Thận yếu: Nguyên nhân, chẩn đoán & uống thuốc gì hiệu quả nhất?

Thận yếu là một bệnh lý nguy hiểm và ngày càng phổ biến. Nó diễn biến một cách âm thầm và biến chứng gây ra nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, bài viết này hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu về thận yếu nhé!

Xem thêm:

1. Thận yếu là gì?

Thận yếu là tình trạng thận bị suy giảm chức năng. Thông thường, những dấu hiệu của chứng thận yếu thường tiến triển rất âm thầm và rất khó để phát hiện. Phải đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn và bộc phát ra bên ngoài với những triệu chứng nặng thì bệnh nhân mới nhận ra.

Hình ảnh thận yếu
Hình ảnh thận yếu

2. Nguyên nhân của thận yếu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thận yếu, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân nổi bật như sau:

Nguyên nhân thận yếu
Nguyên nhân thận yếu

Do thừa cân, béo phì

Người có cân nặng không cân đối, thừa cân hay béo phì là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thận yếu. Hàm lượng mỡ thừa trong cơ thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, từ đó khiến thận không được nhận đủ lượng máu cần thiết gây suy yếu hoạt động của thận.

Do ảnh hưởng của các bệnh lý khác

Thận yếu cũng có thể là kết quả của quá trình bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác trong cơ thể, có thể kể đến như:

  • Bệnh tiểu đường: Gây thu hẹp mạch máu ở thận khiến máu không lưu thông đến thận như bình thường. Lâu dần thận sẽ bị hư hại, suy giảm chức năng nghiêm trọng.
  • Sỏi thận: Độc tố tích tụ trong thận gây nên sỏi. Điều này làm cho quá trình hoạt động của thận bị tác động một cách nặng nề.
  • Viêm bàng quang: Viêm bàng quang khiến niệu đạo bị tắc nghẽn, nước tiểu không được đào thải ra ngoài khiến cho thận chịu nhiều áp lực. Những tổn thương sau một thời gian kéo dài khiến chức năng của thận bị suy giảm.
  • Viêm hoặc u xơ tuyến tiền liệt: Đường tiểu bị chèn ép khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiểu tiện. Nhất là tình trạng nước tiểu tồn đọng, không tống được hết ra ngoài, lâu ngày khiến thận bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng nghiêm trọng.

Do tác dụng phụ của sử dụng nhiều thuốc Tây

Khi thuốc Tây đi vào cơ thể sau khi hấp thu – phân bố – chuyển hóa thì sẽ di chuyển qua thận, gan để đào thải, quá trình này sẽ khiến thận quá tải, nhiễm độc.

Đây là một trong những nguyên nhân gây phổ biến của bệnh thận yếu. Vì vậy, các bác sĩ  cảnh báo người bệnh khi dùng thuốc đặc trị bệnh nên tuân thủ theo chỉ định. Tránh tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Do thói quen sinh hoạt

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh thận yếu cũng có thể là kết quả của thói quen sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh, có thể kể đến như:

  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích,… Điều này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc tố của thận.
  • Không uống đủ nước khiến cơ thể bị mất nước. Thói quen này sẽ khiến cho chất thải càng tích tụ nhiều trong thận mà không được đào thải ra ngoài.
  • Nhịn tiểu thường xuyên.
  • Cơ thể thường xuyên áp lực, stress có thể gây ra những vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh về thận.

3. Dấu hiệu nhận biết thận yếu

Cách tốt nhất để xác nhận bệnh thận yếu là đến bệnh viện và thực hiện xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể theo dõi một số dấu hiệu thận yếu phổ biến như sau:

Mệt mỏi, khó tập trung

Sự suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến tích tụ các chất độc và tạp chất trong máu. Điều này sẽ làm người bệnh bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi và khó tập trung. Ngoài ra, thận yếu cũng có thể dẫn tới thiếu máu, điều này cũng có thể dẫn đến cơ thể mệt mỏi.

Khó ngủ

Khi thận không hoạt động đúng cách, các chất độc có thể lưu lại trong máu, dẫn đến khó ngủ. Thận yếu cũng có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ và gây suy giảm chất lượng giấc ngủ.

Da khô và ngứa

Thận thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như lọc bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, tái tạo hồng cầu, và duy trì các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

Thận yếu có thể gây mất cân bằng các chất dinh dưỡng trong máu và dẫn đến ngứa ngáy và khô da.

Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên

Thận khỏe mạnh có thể giữ các tế bào trong cơ thể, tuy nhiên khi thận yếu, các tế bào này có thể di chuyển đến nước tiểu và khiến người bệnh có nhu cầu đi tiểu nhiều lần trong ngày. 

Ngoài ra, đi tiểu thường xuyên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm hơn như: sỏi thận, khối u và tình trạng nhiễm trùng.

Nước tiểu có bọt

Việc xuất hiện nhiều bọt trong nước tiểu, đặc biệt là những bong bóng lớn, là dấu hiệu có protein trong nước tiểu. Điều này thường xảy ra khi chức năng lọc của thận hoạt động không hiệu quả.

Sưng mắt cá chân và bàn chân 

Chức năng thận suy giảm dẫn đến tình trạng giữ natri trong cơ thể, điều này gây sưng mắt cá chân và bàn chân. Bên cạnh đó, sưng các chi dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề mãn tính ở tĩnh mạch chân.

Chán ăn

Sự tích tụ độc máu trong cơ thể khi thận yếu có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khiến người bệnh chán ăn hoặc ăn không cảm thấy ngon miệng.

Đau lưng

Thận yếu dẫn đến tồn đọng nhiều chất thải trong cơ thể và gây đau lưng mỏi gối. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột ở khu vực sống lưng.

Rối loạn chức năng sinh lý

Đàn ông thận yếu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục và thậm chí có thể liệt dương.

Các triệu chứng này của bệnh thận yếu có thể diễn biến từ nhẹ đến nghiêm trọng và thậm chí là gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy có các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Các giai đoạn của thận yếu

Chứng thận yếu thường tiến triển thành 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh thường không biểu hiện rõ rệt nên đa số người bệnh không thể phát hiện ra.

Giai đoạn 2: Các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mức độ tái phát và tần suất xảy ra vẫn còn khá ít.

Giai đoạn 3: Giai đoạn này, thận đã hoạt động yếu hẳn. Lúc này, ở bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như rõ rệt hơn đau mỏi lưng, phù tay chân, rối loạn tiểu tiện.

Giai đoạn 4: Giai đoạn này, chức năng thận suy giảm tới gần 90%. Bệnh nhân sẽ gặp phải một số biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu,…

Giai đoạn 5: Ở giai đoạn này, chức năng của thận đã bị suy giảm vô cùng nghiêm trọng. Để duy trì sự sống, người bệnh cần phải áp dụng các phương pháp chữa bệnh của y khoa như chạy thận, ghép thận, lọc máu,…

5. Bệnh thận yếu có nguy hiểm không?

Nếu thận không hoạt động bình thường, phần còn lại của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Một số biến chứng liên quan đến bệnh thận yếu bao gồm:

  • Số lượng hồng cầu thấp dẫn đến thiếu máu;
  • Xương yếu và giòn;
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh gout:
  • Nhiễm toan chuyển hóa, đây là tình trạng mất cân bằng hóa học (acid và bazo) trong máu do suy giảm chức năng thận;
  • Huyết áp cao;
  • Bệnh tim, bao gồm đau tim và đột quỵ;
  • Tăng kali máu, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của tim;
  • Tăng phốt pho trong máu;
  • Tích tụ chất lỏng trong cơ thể, dẫn đến sưng phù bàn chân, mắt cá chân, bàn tay và chất lỏng trong phổi;
  • Rối loạn cương dương và các vấn đề sinh sản khác ở nam giới;
  • Giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

6. Chẩn đoán

Sau khi khám sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra huyết áp như sau:

  • Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR): Xét nghiệm này xác định hiệu quả hoạt động của thận, chẳng hạn như thận lọc được bao nhiêu ml mỗi phút.
  • Nồng độ creatinin huyết thanh: Xét nghiệm này cho biết khả năng loại bỏ chất thải creatinin ra khỏi máu. Creatinine là các sản phẩm thải từ quá trình trao đổi chất của cơ và thường được bài tiết qua nước tiểu. 

Nồng độ creatinin trong huyết thanh có nghĩa là thận hoạt động không hiệu quả để loại bỏ chất thải này ra khỏi máu.

  • Thử nghiệm protein nước tiểu: Xét nghiệm này xác định lượng protein (albumin) và máu trong nước tiểu của người bệnh. Thận hoạt động tốt sẽ không có máu hoặc protein trong nước tiểu.

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác bao gồm siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), sinh thiết thận,…

7. Thận yếu có chữa khỏi được không?

Bệnh phát triển qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn đều có biểu hiện riêng. Người bệnh cần chủ động tìm hiểu để nắm rõ tình trạng bệnh cụ thể, nhất là khi mới có triệu chứng ban đầu để việc điều trị được dễ dàng.

Thận bị suy yếu là căn bệnh nguy hiểm bởi diễn biến phát triển chậm. Thông thường, chỉ khi bệnh tiến triển nặng người bệnh mới phát hiện và điều trị, lúc đó, bệnh đã phát triển đến giai đoạn mãn tính, rất khó để chữa dứt điểm. Ngoài ra, suy giảm chức năng thận còn là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm khác như: tiểu đường, ung thư bàng quang, cao huyết áp, viêm niệu đạo, bệnh tim… gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bệnh thận yếu có chữa được hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn mắc bệnh của nam giới. Khi bệnh mới xuất hiện mà điều trị ngay thì cơ hội chữa dứt điểm sẽ cao và ngược lại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện phác đồ điều trị toàn diện, đúng cách thì mới có thể chữa khỏi. Để biết được những điều này, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và kê thuốc phù hợp.

8. Thận yếu uống thuốc gì?

8.1. Nguyên tắc điều trị chung

Bệnh thận yếu trong giai đoạn đầu có thể được cải thiện bằng cách duy trì mức độ chức năng thận. Cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị kế hoạch bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể góp phần cải thiện bệnh thận yếu.
  • Thực hiện và duy trì lịch tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau mà không nhận được sự hướng dẫn. của bác sĩ, điều này có thể khiến bệnh thận trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên.
  • Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế chất đạm, ăn thực phẩm làm giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế lượng kali và natri trong máu.
  • Không hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Điều trị bệnh thiếu máu.
  • Tập thể dục thường xuyên vào tất cả các ngày trong tuần.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.

8.2. Sử dụng thuốc Tây

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh thận yếu gồm có:

  • Thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) làm giảm huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu để giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể.
  • Sử dụng Sắt trong trường hợp người bệnh bị thiếu máu.
  • Vitamin D và calcitriol để ngăn ngừa tình trạng mất xương hoặc loãng xương.
  • Chất kết dính phốt phát nếu cơ thể người bệnh không thể loại bỏ được phốt phát.
Thuốc điều trị thận yếu
Thuốc điều trị thận yếu

8.3. Điều trị yếu thận bằng phương pháp Đông y

Bên cạnh việc điều trị thận yếu bằng thuốc Tây, ngày nay phương pháp Đông y cũng được lựa chọn để điều trị thận yếu.

Tuy nhiên, việc sử dụng bài thuốc Đông y cần phải hết sức cẩn trọng, liều lượng sử dụng của từng bài thuốc cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ có chuyên môn.

8.4. Sử dụng một số bài thuốc dân gian

Chữa bệnh thận yếu với đu đủ xanh

Đu đủ xanh là vị thuốc có tính hàn, được sử dụng để thanh nhiệt, bổ thận, thải độc và thanh lọc cơ thể. Trong Đông y, đu đủ xanh là dược liệu được sử dụng để chữa bệnh thận yếu, ngăn ngừa nguy cơ suy thận và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Để chữa thận yếu với đu đủ xanh, người bệnh thực hiện như sau:

  • Sử dụng quả đu đủ xanh có trọng lượng khoảng 500 gram;
  • Gọt vỏ, rửa sạch, thái lát vừa ăn, cho thêm một ít muối, sau đó hấp cách thủy trong 30 phút;
  • Sử dụng khi còn ấm để cải thiện.
Đu đủ xanh chữa thận yếu
Đu đủ xanh chữa thận yếu

Nước râu ngô chữa bệnh thận yếu

Râu ngô là một vị thuốc Đông y có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt, do đó thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề liên quan đến thận yếu, tiểu ra máu hoặc tổn thương thận, bàng quang. Bên cạnh đó, râu ngô cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, có tác dụng tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh thận yếu trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách sử dụng râu ngô chữa bệnh thận như sau:

  • Chọn một vài bắp ngô tươi, nhặt lấy râu, rửa sạch sau đó đun sôi cùng một lượng nước vừa đủ;
  • Dùng uống trong ngày để cải thiện các triệu chứng thận yếu;
  • Mỗi ngày nên uống 2 bát nước râu ngô để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Nước râu ngô chỉ nên sử dụng trong ngày và không để qua đêm, để tránh các tác dụng phụ như khó tiêu, đau bụng hoặc tiêu chảy.

Kim tiền thảo chữa bệnh thận yếu

Kim tiền thảo là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hỗ trợ lợi tiểu. Cụ thể, kim tiền thảo soyasaponin, có tác dụng phục hồi các tế bào bị tổn thương và tăng cường chức năng thận.

Cách sử dụng kim tiền thảo chữa bệnh thận:

  • Sử dụng khoảng 20 – 30 gram kim tiền thảo, rửa sạch, để ráo nước;
  • Đun 1 lít nước, đến khi nước sôi thì cho kim tiền thảo vào, đun nhỏ lửa trong 1 tiếng;
  • Lọc nước phần nước sắc, chia thành nhiều lần, dùng uống trong ngày.

Rau diếp cá chữa thận yếu hiệu quả

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm, tiêu thũng, lợi thấp. Theo các nghiên cứu, diếp cá có chứa nhiều tinh dầu, myrcene, hyperin và quercetin. Các hoạt chất này có thể làm giãn mạch máu và tăng lượng nước tiểu được bài tiết ra khỏi cơ thể. Điều này giúp rau diếp cá được sử dụng để cải thiện các bệnh lý về thận và ngăn ngừa bệnh thận trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách dùng rau diếp cá chữa bệnh thận:

  • Sử dụng 100 gram rau diếp cá, rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm cùng 2 lít nước;
  • Đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút, lọc lấy phần nước, dùng uống.

Rễ cỏ tranh chữa thận yếu

Rễ cỏ tranh là dược liệu có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, do đó thường được sử dụng để cải thiện tình trạng tiểu ra máu, suy thận cấp hoặc bí tiểu. Người bệnh thận yếu có thể sử dụng nước rễ cỏ tranh để ngăn ngừa nguy cơ suy thận và hỗ trợ tăng cường chức năng thận.

Người bệnh có thể sử dụng một lượng rễ cỏ tranh vừa đủ, rửa sạch, đun với nước và dùng uống trong ngày. Ngoài ra, cho thể sắc rễ cỏ tranh với 3 lát gừng tươi và 500 ml nước, dùng uống trước bữa ăn để cải thiện các triệu chứng thận yếu.

Chữa bệnh thận yếu với nhân trần

Nhân trần là dược liệu có tác dụng bổ thận và tăng cường hoạt động của thận. Nhiều nghiên cứu cho biết, nhân trần có chứa coumarin, capilen, flavonoid, pinen, có tác dụng chống oxy hóa, ức chế các gốc tự do và ngăn ngừa các tổn thương ở thận.

9. Cách phòng ngừa bệnh thận yếu

Thận yếu nên làm gì, nên ăn gì? là câu hỏi không chỉ của những người bị thận yếu mà của cả những người khỏe mạnh và muốn dự phòng căn bệnh này.

Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên với những người muốn phòng ngừa thận yếu như sau:

  • Thay đổi các thói quen sinh hoạt hằng ngày như: Không nhịn tiểu, hạn chế thức khuya, uống đủ nước, không nên ăn quá mặn, không nên ăn đồ dầu mỡ…
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên bổ sung các loại thực phẩm như rau củ, trái cây… vào khẩu phần ăn hằng ngày để có đủ vitamin và các vi chất cần thiết.
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì làm tạo áp lực lên thận.
  • Thường xuyên rèn luyện thể thao vừa sức giúp nâng cao thể lực và sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những chia sẻ của GHV KSOL về chứng thận yếu. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục sức khỏe lần sau!

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư