Thức ăn cho người hóa trị ung thư: Nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Sự phục hồi của bệnh nhân cũng như sự đáp ứng hóa trị ung thư có vai trò rất lớn của chế độ dinh dưỡng. Vậy thức ăn cho người hóa trị ung thư: nên ăn gì và không nên ăn gì là điều mà tất cả các bệnh nhân điều trị ung thư theo phương pháp này quan tâm. Hãy cùng đi tìm hiểu với GHV KSOL nhé!

XEM THÊM:

1. Vị giác của người bệnh bị ảnh hưởng bởi hóa trị như thế nào?

Hóa trị ung thư làm thay đổi vị giác của bệnh nhân
Hóa trị ung thư làm thay đổi vị giác của bệnh nhân

Thức ăn cho người hóa trị ung thư cần được đặc biệt quan tâm do tính chất quan trọng ảnh hưởng đến thể trạng của bệnh nhân và do vị giác của bệnh nhân sẽ thay đổi rõ rệt khi trải qua quá trình hóa trị liệu và thậm chí sau khi hóa trị một thời gian dài:

– Chán ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng hay thèm ăn.

– Cảm giác buồn nôn và nôn ọe khiến người bệnh khó ăn uống.

– Khô miệng, miệng không tiết nhiều nước bọt, loét miệng,… ảnh hưởng đến vị giác và tiêu hóa.

– Thay đổi vị giác: có thể thấy chán ăn ngay cả với những thức ăn mà trước đây họ yêu thích hay thích ăn một vài loại thực phẩm nào đó mà trước đây họ không thích hoặc chưa từng ăn qua.

Thực tế bệnh nhân và người nhà không cần phải quá lo lắng vì những sự thay đổi này có thể biến mất sau hóa trị một thời gian. Tuy nhiên nhiều người bệnh cảm thấy khổ sở vì những sự thay đổi vị giác này ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt thường ngày.

2. Bệnh nhân hóa trị ung thư nên ăn gì?

Để khắc phục những tình trạng khi thực hiện hóa trị như giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn và nôn, khô miệng, loét miệng… ở trên, người bệnh ung thư có thể khắc phục bằng các biện pháp hoặc thêm một số thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày như sau:

2.1. Khắc phục chán ăn bằng các bữa ăn nhỏ

Hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn là 3 bữa chính, có thể 5 – 6 bữa để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh hóa trị ung thư. Vì cảm giác chán ăn, ăn không ngon là một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị, ở các bữa chính bệnh nhân thường không ăn được nhiều, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Hãy tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ vì mỗi chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư có vẻ khác nhau, tùy theo chẩn đoán, tình trạng và nhu cầu của người bệnh để cụ thể hóa bữa ăn hơn. Tuy vậy, để giúp bệnh nhân duy trì cân nặng khỏe mạnh, nguyên tắc chung là thêm thực phẩm giàu calo hay bổ sung protein vào chế độ ăn.

2.2. Giảm buồn nôn do hóa trị bằng cách ăn thực phẩm có gừng

Xoa dịu tình trạng buồn nôn bằng thức ăn chứa gừng hoặc kẹo gừng do các hoạt chất sinh học như gingerol và shogaol trong gừng theo nhiều nghiên cứu cho thấy có làm giảm chứng buồn nôn do tương tác với hệ thần kinh trung ương và dạ dày.

2.3. Ngăn ngừa khô miệng do hóa trị bằng nước cam hoặc nước hầm

Vị chua của cam kích thích tuyến nước bọt giúp ngăn ngừa khô miệng trước khi nó xảy ra. Bổ sung các loại đồ uống như nước chanh và nước cam sẽ giúp tạo ra nhiều nước bọt hơn. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh bị kèm triệu chứng loét miệng hoặc họng thì lưu ý không ăn hoặc uống các loại thực phẩm này vì chúng sẽ làm cho các triệu chứng trên trở nên nặng hơn.

Một cách khác để giảm khô miệng khi hóa trị là chan thức ăn của người bệnh với nước hầm, trộn với nước sốt hoặc với sữa ít béo nếu hợp. Bên cạnh đó, cách mà nhiều gia đình hay dùng là xay nhuyễn thực phẩm cũng sẽ giúp bữa ăn dễ dàng hơn.

Thức ăn cho người hóa trị ung thư nên thêm nước cam để giảm khô miệng
Thức ăn cho người hóa trị ung thư nên thêm nước cam để giảm khô miệng

2.4. Chống lại loét miệng khi hóa trị bằng thực phẩm mềm như súp, sữa,…

Xay nhuyễn thức ăn cũng giúp chống chọi với tình trạng loét miệng ở người bệnh hóa trị. Các thức ăn dễ nuốt như súp, cháo, cơm xay, sữa hay trứng,… là các lựa chọn ưu tiên. Các thực phẩm như khoai tây chiên, bánh quy giòn, rau sống,… cũng cần tránh vì có các cạnh sắc nhọn gây đau thêm ở các vết loét. Mặt khác, các loại thức ăn nhiều gia vị như vị mặn hay vị cay (đồ muối, đồ mặn, tương ớt, ớt,…) cũng gây kích ứng vết loét, ảnh hưởng đến bệnh nhân rất nhiều.

2.5. Tăng cường hệ miễn dịch khi hóa trị bằng hành tây và tỏi

Hành tây và tỏi kích thích hệ thống phòng thủ tự nhiên của hệ miễn dịch chống ung thư do chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Do đó, bữa ăn bao gồm hành tây và tỏi được coi là một chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân hóa trị ung thư. Có thể chế biến các thực phẩm này bằng cách nấu chín, nướng hoặc ăn sống.

2.6. Duy trì năng lượng và cơ bắp cho người bệnh hóa trị bằng protein nạc

Để giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và đảm bảo cung cấp năng lượng đủ cho cơ thể người bệnh khi hóa trị, NCI khuyến cáo nên ăn nhiều đạm hơn. Các protein nạc như thịt gà, các, trứng, đậu phụ,… được lựa chọn ưu tiên. Thực tế, thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,… ít được ưu tiên hơn do có nhiều nghiên cứu chỉ ra liên hệ giữa thịt đỏ và ung thư. Hơn thế, vị kim loại trong thịt đỏ cũng bị tăng lên qua cảm nhận vị giác của nhiều bệnh nhân khi hóa trị.

3. Bệnh nhân hóa trị ung thư không nên ăn gì?

Người bệnh ung thư đang hóa trị hoặc sau hóa trị không nên ăn những thực phẩm như dưới đây:

3.1. Bệnh nhân ung thư đang hóa trị không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm làm nặng thêm các tác dụng phụ buồn nôn, loét miệng,… hoặc có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể là những loại bệnh nhân ung thư đang hóa trị nên tránh:

3.1.1. Thực phẩm cay, nóng

Tình trạng khô miệng, nhiễm nấm miệng, lở loét miệng,… của người bệnh đang hóa trị ung thư sẽ bị làm nặng hơn khi ăn các loại thực phẩm cay, nóng. Bên cạnh đó, tình trạng buồn nôn, khó tiêu hay trào ngược acid dạ dày ở người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt khi dùng các thực phẩm này.

3.1.2. Đồ ăn chưa được tiệt trùng, nấu chín

Các loại đồ ăn chưa được tiệt trùng, nấu chín như sữa, hải sản sống, trái cây và rau chưa rửa sạch,… có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng như: tiêu chảy, nôn… ở người bệnh vì hóa trị ung thư gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

Hải sản sống là thức ăn bệnh nhân đang hóa trị không nên ăn
Hải sản sống là thức ăn bệnh nhân đang hóa trị không nên ăn

3.1.3. Thực phẩm lên men

Nitrosamine – một chất gây ung thư được chuyển hóa từ các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, kim chi, thịt ngâm,… do hàm lượng nitrat rất cao trong các loại thực phẩm này. Do vậy đây cũng là những loại đồ ăn bệnh nhân đang hóa trị nên tránh.

3.1.4. Thực phẩm chứa nhiều đường

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hệ miễn dịch của bệnh nhân bị giảm sút và các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn khi lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy, cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn của bệnh nhân đang hóa trị ung thư sẽ giúp giảm bớt khó khăn khi điều trị.

3.1.5. Thực phẩm chiên rán, xào chứa nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên rán, xào chứa nhiều dầu mỡ dễ gây nên tình trạng buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, nôn… ở bệnh nhân và làm nặng thêm tác dụng phụ của hóa trị. Do tình trạng khó hấp thu và rối loạn tiêu hóa này luôn thường trực xảy ra khi bị tổn thương nghiêm trọng hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân bởi hóa trị ung thư.

3.2. Bệnh nhân ung thư sau hóa trị không nên ăn gì?

Để tránh sau điều trị hóa trị bị làm nặng hơn các tác dụng không mong muốn và tăng nguy cơ tái phát ung thư, bệnh nhân cũng cần ăn đúng cách, tránh một số loại thực phẩm bao gồm:

3.2.1. Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm này chứa nhiều muối và chất bảo quản không tốt cho sự hồi phục sau hóa trị như đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, xúc xích,….

3.2. 2. Thực phẩm đã mốc, hỏng

Các thưc phẩm mốc, hỏng chữa Aflatoxin – một chất gây ung thư, đặc biệt ung thư gan và làm tăng khả năng tái phát ung thư sau khi hóa trị có rất nhiều trong các loại thực phẩm như gạo, lúa mì, các loại đậu,… bị mốc.

3.2.3. Thực phẩm chứa nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều đường không tốt cho bệnh nhân sau hóa trị cũng như bệnh nhân đang hóa trị do làm suy giảm hệ miễn dịch như đã nói ở trên.

Người bệnh sau hóa trị nên hạn chế ăn đường trong khẩu phần ăn hàng ngày
Người bệnh sau hóa trị nên hạn chế ăn đường trong khẩu phần ăn hàng ngày

3.2.4. Các thực phẩm muối chua

Các thức phẩm muối chua chuyển hóa nitrat thành nitrosamine gây ung thư nên cần tránh ăn sau hóa trị.

3.2.5. Hải sản sống, dễ gây dị ứng

Hải sản như: tôm, cua, và các loại hải sản khác… tuy ngon miệng nhưng cần tránh ăn sống, tránh nếu có nguy cơ dị ứng với người bệnh sau hóa trị.

3.2.6. Các chất kích thích

Các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe, trà,…  ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, ngăn cản quá trình hồi phục sau hóa trị.

3.2.7. Hạn chế đi ăn ngoài nhà hàng

Thực phẩm ở các nhà hàng không đảm bảo chất lượng, vệ sinh,… bệnh nhân sau hóa trị cần tránh.

Ngoài việc chú trọng thức ăn cho người hóa trị ung thư: nên ăn gì và không nên ăn gì được trình bày trong bài viết trên, người bệnh cũng cần được chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng để phát hiện ngay khi có triệu chứng bất thường và xử lý kịp thời, cùng với chăm sóc tâm lý sẽ là những “liều thuốc” tốt nhất cho người bệnh ung thư.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7