Những loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến hiện nay
Nội dung bài viết
Lựa chọn đúng loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ giúp bệnh được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả. Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng chuyên gia của GHV KSol đi tìm hiểu những nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả nhất hiện nay nhé.
XEM THÊM:
- Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
- [Tư vấn] Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
- Giải đáp từ chuyên gia: Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?
1. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh khá phổ biến ở đường tiêu hóa nhưng nếu không được chẩn đoán kịp thời sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng. Bệnh gây ra các vết loét trên niêm mạc dạ dày, tá tràng và gây ra cảm giác khó chịu, nôn nao hoặc đau dạ dày. Trong một số trường hợp, các vết viêm loét này sẽ tự khỏi, tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần. Phần lớn người bệnh cần điều trị nhằm làm giảm các triệu chứng khó chịu, làm lành các vết loét và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Thông thường, thành dạ dày được niêm mạc dạ dày bảo vệ chống lại sự kích thích của axit dịch vị. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc khi dạ dày tiết ra quá nhiều axit dịch vị sẽ gây ra tình trạng bào mòn kèm theo đó là viêm hoặc hoại tử, hình thành các vết loét.
Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là đau bụng từng cơn, đặc biệt là đau vào nửa đêm hoặc khi đói. Ngoài ra còn có một số các triệu chứng khác như đầy hơi, buồn nôn và ợ hơi. Trong một số trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Xem thêm >>> Dấu hiệu ung thư dạ dày bạn không nên bỏ qua
2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori.
Ngoài ra, nếu sử dụng một số loại thuốc giảm đau NSAID (ibuprofen, diclofenac,…) trong thời gian dài có thể gây tổn thương thành niêm mạc của dạ dày. Theo thống kê cho thấy có khoảng 15% số người dùng thuốc giảm đau liên tục trong vòng 3 tháng sẽ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Các chất kích thích khác như rượu, bia, cà phê và hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Một nguyên nhân rất hiếm gặp của bệnh loét dạ dày tá tràng là là hội chứng Zollinger-Ellison, người bị hội chứng này sẽ có lượng axit dạ dày được sản xuất với số lượng cao hơn bình thường.
Viêm loét dạ dày tá tràng thường có tính chất gia đình và gặp phải nhiều hơn ở những người có nhóm máu O.
Nếu cuộc sống căng thẳng và áp lực có thể không gây ra các vết loét dạ dày nhưng nó có thể khiến một người bị nhạy cảm hơn với cơn đau của vết loét trong dạ dày.
3. Các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
Đối với người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra, thì việc điều trị cần kết hợp nhiều loại thuốc và có thể sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Với trường hợp viêm loét không kèm theo vi khuẩn Helicobacter pylori, các thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và làm lành vết loét sẽ được bác sĩ sử dụng. Các loại thuốc này bao gồm các chất kháng tiết axit dạ dày, chất trung hòa axit hoặc bao phủ vết loét được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Dưới đây là những nhóm thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả:
Thuốc kháng tiết axit dạ dày
Thuốc kháng tiết axit dạ dày bao gồm 2 nhóm chính là thuốc ức chế thụ thể histamin H2 (Histamine-2 receptor antagonists) và thuốc ức chế bơm proton (Proton pump inhibitor – PPI). Mặc dù cơ chế hoạt động khác nhau nhưng cả 2 nhóm đều có khả năng giúp giảm sản sinh axit dạ dày, làm giảm các triệu chứng đau, nóng rát, khó chịu và giúp làm lành vết loét nhanh chóng.
- Một số thuốc nhóm kháng H2 được sử dụng phổ biến hiện nay như: cimetidin, ranitidin, famotidin … Các loại thuốc này được sử dụng trong các trường hợp viêm loét dạ dày đơn giản và có ít triệu chứng hoặc giúp giảm tiết axit khi ngủ. Các loại thuốc này sẽ được hấp thu tốt sau khi uống và sẽ có tác dụng ngăn chặn sự tiết axit thông qua quá trình ức chế thụ thể H2 tại tế bào viền ở dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm Proton thường được sử dụng có thể kể đến như: esomeprazol, omeprazol, pantoprazol … Các thuốc này được sử dụng nhiều nhất và có tác dụng giúp điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày. Thuốc còn được sử dụng kết hợp cùng với các loại kháng sinh trong các liệu trình tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori. Thuốc ức chế bơm proton sẽ ức chế tiết axit trong dạ dày thông qua khóa bơm proton tại tế bào thành dạ dày, từ đó giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và hiệu lực làm lành vết loét cao. Các thuốc ức chế bơm proton còn được sử dụng kết hợp cùng với NSAID để phòng ngừa loét dạ dày.
Thuốc trung hòa axit dạ dày
Giống như tên gọi của thuốc, các nhóm thuốc này có tác dụng giúp trung hòa axit trong dạ dày. Nhóm thuốc này có các thành phần bao gồm: canxi cacbonat, acid alginic, magie hydroxit… có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau rát. Tuy nhiên thuốc không có khả năng giúp điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc trong thời gian lâu dài mà không có ý kiến của bác sĩ. Nếu lạm dụng thuốc quá nhiều có thể khiến người bệnh bỏ qua triệu chứng làm bệnh diễn ra âm thầm không kiểm soát được. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý, không dùng canxi cacbonat cho những người bị cao huyết áp hoặc những người đang ăn kiêng muối.
Xem thêm >>> Hóa trị liệu ung thư dạ dày sống thêm được bao lâu?
Thuốc bao phủ ổ loét, bảo vệ dạ dày
Sucrafat, subcitrate bismuth… là các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng có vai trò bao phủ ổ loét và giúp ngăn ngừa tổn thương niêm mạc và làm lành các ổ loét. Khi thuốc đi vào cơ thể sẽ tạo ra phức liên kết với các protein điện tích dương (+) trong dịch tiết tạo thành hợp chất nhầy bao phủ trong dạ dày. Từ đó, có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả. Ngoài tác dụng tạo màng bọc bảo vệ dạ dày, thuốc còn có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori- nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Từ đó giúp điều trị dứt điểm, ngăn ngừa chuyển biến xấu và phòng ngừa tái phát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tùy thuộc vào khả năng dung nạp thuốc mà bác sĩ có thể lựa chọn các loại kháng sinh phù hợp như amoxicillin; tetracyclin, clarithromycin, tetracyclin hoặc metronidazole… để điều trị. Tuy nhiên, cũng cần phải phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên để tăng hiệu quả loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori. Khi dùng kháng sinh, người bệnh cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng và đủ liều lượng.
4. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày
Cũng giống như các loại thuốc khác, sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc kháng axit giúp ngăn chặn sự hấp thu của các loại thuốc khác như tetracycline, thuốc sắt… và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chúng. Vì vậy, hai loại thuốc này nên được sử dụng để uống riêng biệt và cách nhau từ một đến hai giờ. Đối với loại thuốc kháng axit có công thức khác nhau có thể sẽ tạo ra tác dụng nhuận tràng nhẹ hoặc dẫn đến táo bón.
Các tác dụng phụ của thuốc chẹn H2 bao gồm triệu chứng nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn. Các tác dụng phụ sẽ giảm dần nếu người bệnh ngừng thuốc.
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày
- Để điều trị có hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần đến kiểm tra tại các cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra liệu trình phù hợp nhất. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc không kê đơn như thuốc trung hòa axit để làm giảm các triệu chứng nhưng không nên chủ quan và phải khám bệnh nếu các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng không thuyên giảm.
- Dùng thuốc viêm loét dạ dày tá tràng theo chỉ định và đầy đủ liệu trình được bác sĩ chỉ định. Không nên ngưng thuốc giữa chừng hoặc quên liều, bỏ liều đặc biệt là các thuốc kháng sinh vì có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và dẫn đến thất bại điều trị hoặc bệnh tái đi tái lại không dứt điểm.
- Thông báo với bác sĩ điều trị các loại thuốc người bệnh đang dùng kể cả các loại thực phẩm chức năng hay các sản phẩm bổ sung khác để tránh tương tác bất lợi. Việc uống thuốc trước ăn hoặc sau ăn không theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ cũng có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị.
- Lưu ý theo dõi chuyển biến của bệnh cũng như sự xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc trong thời gian dùng thuốc và cần đến khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau quặn bụng, nôn mửa, đi ngoài phân đen và cảm thấy yếu mệt … Đó có thể là dấu hiệu của biến chứng huyết dạ dày cần phải được điều trị kịp thời.
- Không nên dùng các loại thức ăn chua, cay nóng hoặc thức ăn cứng, thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, chướng bụng trong thời gian điều trị. Người bệnh cũng cần hạn chế tối đa việc dùng các thức uống chứa cồn vừa để tăng hiệu quả điều trị và cũng vì có thể gây tương tác có hại với một số kháng sinh như metronidazol, tinidazol …
- Nên thay đổi lối sống, giảm thiểu các thói quen xấu như tránh rượu bia, không hút thuốc, ăn nhiều rau, trái cây, giàu chất xơ … cũng giúp kiểm soát và tránh bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tái phát.
6. Cách phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
Bạn có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng nếu bạn thay đổi một số thói quen sống như:
- Không hút thuốc, không sử dụng rượu bia hoặc đồ uống có cồn.
- Không nên dùng thuốc aspirin, ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid khác trong thời gian dài. Nếu đang dùng một trong những loại thuốc này hàng ngày, cần hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc để giúp bảo vệ dạ dày.
- Xây dựng thói quen ăn uống hợp lý, tránh thức ăn có tính kích thích và khó tiêu hóa.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần vui vẻ, tránh tình trạng căng thẳng và thư giãn.
- Không nên uống thuốc khi bụng đói, trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn nằm được các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin HTV9 16/05/2017: Công bố Phức hệ Nano Extra XFGC trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu