉ làm lành vết thương, tế bào gốc còn xử lý những căn bệnh do virus, vi khuẩn xâm nhập vào da khi da bị trầy xước. 
  • Đặc biệt, tế bào gốc còn bổ sung cho hệ miễn dịch. Nếu không có tế bào gốc thì con người rất có thể bị tử vong vì những căn bệnh lành tính như cảm, mạo thông thường.

te-bao-goc-la-gi_13

Ứng dụng của tế bào gốc trong lĩnh vực y học

Với khả năng đặc biệt của mình nên tế bào gốc đã được ứng dụng trong phòng ngừa và điều trị rất nhiều căn bệnh như:

  • Làm lành vết thương, khôi phục chức năng vận động, giảm bớt gánh nặng do bệnh tật gây ra.
  • Việc sử dụng tế bào gốc có thể điều trị các bệnh nan y như: bệnh Alzheimer, tự kỷ, tim mạch, phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, đột quỵ não…
  • Trong một số trường hợp, việc cấy tế bào gốc ngoại sinh là giải pháp duy nhất để điều trị bệnh ung thư máu, các bệnh lý di truyền về máu.
  • Ngoài ra, tế bào gốc còn có thể được ứng dụng để điều trị các bệnh ung thư như: ung thư tinh hoàn, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tế bào nhỏ ở phổi…

Có thể thấy rằng tế bào gốc giữ vai trò quan trọng cho sức khỏe hàng ngày, quá trình sinh sản và tiến trình lão hóa của con người. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về tế bào gốc là gì và lợi ích tế bào gốc với cơ thể.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7