Giải đáp thắc mắc: Thận có chức năng gì? Làm gì để thận khỏe?

Như nhiều người đã biết, thận là một bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể. Thận bình thường sẽ giúp quá trình lọc máu diễn ra một cách tự nhiên, đào thải các độc tố và chất thải. Vậy thận có chức năng gì khác không? Bài viết này GHV KSOL sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Xem thêm:

1. Thận nằm ở đâu trong cơ thể

Thận là cơ quan nằm ở hai bên cột sống phía sau màng bụng, mỗi bên một quả, tựa như hình hạt đậu tằm. Ở ngoài rìa phồng lên. Ở giữa lõm xuống. Đó là nơi mạch máu, dây thần kinh và ống dẫn tiểu của thận đi vào, còn gọi là cửa thận. Cửa thận trái cao ngang khoảng đốt sống eo thứ nhất. Cửa thận phải cao ngang khoảng đốt sống eo thứ 2. Cửa thận cách đường chính giữa phía sau lưng khoảng 5cm.

Thận nằm dán vào vách sau bụng, trước mặt có màng bụng che phủ. Vì vậy nó được coi là cơ quan nằm ngoài màng bụng. Trục dài của thận nằm theo hướng nghiêng ra ngoài xuống dưới, hai quả thận tạo thành hình chữ V ngược ở phía sau eo. Vị trí của thận ở mỗi cá thể đều có sai khác. 

Thông thường, thận của nữ nằm thấp hơn của nam, của trẻ em thấp hơn của người lớn. Với trẻ sơ sinh, đầu dưới của thận có trường hợp nằm ngang với mỏm xương hông.

2. Thận có bao nhiêu đơn vị chức năng

Đơn vị chức năng của thận là nephron.

Mỗi quả thận của người chứa khoảng 800.000 đến 1.000.000 nephron, mỗi nephron có khả năng hình thành nước tiểu. Thận không thể tái tạo nephron mới. Do đó, với chấn thương thận, bệnh tật, hoặc lão hóa bình thường, số lượng nephron dần dần giảm xuống. 

Sau 40 tuổi, số lượng nephron hoạt động thường giảm khoảng 10% sau mỗi 10 năm; do đó, ở tuổi 80, nhiều người có số nephron hoạt động ít hơn 40% so với lúc họ 40 tuổi. Sự mất mát này không đe dọa đến tính mạng vì những thay đổi thích nghi trong các nephron còn lại cho phép chúng bài tiết nước, chất điện giải và chất thải thích hợp.

Mỗi nephron chứa một chùm mao mạch cầu thận được gọi là cầu thận, qua đó một lượng lớn dịch được lọc từ máu, và một ống dài trong đó dịch đã lọc được chuyển hóa thành nước tiểu.

than-co-chuc-nang-gi-1
Ảnh đơn vị chức năng của thận

3. Thận có chức năng gì?

4 chức năng nổi bật nhất của thận trong cơ thể được kể đến như:

Chức năng lọc máu và chất thải

Lọc máu và chất thải trong cơ thể là chức năng quan trọng nhất của thận. 

Tất cả máu trong cơ thể sẽ được đi qua thận theo chu kỳ khoảng 20 – 25 lần mỗi ngày, phân chia thành các mao mạch li ti bện chặt với nephron. Sau đó, thận sẽ có nhiệm vụ đưa chất thải ra bên ngoài cơ thể thông qua niệu quản dưới dạng nước tiểu.

Chức năng nội tiết

Thận sẽ bài tiết hormone renin giúp điều hòa huyết áp và sản xuất erythropoietin để tăng sản xuất hồng cầu ở tủy xương khi oxy mô giảm. 

Bên cạnh đó, thận cũng tham gia vào chuyển hóa vitamin D3, glucose từ nguồn không phải hydrat carbon khi cơ thể bị nhiễm acid hô hấp mạn tính hoặc cơ thể bị nhịn đói lâu ngày.

Bài tiết nước tiểu

Nước tiểu được hình thành từ những đơn vị chức năng thận. Quá trình này được bắt đầu từ lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch cầu thận để tạo thành nước tiểu. Sau đó, động mạch thận sẽ đưa 1 lít máu vào thận, trong đó chỉ có 60% được đưa vào cầu thận mỗi phút. 60% huyết tương ở động mạch đi sẽ chỉ còn khoảng 480ml nên có khoảng 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu.

Lượng nước tiểu này được hấp thu lại trở thành nước tiểu chính thức và đổ xuống bể thận, ống dẫn nước tiểu. Số lượng nước này sẽ được tích trữ trong bàng quang rồi được thải ra bên ngoài nhờ ống đái.

Điều hòa thể tích máu

Thận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể qua việc sản xuất ra nước tiểu. Khi cơ thể được bổ sung nhiều nước thì lượng nước tiểu cũng sẽ tăng lên và ngược lại, hàm lượng nước tiểu sẽ ít nếu chúng ta uống quá ít nước.

4. Các dấu hiệu suy giảm chức năng thận 

Khi bạn có những dấu hiệu sau đây, bạn nên đi khám bởi vì rất có thể chức năng thận của bạn đã suy giảm:

  • Thay đổi tần suất tiểu tiện, lượng nước tiểu, màu sắc cũng như mùi của nước tiểu. Tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu hồng hoặc nâu đậm, có bọt được cho là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe thận đang gặp vấn đề.
  • Tăng huyết áp: Khi các mạch máu bị tổn thương, những đơn vị làm nhiệm vụ lọc chất thải từ máu của thận sẽ bị ảnh hưởng, gây suy thận.
  • Sưng phù ở mặt và chân: Chức năng thận bị suy giảm đồng nghĩa với việc thận không thể lọc và đào thải dịch và các chất độc dư thừa ra khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ dịch và gây sưng phù ở mặt và chân.
  • Đau lưng: Đau lưng, cụ thể là đau vùng háng chậu, hông và phía dưới xương sườn là dấu hiệu cảnh báo bị suy thận. Triệu chứng này thường đi kèm với sốt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiểu tiện nhiều, uống thuốc giảm đau không có tác dụng.
  • Khó thở: Ở bệnh nhân suy thận, triệu chứng khó thở xuất hiện ngay cả lúc bình thường hoặc sau khi gắng sức vận động là do tình trạng thiếu máu và thận không thể thực hiện chức năng lọc, gây ứ dịch trong cơ thể, đặc biệt là ở phế nang phổi.
  • Hơi thở có mùi kim loại: Thận hoạt động kém làm tích tụ nhiều chất độc trong máu, sẽ khiến mùi vị thức ăn trong miệng thay đổi, đặc biệt là mùi kim loại. Đi kèm với hôi miệng là triệu chứng ăn không ngon, người bệnh cảm thấy chán ăn, đặc biệt là không muốn ăn thịt, dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Ngứa, khô da: Các độc tố trong cơ thể nếu không được lọc và đào thải bởi thận, do chức năng thận suy giảm, tích tụ trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến da, làm cho da khô và ngứa.
  • Mệt mỏi, đau đầu, cơ thể suy nhược: Suy giảm chức năng thận đồng nghĩa với việc tạo ra ít hormone để chuyển hóa vitamin D và sản xuất tế bào hồng cầu hơn, gây thiếu máu trong cơ thể, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, kém tập trung, cơ thể suy nhược.
  • Khó ngủ: Thận hoạt động kém khiến một lượng lớn các chất độc và dịch dư thừa tích tụ trong máu, gây ra chứng khó ngủ ở những bệnh nhân suy thận. Ngủ ít do khó ngủ lại tiếp tục ảnh hưởng đến chức năng thận.

5. Các xét nghiệm để chẩn đoán chức năng thận suy giảm

Xét nghiệm máu

Người bệnh sẽ được thực hiện 2 loại xét máy để đánh giá chức năng bài tiết của thận bao gồm:

  • Thực hiện xét nghiệm ure máu: Ure là sản phẩm cuối cùng của chuỗi chuyển hóa Protein có trong các loại thực phẩm cơ thể nạp vào hàng ngày. Chất này được lọc qua cầu thận và thải ra ngoài bằng đường nước tiểu. Bởi vậy, khi kiểm tra chỉ số ure trong máu sẽ cho đánh giá chính xác nhất về chức năng bài tiết của thận cũng như kiểm soát các loại bệnh lý liên quan đến thận như suy thận, viêm cầu thận,sỏi thận…Thực hiện xét nghiệm nồng độ Creatinin trong máu: Creatinin – chất thải của quá trình vận động của bắp, được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Nồng độ Creatinin sẽ thay đổi tùy thuộc và sức khỏe của thận. Chỉ số creatinin càng cao chứng tỏ chức năng bài tiết của thận đang gặp phải vấn đề.

Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện điện di nước tiểu để kiểm tra nồng độ Protein có trong nước tiểu. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu tổn thương thận, chức năng thận suy giảm. Nồng độ Protein có trong nước tiểu giúp phân biệt các loại bệnh về thận và các bộ phận tổn trong thận.

Chẩn đoán hình ảnh

Người bệnh được chỉ định chụp X-quang thận với thuốc tĩnh mạch để xác định chức năng bài tiết của thận. Phương pháp này thường được sử dụng cho người bị bệnh sỏi tiết niệu gây tắc nghẽn và ứ nước nghiêm trọng trong niệu quản.

6. Nên có lối sống ra sao để thận khỏe mạnh

Để có thận khỏe mạnh, bạn không nên bỏ qua những gợi ý sau:

than-co-chuc-nang-gi-2
Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước

Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, và đặc biệt với những người bị thận yếu thì cần đặc biệt lưu ý. 

Mỗi ngày cơ thể cần 2-2,5 lít nước,với những người chơi thể thao, mồ hôi tiết ra nhiều thì cần bổ sung nước nhiều hơn. 

Thường xuyên vận động vừa sức

Tập thể dục thường xuyên vừa sức 30-45ph hằng ngày

Việc luyện tập thể thao điều độ không những giúp tăng cường sự dẻo dai cho các cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch, giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn mà còn giúp ổn định huyết áp, làm giảm mỡ máu , tăng cường sức khỏe tim mạch. Đây là những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa sự tổn thương của thận.

Duy trì cân nặng ở mức phù hợp

Những người thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao có thể làm hỏng thận. Vì vậy, cần theo dõi và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức phù hợp. BMI là chỉ số thể dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI được tính cho người trưởng thành bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Một người có chỉ số khối cơ thể bình thường dao động trong khoảng 18,6-24,9. Nếu vượt qua chỉ số này vượt quá 25, cơ thể đang bị thừa cân béo phì. Để làm được điều này, cần duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.

Kiểm soát đường huyết

Với những người bị bệnh tiểu đường, hoặc có nguy cơ có lượng đường huyết cao là những đối tượng dễ làm tổn thương thận. 

Một khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng hết đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Điều này xảy ra trong thời gian dài có thể làm tổn thương thận.

Hạn chế sử dụng rượu bia, và ngừng hút thuốc lá

Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể, trong đó có thận. Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận làm việc hết công suất mà khó có thể đào thải hết độc tố ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mãn tính. Đồng thời, uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.

Lưu ý trong việc sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc chống viêm không steroid có thể gây hại cho thận.

Vì vậy, cần chú ý và thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Tốt nhất, khi sử dụng những loại thuốc này hàng ngày, cần tham vấn kỹ càng ý kiến của bác sĩ. 

Trên đây là những chia sẻ về câu hỏi thận có chức năng gì? Hy vọng đã cung cấp cho bạn và người thân thêm kiến thức để có thể nhận biết & bảo vệ sức khỏe của mình.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư