Bệnh nhân ung thư bàng quang nên ăn gì? Kiêng gì để tốt cho sức khỏe

Ung thư bàng quang nên ăn gì và không nên ăn gì là mối quan tâm của bệnh nhân và người nhà. Bời vì đối với người bệnh ung thư nói chung và ung thư bàng quang nói riêng, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây, GHV KSOL sẽ giới thiệu với một số món ăn tốt cho người bệnh ung thư bàng quang để các bạn tham khảo.

Xem thêm:

1. Một số điều về ung thư bàng quang?

1.1. Ung thư bàng quang và một số dấu hiệu của bệnh

Ung thư bàng quang là một bệnh lý xảy ra ở bàng quang, đây là một cơ quan rỗng có vị trí nằm ở phần bụng bên dưới, có chức năng là nơi chứa nước tiểu do thận thải ra. Bên trong thành của bàng quang là lớp các tế bào chuyển tiếp và các tế bào vảy hay còn gọi là lớp niêm mạc. Theo thống kê, có đến hơn 90% số ca ung thư xuất phát từ các tế bào chuyển tiếp, còn tỷ lệ ung thư ở tế bào vảy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn.

Ung thư bàng quang là một căn bệnh ác tính, có thể xảy ra ở cả nam và nữ, trong đó tỷ lệ số ca mắc bệnh của nam cao hơn nữ gấp 3 lần. Theo thống kê, trong tất cả các loại ung thư thì tỷ lệ mắc ung thư bàng quang đứng hàng thứ 4 ( đối với nam giới) và đứng hàng thứ 7 (đối với nữ giới).

ung-thu-bang-quang-nen-an-gi
Ung thư bàng quang là một căn bệnh ác tính

Các dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang thường diễn ra âm thầm trong một thời gian dài và rất khó nhận biết. Thông thường, người đến khám hay có các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân một cách bất thường.
  • Đi tiểu ra máu: Biểu hiện này ngày càng diễn ra nặng hơn theo mức độ bệnh.
  • Có cảm giác đau rát khi đi tiểu.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu trở nên sẫm màu, tiểu không tự chủ được. Những điều này là do khi mắc bệnh, bàng quang bị kích thích hoặc giảm thể tích. Và đây có thể được coi là một trong số các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc nghẽn đường tiểu, có thể xuất hiện cục máu đông hoặc khối u xâm lấn.

Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng sau:

  • Đau ở vùng hông lưng.
  • Đau phần trên xương mu.
  • Đau ở vùng hạ vị.
  • Đau ở tầng sinh môn.
  • Đau xương.
  • Đau đầu.

1.2. Vì sao người bị bệnh ung thư bàng quang thường kén ăn?

Ung thư bàng quang không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn cản trở các hoạt động thường ngày của người bệnh. Khi mà khối u mang lại cảm giác đau đớn, cộng với tác dụng phụ của quá trình điều trị như việc hóa xạ trị sẽ khiến cho vị giác cũng như tâm trạng của người bệnh trở nên tồi tệ hơn. Kết quả nhiều cuộc khảo sát đã cho thấy, nhiều bệnh nhân bị ung thư bàng quang đã không còn cảm thấy ăn uống ngon miệng, hay thậm chí là không muốn ăn uống bất cứ thứ gì

Cũng chính vì vậy mà phần lớn bệnh nhân đều rơi vào tình trạng bị sụt cân kể từ khi phát bệnh. Đây được coi là một vấn đề khá nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và hiệu quả điều trị của người bệnh. Do đó, bên cạnh điều trị cơn đau, người bệnh cần hiểu được rằng một chế độ ăn uống phù hợp sẽ có thể hỗ trợ giảm được các triệu chứng của ung thư bàng quang cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.

2. Người bị bệnh ung thư bàng quang nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

2.1. Tăng cường bổ sung thêm Vitamin E

Vitamin E có thể được tìm thấy ở trong rất nhiều loại thực phẩm như trái cây mọng, các loại hạt ngũ cốc như ngô, hạnh nhân, óc chó… Loại vitamin này có thể hỗ trợ giảm tới 42% nguy cơ bị bệnh ung thư bàng quang ở người bệnh.

Vậy nên, người bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin E trong thực đơn ăn uống hàng ngày không chỉ để tốt cho sức khỏe, làm đẹp da mà còn giúp ngăn chặn tốc độ phát triển của ung thư bàng quang

2.2. Các loại thực phẩm giàu folate

Chất folate có trong một số thực phẩm như quả cam, súp lơ, ngô… nếu được bổ sung vào cơ thể với lượng phù hợp thì có thể đem lại tác dụng giúp bảo vệ các ADN tế bào khỏi thương tổn. Do đó giúp phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư bàng quang. 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người không cung cấp đủ lượng folate cho cơ thể thì có nguy cơ mắc ung thư bàng quang tăng cao gấp 3 lần so với người có chế độ ăn uống đủ folate.

XEM THÊM >>>Người bị bệnh ung thư bàng quang sống được bao lâu?

2.3. Những loại thực phẩm giàu vitamin

Bên cạnh vitamin E thì bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin khác cũng là một trong những cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang. Các loại vitamin có trong rất nhiều ở trong rau củ, trái cây tươi như đu đủ, dưa hấu, ổi,…

Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, là những chất giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể đồng thời làm giảm tình trạng đau nhức do phản ứng viêm và ung thư bàng quang gây nên. 

2.4. Chiết xuất từ lá cây tầm gửi

Một số nghiên cứu về các chất chiết xuất từ lá cây tầm gửi cũng đã chứng minh được các chiết xuất này có tác dụng ngăn ngừa và điều trị đối với bệnh ung thư bàng quang. Hoạt chất lectin chiết xuất từ lá cây tầm gửi có tác dụng lưu giữ lại ở bàng quang trong một khoảng thời gian dài. Từ đó sẽ tạo ra một lớp màng có tác dụng bảo vệ bàng quang khỏi các tổn thương.

2.5. Sữa chua

Sữa chua cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bị ung thư bàng quang. Thực phẩm này có công dụng cung cấp một lượng lớn vi khuẩn lactobacillus không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn có hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa và làm giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh ung thư bàng quang gây ra cho người bệnh.

Một số bằng chứng cũng cho thấy nếu thường xuyên sử dụng sữa chua và các thực phẩm lên men tự nhiên khác có thể giúp giảm đến 38% nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang so với những người không sử dụng loại thực phẩm này.

2.6. Bông cải xanh

Là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, bông cải xanh là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho các bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Thực phẩm này có thể giúp tiêu diệt các gốc tự do, bảo vệ những tế bào khỏe mạnh của cơ thể đồng thời làm chậm quá trình lan rộng của ung thư.

Đặc biệt, hợp chất glucosinolate được tìm thấy trong thành phần của loại thực phẩm này còn giúp ức chế tốc độ phát triển của khối u ác tính ở trong bàng quang. 

Bên cạnh đó, thường xuyên ăn bông cải xanh còn giúp bổ sung cho người bệnh một nguồn chất xơ dồi dào. Nhờ đó, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và chuyển hóa các chất dinh dưỡng, hỗ trợ làm tăng vị giác, cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Bông cải xanh là một thực phẩm người bị ung thư bàng quang nên ăn

2.7. Trà xanh

Uống nước trà xanh hay sử dụng các sản phẩm được làm từ trà xanh đều rất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Do trà xanh giàu EGCG là chất chống oxy hóa tự nhiên. Vậy nên nhóm thực phẩm từ trà xanh có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp loại bỏ được các gốc tự do có hại và làm chậm quá trình di căn.

Ngoài ra, trà xanh còn có một tác dụng khác đó là lợi tiểu tự nhiên. Nhờ khả năng này có thể giúp người bệnh cải thiện được một số tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt hay bí tiểu do ung thư bàng quang gây ra.

Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời của trà xanh trong quá trình điều trị ung thư bàng quang, mỗi ngày người bệnh nên hình thành và duy trì thói quen uống từ 2 – 3 tách trà xanh. Kết hợp sử dụng các sản phẩm khác từ trà xanh, chẳng hạn như bánh trà xanh để có thể giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

2.8. Nước ép việt quất

Nước ép việt quất là một loại thức uống rất giàu chất chống oxy hóa và chứa nhiều những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, chất xơ, protein, chất sắt, vitamin C, vitamin A và kali. Do đó sử dụng nước ép việt quất sẽ giúp cải thiện nhiều triệu chứng của bệnh như đau, khó chịu ở vùng bàng quang, đau ở phần bụng dưới hay xương chậu. Không chỉ có khả năng phòng ung thư bàng quang, nước ép việt quất còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư trong bàng quang.

2.9. Rau dền

Rau dền là một loại rau có tác dụng giảm viêm, chống nhiễm trùng đường tiết niệu rất tốt cho những bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Một số loại thực phẩm khác cũng có tác dụng tương tự với rau dền như là đậu xanh, đậu tương, cá trạch…

2.10. Tỏi

Tỏi chính là gợi ý tiếp theo cho câu hỏi người bị ung thư bàng quang nên ăn gì. Sở dĩ tỏi là thực phẩm được khuyến khích sử dụng trong thực đơn ăn uống của bệnh nhân ung thư bàng quang là nhờ trong thành phần có chứa nhiều allicin. Đây là một hợp chất có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ, có thể giúp ức chế vi khuẩn E.coli và một số tác nhân gây tổn hại đến bàng quang.

Người bệnh có thể sử dụng tỏi với nhiều cách khác nhau như là:

  • Ăn sống trực tiếp 2 đến 3 tép tỏi tươi mỗi ngày
  • Giã/đập nát tỏi để làm nước chấm trong bữa ăn hàng ngày.
  • Dùng tỏi tẩm ướp hay chế biến các món ăn.

3. Gợi ý một số món ăn tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư bàng quang

3.1. Gà hầm đậu đỏ

Với món ăn bổ dưỡng này cần phải chuẩn bị các nguyên liệu đó là:

  • 1 con gà mái khoảng 500g.
  • 100g đậu đỏ.
  • Một số loại gia vị như dầu ăn, muối, bột ngọt,…

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch đậu đỏ với nước sạch, rồi để ráo nước.
  • Sơ chế gà sạch sẽ rồi cho đậu đỏ đã chuẩn bị vào bên trong bụng gà, sau đó cho gà vào nồi. 
  • Đổ nước vào nồi với lượng vừa đủ ngập gà, nấu cho đến khi gà đã chín mềm thì nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn. 

3.2. Cá diếc nướng tỏi

Một món ăn khác mà người bệnh ung thư bàng quang nên thêm vào thực đơn đó là cá diếc nướng tỏi. Món ăn này không chỉ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn có khả năng hỗ trợ nâng cao cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh có thể chống chọi với bệnh tật một cách tốt hơn.

Chuẩn bị các nguyên liệu là: 1 con cá diếc và 3 – 4 nhánh tỏi. 

Cách thực hiện:

  • Cá diếc rửa sạch, mổ bụng, loại bỏ phần ruột, để nguyên phần vảy. 
  • Tỏi bóc bỏ vỏ, để cả nhánh sau đó cho vào trong phần bụng cá. 
  • Dùng giấy bạc sạch bọc kín cá lại, sau đó đặt lên trên vỉ nướng.
  • Sau khi cá đã chín thì có thể ăn cả cá và tỏi nướng. 

3.3. Cá chép nấu mướp

Người bệnh bị ung thư bàng quang thì không nên bỏ qua món cá chép nấu mướp. Đây là một món ăn vô cùng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe người bệnh cũng như quá trình điều trị.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 con cá chép tươi nặng khoảng 1kg, 100g mướp và 25g hành hoa. 

Cách thực hiện món ăn này: 

  • Cá chép mang đi đánh sạch vảy, mổ bụng và loại bỏ nội tạng. Sau đó mang cá đi rửa sạch lại, rồi vào cho vào nồi và đổ thêm một lượng nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa cho đến khi cá chín. 
  • Cho hành tươi và mướp đã xắt miếng nhỏ vừa ăn vào trong nồi, tiếp tục nấu thêm trong khoảng 2 – 3 phút là món ăn đã hoàn thành.
  • Múc cá chép ra bát và ăn khi cá còn nóng để đỡ mùi tanh. 

Người bệnh ăn cá chép nấu mướp thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe và tăng cường khả năng ngăn ngừa được sự phát triển của ung thư bàng quang. 

XEM THÊM>>> Siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang không? Cần thêm các xét nghiệm nào?

3.4. Thận dê nấu đảng sâm và hoàng kỳ

Thận dê nấu cùng với đảng sâm và hoàng kỳ không chỉ tốt cho sức khỏe người bị bệnh ung thư bàng quang mà còn có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư đồng thời tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật của người bệnh. 

Để chế biến được món ăn này cần chuẩn bị các nguyên liệu: 1 quả thận dê, các vị thuốc hoàng kỳ, đảng sâm và khiếm thực mỗi loại dùng 15g. Thêm vào đó là các gia vị cần thiết như muối, rượu vang, hành, gừng.

Cách thực hiện món ăn bổ dưỡng này như sau:

  • Thận dê mang đi thái thành từng miếng mỏng rồi cho vào nấu chung cùng với các vị thuốc đã chuẩn bị trên. 
  • Khi thấy thận dê gần được thì cho thêm các gia vị muối, hành, gừng sao cho vừa ăn là có thể dùng được. 
  • Người bệnh ung thư bàng quang nên sử dụng món ăn này khoảng 2 lần/tuần để có thể cảm nhận được hiệu quả một cách tốt nhất. 

3.5. Cháo thỏ ty tử

Việc ăn cháo thỏ ty tử thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn và điều trị căn bệnh ung thư bàng quang một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, món ăn này còn cung cấp nhiều các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng để người bệnh có khả năng chống lại căn bệnh ung thư. 

Chuẩn bị các nguyên liệu: 60g vị thuốc thỏ ty tử, 100g gạo tẻ và 50g đường trắng. 

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thỏ ty tử, cho nước với lượng vừa đủ vào rồi đem đi nấu lấy nước cốt rồi bỏ bã.
  • Tiếp theo thì cho gạo vào phần nước cốt này để đem đi nấu cháo. 
  • Nấu đến khi gạo chín mềm thì cho thêm đường trắng vào cho vừa với khẩu vị. 
  • Múc cháo ra bát, đợi đến khi nguội bớt thì có thể dùng. 

4. Bệnh nhân ung thư bàng quang không nên ăn gì?

4.1. Đường

Đường chính là kẻ thù chính không chỉ đối với bệnh nhân ung thư bởi chúng làm cho các tế bào ung thư phát triển với tốc độ nhanh hơn và trở nên khó kiểm soát hơn. Do đó, người bị mắc các bệnh ung thư bàng quang hay bị sỏi bàng quang hoặc bàng quang tăng hoạt đều nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa đường nhân tạo trong chế độ ăn uống hàng ngày. 

4.2. Đồ ăn nhanh

Mặc dù đồ ăn nhanh rất tiện lợi, có thể dễ dàng tìm thấy tại nhiều cửa hàng giúp tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên, các loại đồ ăn nhanh không chứa nhiều chất dinh dưỡng mà phần lớn lại được chế biến với quá nhiều dầu mỡ. Sử dụng các loại thức ăn này sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa gặp phải nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, sử dụng thường xuyên các loại thức ăn nhanh sẽ khiến người bệnh bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. 

4.3. Đồ uống có cồn và chất kích thích

Không chỉ những bệnh nhân bị ung thư bàng quang mà cả với những người có sức khỏe bình thường tốt cũng nên hạn chế tối đa sử dụng những thực phẩm có chứa các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga hay thuốc lào, thuốc lá. Đây là những tác nhân gây hại cho sức khỏe đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư nguy hiểm khác, đe dọa tới tính mạng của người bệnh. 

ung-thu-bang-quang-nen-an-gi-2
Không nên uống các loại đồ uống có cồn

4.4. Một số loại thủy hải sản

Người bị ung thư đại tràng không nên một số loại thủy hải sản như là:

  • Lươn.
  • Trạch.
  • Trai.
  • Ốc…

Bởi vì những động vật này thường sống ở dưới bùn nên sẽ mang rất nhiều ký sinh trùng và có thể chứa hàm lượng chì cao. Vậy nên các loại thủy hải sản này không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Bên cạnh đó, khi ăn các loại cá, người bệnh cũng nên tránh ăn phần đầu.

4.5. Cà phê

Cà phê cũng là một loại thức uống không có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Ngoài cà phê thì người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các nước uống khác có chứa nhiều caffein.

4.6. Các món nướng

Trong quá trình nướng ở nhiệt độ cao, thực phẩm có thể sản sinh ra hợp chất formol – một trong những tác nhân gây ung thư phổ biến. Chính vì vậy, người mắc bệnh ung thư bàng quang không nên ăn các món nướng nếu như không muốn bệnh tình tiến triển ngày càng nghiêm trọng.

4.7. Các loại thức ăn lên men

Một số thử nghiệm và thống kê đã cho thấy thực phẩm lên men( muối chua) có thể là tác nhân gây ung thư. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được dùng những thực phẩm như dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông…

4.8. Thực phẩm bị nấm mốc

Những thực phẩm như gạo, lúa mì, đậu, ngô, lạc… rất dễ ẩm mốc khi thu hái, bảo quản không tốt và có thể sản sinh ra chất độc hại gây ung thư đó là streptozotocin aflatoxin.

5. Một số lưu ý đối với người bị ung thư bàng quang

Để việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chế độ ăn uống của người bệnh cần có sự thay đổi, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng. Mỗi ngày có thể ăn 5 – 6 bữa nhỏ với các loại thực phẩm khác nhau để kích thích vị giác, tăng cảm giác ăn ngon miệng hơn. 
  • Các bữa ăn ban ngày cần bổ sung nhiều năng lượng hơn buổi tối, do người bệnh ban ngày cần vận động và tốn nhiều năng lượng hơn.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh nghĩ tiêu cực.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần tích cực tập luyện thể dục thể thao bằng các động tác vừa sức nhằm nâng cao thể trạng.
  • Người bệnh ung thư nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và tái khám đúng theo lịch của bác sĩ nhằm phát hiện vấn đề kịp thời cũng như kiểm tra quá trình hồi phục bệnh được tốt nhất. 

Như vậy, bài viết đã đưa ra một số gợi ý cho câu hỏi ung thư bàng quang nên ăn gì. Người bệnh cần có một chế độ ăn hợp lý để hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Hy vọng bài viết “Thực đơn cho bệnh nhân ung thư bàng quang” trên đây đã giúp cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về ung thư bàng quang. Hãy liên hệ chuyên gia của GHV KSOL qua tổng đài 1800 6808 hoặc hotline 096 268 6808 để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.

XEM VIDEO: Bản tin VTC1 ngày 16/05/2017: SX thành công sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7