Tiểu cầu thấp nên kiêng ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe?

Khi bị tiểu cầu thấp nên kiêng ăn gì hay nên ăn gì để hỗ trợ cải thiện sức khỏe là một chủ đề được nhiều người bệnh quan tâm, gửi thắc mắc về cho GHV KSol. Vì vậy, bài viết này được thực hiện với hy vọng giúp cho các bạn đọc có thể hiểu hơn về bị tiểu cầu thấp nên kiêng ăn gì? Nên ăn gì cho tốt.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu chung về tiểu cầu thấp

Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu những tế bào nhỏ ở trong máu, giữ vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Bình thường, lượng tiểu cầu trong máu là khoảng 150-450 G/l (Một G (Giga) tương đương với 1 tỷ tế bào).

Tiểu cầu thấp là tình trạng như thế nào?

Nếu mức tiểu cầu trong cơ thể dưới 100G/l thì được gọi là tình trạng tiểu cầu thấp.

Tình trạng tiểu cầu thấp này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Phụ nữ bị hành kinh ra quá nhiều máu đi kèm với các triệu chứng cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Mắc các bệnh như ung thư, bệnh lý ở gan, bệnh bạch cầu, thiếu máu…
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người nghiện uống rượu bia và những người bị thiếu vitamin B12.

Tiểu cầu giảm thấp có nguy hiểm không?

Khi tiểu cầu giảm xuống thấp sẽ khiến cho quá trình đông máu bị rối loạn. Xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài ở các vết thương, chảy máu chân răng, chảy máu mũi. Bên cạnh đó còn gây ra các vết bầm tím trên cơ thể.

Tiểu cầu thấp cũng là một nguyên nhân khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến xuất huyết các tạng trong cơ thể, mà nguy hiểm nhất là xuất huyết não.

Tùy theo tình trạng của mỗi người mà sẽ có những biện pháp điều trị tình trạng tiểu cầu thấp khác nhau. Nhưng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với việc khắc phục vấn đề tiểu cầu thấp nói riêng và tăng cường sức khỏe nói chung.

tieu-cau-thap-nen-kieng-an-gi-1
Tiểu cầu thấp có thể gây ra chảy máu mũi, chảy máu kéo dài ở vết thương

2. Người bị tiểu thấp nên kiêng ăn gì?

Đối với những người bị tiểu cầu giảm thấp thì trong chế độ ăn cần lưu ý chọn lọc và tránh sử dụng những loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng tới việc làm tăng tiểu cầu trở lại. Một số thực phẩm người bị tiểu cầu thấp nên kiêng ăn đó là:

2.1. Các loại đồ uống có cồn

Khi bị giảm tiểu cầu xuống thấp, thời gian đông máu của cơ thể sẽ kéo dài hơn. Mà khi sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu bia thì sẽ khiến cho mạch máu giãn ra và máu trở nên loãng hơn. Chính bởi vậy, người bị giảm tiểu cầu mà uống rượu bia sẽ rất nguy hiểm khi gặp chấn thương. Không những vậy, đồ uống có cồn còn không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là gan.

Do đó, tốt nhất là nên kiêng uống rượu bia để tránh tình trạng tiểu cầu thấp trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người.

2.2. Các loại thịt đỏ

Mặc dù trong các loại thịt đỏ có chứa rất nhiều protein tốt cho sức khỏe của người bệnh nhưng ăn quá nhiều những loại thịt này lại gây ra những tác hại không tốt. Một chế độ ăn chứa nhiều thịt đỏ sẽ khiến cho người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị gia tăng các hợp chất gây phá hủy tế bào.

Đồng thời, trong thịt đỏ cũng chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Khi hấp thụ các chất này vào cơ thể sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu và ảnh hưởng tới các tế bào máu, trong đó có tiểu cầu.

2.3. Tiểu thấp nên kiêng ăn gì – Tỏi

Trong tỏi có nhiều chất có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên. Tuy nhiên allium và các hợp chất allicin có trong tỏi mặc dù có tác dụng giúp loại bỏ những xơ vữa bám trên thành các mạch máu nhưng lại có thể làm loãng máu. Vậy nên với những người có chỉ số tiểu cầu thấp thì được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng tỏi trong các bữa ăn hàng ngày.

2.4. Tiểu cầu thấp nên kiêng ăn gì – Hành tây

Tương tự như tỏi, hành tây có thể loại bỏ các chất béo không tốt ra khỏi cơ thể. Nhưng người bị tiểu cầu thì không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này. Đó là vì hành tây có thể làm tan cục máu đông, khiến cho các triệu chứng của tiểu cầu thấp trở nên trầm trọng hơn.

tieu-cau-thap-nen-kieng-an-gi
Tiểu cầu thấp nên kiêng ăn gì? Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, rượu bia…

2.5. Tiểu cầu thấp nên kiêng ăn gì – Một số thực phẩm khác

Ngoài những thực phẩm đã kể trên thì người bị tiểu cầu thấp nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây:

  • Các loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, pizza, hamburger…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
  • Các loại quả mọng, cà chua.
  • Những loại thực phẩm đã chế biến sẵn, đồ đóng hộp, chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản.
  • Những món ăn chế biến với nhiều dầu mỡ.
  • Mỡ của động vật.
  • Trà, cà phê, các loại nước uống có chứa caffeine, nước ngọt có ga…

Nguyên nhân là bởi vì những thực phẩm kể trên có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tăng hồng cầu của cơ thể. Vậy nên cần tránh ăn những thực phẩm này để hạn chế tình trạng tiểu cầu thấp trở nên tồi tệ hơn.

3. Người bị tiểu cầu thấp nên ăn gì?

Bên cạnh chú ý đến những thực phẩm cần tránh thì người bị tiểu cầu thấp cũng nên quan tâm và bổ sung các thực phẩm tốt cho tình trạng sức khỏe của mình. Một số thực phẩm gợi ý cho người bị tiểu cầu thấp nên ăn đó là:

3.1. Nhóm thực phẩm giàu Folate

Folate hãy còn được gọi là vitamin b6 là một chất rất cần thiết cho các tế bào máu hoạt động tốt hơn, nhất là giúp tăng lượng tiểu cầu được sản sinh. Acid folic chính là một dạng tổng hợp của folate.

Trung bình, một người trưởng thành cần tối thiểu 400μg folate/ngày. Đối với phụ nữ có thai thì cần nhiều folate hơn, đó là 600μg/ngày.

Các thực phẩm giàu folate nên bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày là:

  • Rau có màu xanh đậm, nhiều lá như rau chân vịt, bông cải xanh…
  • Gan bò.
  • Ngũ cốc ăn sáng.
  • Đậu trắng.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên bổ sung quá nhiều axit folic tổng hợp từ các thực phẩm chức năng vì có thể gây cản trở chức năng của vitamin B12. Thay vào đó, nên chọn cách bổ sung folate từ thực phẩm sẽ vừa đảm bảo an toàn hơn mà lại đa dạng được dinh dưỡng cho cơ thể.

3.2. Những thực phẩm giàu sắt

Sắt là một trong những khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu và tiểu cầu. Với các trường hợp bị thiếu máu do thiếu sắt thì việc bổ sung sắt có thể làm tăng số lượng tiểu cầu.

Vì vậy, những người bị tiểu cầu thấp nói riêng và thiếu máu nói chung cần tăng cường bổ sung sắt từ các thực phẩm ăn hàng ngày. Đặc biệt là với những người có nhu cầu cao như bà bầu, người bị mất máu nhiều do chấn thương, phẫu thuật, phụ nữ thiếu máu do kinh nguyệt chảy nhiều, người nghiện rượu, mắc các bệnh lý về gan…

tieu-cau-thap-nen-kieng-an-gi-2
Người bị tiểu cầu thấp nên ăn thực phẩm giàu sắt

Hàu, gan bò, ngũ cốc, socola đen, các loại đậu… là những thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể lựa chọn, phối hợp vào trong thực đơn các bữa ăn hàng ngày. Có một lưu ý là nên ăn cùng với những thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể hấp thu sắt được tốt hơn đồng thời tránh ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi.

3.3. Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C có khả năng chống oxy hóa tự nhiên hiệu quả, nhờ đó mà tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không những thể, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C còn giúp cải thiện khả năng sản sinh tiểu cầu của cơ thể.

Những thực phẩm giàu vitamin C như là cam, bưởi, ổi, ớt, kiwi, rau bina, súp lơ xanh…

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý đó là với những thực phẩm giàu vitamin C thì bạn nên ăn trực tiếp hoặc làm salad. Vì việc chế biến, đặc biệt là chế biến ở nhiệt độ cao có thể làm phân hủy và giảm lượng vitamin C có trong thực phẩm.

3.4.Thực phẩm giàu vitamin B12 

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào hồng cầu đồng thời góp phần tăng sự sản xuất các tế bào tiểu cầu. Vậy nên bổ sung vitamin B12 là việc làm cần thiết với những người bị thiếu máu hay tiểu cầu thấp.

Vitamin B12 có nhiều trong các sản phẩm từ động vật như thịt bò, gan bò, cá hồi, cá ngừ, sò… Còn đối với thực vật thì những thực phẩm giàu vitamin B12 như là: ngũ cốc, cam, đậu nành, hạnh nhân 

3.5. Thực phẩm giàu vitamin K 

Một trong những chất đóng vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe của xương đó chính là vitamin K. Theo các nghiên cứu, lượng vitamin K cần cho người trưởng thành từ 19 tuổi trở lên là 120μg/ngày đối với nam giới và 90μg/ngày đối với nữ giới.

Vì vậy, cần bổ sung vitamin K từ các thực phẩm tự nhiên như củ cải, cải xoăn, đậu nành, dầu đậu nành, súp lơ, bí ngô…

3.6. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giữ vai trò thiết yếu trong chức năng của tủy xương – là các tế bào sản xuất ra tiểu cầu và các tế bào khác trong máu. Đồng thời, vitamin D cũng rất quan trọng đối với các hoạt động của xương, cơ bắp, hệ thống thần kinh và miễn dịch của con người.

Cơ thể có thể tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm vitamin D từ thực phẩm khi cơ thể không thể tự tổng hợp đủ được lượng vitamin D cần thiết, đặc biệt là với những người bị tiểu cầu thấp.

Những thực phẩm giàu vitamin D mà người bị tiểu cầu thấp nên sử dụng đó là:

  • Lòng đỏ trứng.
  • Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu cá…
  • Sữa chua và ngũ cốc ăn sáng.
  • Nước cam, sữa đậu nành, nấm…

3.7. Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A rất cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống lại được các tác nhân gây bệnh nói chung và những yếu tố gây giảm tiểu cầu nói riêng. Đồng thời, vitamin A còn giúp bổ điều hòa quá trình sản sinh tiểu cầu từ tủy xương được diễn ra ổn định.

Một số thực phẩm giàu vitamin A gợi ý cho bạn đó là: Cá hồi, khoai lang, trứng, cà rốt, ớt chuông, dưa lưới…

Trên đây là một số thông tin có thể giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc tiểu cầu thấp nên kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, GHV KSol còn gợi ý cho bạn một số thực phẩm nên ăn khi bị tình trạng tiểu cầu thấp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn đọc.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC