Tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng sẽ có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị triệt căn. Cùng tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng trong bài viết dưới đây của GHV KSOL.

XEM THÊM:

1. Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng còn gọi là ung thư ruột kết hay ung thư đại trực tràng là bệnh ác tính gây ra bởi các tế bào bất thường có nguồn gốc từ trực tràng, ruột kết hoặc manh tràng, có khả năng xâm lấn hoặc di căn tới các cơ quan khác của cơ thể. Gan, não, xương, phổi,… là các bộ phận thường bị ung thư đại tràng di căn đến.

Ung thư đại tràng có khả năng di căn xa rất mạnh
Ung thư đại tràng có khả năng di căn xa rất mạnh

Đây là loại ung thư có khả năng di căn xa rất mạnh. Đau bụng quặn, thay đổi thói quen đi vệ sinh như táo bón, tiêu chảy thường xuyên, bí đại tiện, có khi trung tiện hoặc phân đen,… là những biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên các dấu hiệu này thường mờ nhạt, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác nên thường phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, tiên lượng sống thường không còn tốt.

2. Các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng hiện nay

Phẫu thuật ung thư đại tràng là phương pháp cắt bỏ các khối u đại tràng, cùng với đó sẽ nạo vét các mô và hạch bạch huyết lân cận. Các đoạn đầu đại tràng còn lại sẽ được khâu nối với nhau sau khi các phần có khối u được cắt bỏ. Người bệnh sẽ có chỉ định gắn hậu môn nhân tạo trong trường hợp khối u đã lan tới các cơ quan lân cận và mỗi bên các mô còn lại không đủ để khâu nối với nhau.

Trường hợp bệnh ung thư đại tràng còn ở giai đoạn sớm, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả và triệt căn. Các phương pháp khác như hóa trị hoặc xạ trị sẽ được sử dụng bổ sung để đảm bảo loại trừ hết các tế bào ung thư sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, khi cần thu nhỏ khối u tạo điều kiện cho phẫu thuật thuận lợi, hóa trị và xạ trị cũng có thể được chỉ định cho người bệnh trước khi phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng có thể phân loại theo vị trí của tổn thương hoặc theo phương pháp mổ như sau:

2.1. Các loại phẫu thuật ung thư đại tràng theo vị trí của tổn thương

Tùy theo vị trí của tổn thương khối u trên đại tràng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật:

Phẫu thuật ung thư đại tràng theo vị trí tổn thương

Tổn thương ở đại tràng lên hoặc đại tràng xuống: Cắt đại tràng lên (phải) và cắt đại tràng xuống (trái) và lấy đi 1/3 đại tràng ngang. Nếu cắt 2/3 đại tràng ngang thì sẽ gọi là cắt đại tràng mở rộng.

Tổn thương đại tràng ngang: Cắt ⅔ đại tràng ngang gọi là cắt đại tràng mở rộng, phẫu thuật này hiếm hơn cắt đại tràng phải hoặc trái.

Tổn thương ở đại tràng chậu hông: Cắt đại tràng chậu hông, có khi lấy thêm một phần hoặc toàn bộ trực tràng. Trường hợp không thể làm hậu môn nhân tạo kiểu nòng súng  thì áp dụng phẫu thuật Hartmann cắt đại tràng chậu hông sau đó làm hậu môn nhân tạo kiểu tận, đóng mỏm trực tràng.

Tổn thương cả đại tràng: Cắt toàn bộ đại tràng hoặc toàn bộ đại – trực tràng. Nếu việc cắt toàn bộ thực hiện qua ngả bụng và tầng sinh môn gọi là phẫu thuật Miles.

Phẫu thuật ung thư đại tràng theo vị trí tổn thương
Phẫu thuật ung thư đại tràng theo vị trí tổn thương

2.2. Các loại phẫu thuật ung thư đại tràng theo phương pháp mổ

Tùy vào giai đoạn bệnh, vị trí tổn thương, mức độ phức tạp và lựa chọn của bệnh nhân mà bác sĩ phẫu thuật sẽ cân nhắc áp dụng cắt đại tràng qua mổ mở hay mổ nội soi.

2.2.1. Mổ mở

Đây là phương pháp truyền thống đã được thực hiện từ lâu. Bác sĩ và phẫu thuật viên sẽ rạch một đường dài giữa bụng bệnh nhân, dọc theo đường trắng ở bụng để lấy đi đoạn đại – trực tràng cần cắt. Ưu điểm của phương pháp này là tiếp cận được đoạn cần cắt bỏ dễ dàng do thao tác thuận lợi qua phẫu trường rộng. Tuy nhiên, nhược điểm là có sẹo dài, xấu; nguy cơ biến chứng và nhiễm trùng cao hơn.

2.2.2. Mổ nội soi

Đây là phương pháp tiên tiến hơn, không rạch thành đường lớn mà chỉ mổ một đường rất nhỏ trên thành bụng. Các dụng cụ nhỏ, hiện đại được đưa qua đường này vào ổ bụng, bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ quan sát trên màn hình, can thiệp cắt đoạn ruột thông qua các dụng cụ đó.

Phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u ở bệnh nhân ung thư đại tràng
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u ở bệnh nhân ung thư đại tràng

Ưu điểm của mổ nội soi là ít đau, sẹo nhỏ, nhanh hồi phục chức năng đại tràng, thời gian nằm viện ngắn, sinh hoạt lại bình thường nhanh, tính thẩm mĩ cao. Tuy vậy cũng không phải phương pháp này không có nhược điểm. Vì phẫu trường hẹp nên đòi hỏi máy móc thiết bị hỗ trợ hiện đại và bác sĩ phẫu thuật nhiều kinh nghiệm.

2.2.3. Đặt stent

Khi khối u làm tắc nghẽn đại tràng, các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng ở giai đoạn này sẽ là đặt stent kết hợp với phẫu thuật. Stent có thể được đặt trước khi phẫu thuật được thực hiện. Một stent là một kim loại rỗng hoặc ống nhựa mà bác sĩ có thể đặt bên trong ruột kết và thông qua các tắc nghẽn bằng cách sử dụng nội soi đại tràng. Ống này để giữ cho đại tràng mở và làm giảm tắc nghẽn để giúp bạn chuẩn bị cho phẫu thuật.

Nếu stent không thể được đặt trong đại tràng bị chặn hoặc nếu khối u đã gây ra một lỗ thủng trong đại tràng, có thể cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Đây thường là cùng một loại phẫu thuật cắt bỏ đại tràng được thực hiện để loại bỏ ung thư, nhưng thay vì kết nối lại các đầu của đại tràng, đầu trên của đại tràng được gắn vào một lỗ mở (gọi là lỗ thông) được tạo ra ở da bụng. Phân sau đó đi ra qua lỗ mở này. Điều này thường chỉ cần thiết trong một thời gian ngắn. Đôi khi phần cuối của ruột non (hồi tràng) thay vì ruột kết được nối với một lỗ khí ở da. Dù bằng cách nào, sẽ có một chiếc túi dính vào da xung quanh lỗ khí để giữ chất thải.

Một khi bệnh nhân khỏe mạnh hơn, một hoạt động khác (được gọi là đảo ngược ruột non hoặc đảo ngược hồi tràng) có thể được thực hiện để đưa hai đầu của đại tràng trở lại với nhau hoặc gắn hồi tràng vào đại tràng. Hiếm khi, nếu một khối u không thể được loại bỏ hoặc đặt stent, thì việc cắt bỏ ruột non hoặc cắt bỏ ruột có thể cần phải là vĩnh viễn.

3. Phẫu thuật ung thư đại tràng cần lưu ý gì?

3.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật ung thư đại tràng

3.1.1. Thăm khám bệnh nhân

– Khám tổng quát đánh giá chức năng các hệ cơ quan

– Khám tiền mê nhằm  đánh giá khả năng chịu đựng phẫu thuật.

3.1.2. Làm sạch đại tràng

– Mục tiêu để giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật từ trong lòng ruột vào ổ bụng.

– Đêm hôm trước và sáng cùng ngày mổ, người bệnh cần tắm rửa bằng dung dịch sát trùng Betadine.

– Vài ngày trước mổ, người bệnh cần ăn thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng. Còn 24 giờ trước mổ, người bệnh chỉ được uống nước như: nước thịt luộc, nước trái cây, nước đường và từ nửa đêm trước ngày mổ phải nhịn ăn hoàn toàn.

– Để tránh rối loạn nước – điện giải, bệnh nhân sẽ được truyền dịch thay thế khi tiêu chảy liên tục do phải uống thuốc sổ.

– Một vài ngày trước mổ người bệnh cần dùng kháng sinh đường uống.

3.2. Quá trình hồi phục sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Bệnh nhân được chuyển qua đơn vị chăm sóc hậu phẫu sau phẫu thuật đại tràng, ngưng thuốc an thần và theo dõi cho đến khi tỉnh lại, sau đó sẽ được chuyển về khoa.

Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, khuyến khích bệnh nhân đứng dậy và vận động càng sớm càng tốt để tạo nhu động ruột, giúp chức năng ruột mau hồi phục và làm máu lưu thông dễ dàng. Theo dõi khi người bệnh có dấu hiện trung tiện có thể giảm dần ăn bằng đường tĩnh mạch, chuyển sang bắt đầu ăn nhẹ để sau đó ăn uống về bình thường được.

Thời gian thường từ một đến hai tuần, nếu vết mổ thuận lợi, chức năng ruột hồi phục tốt, bệnh nhân có thể xuất viện. Thời gian này sẽ rút ngắn hơn nếu mổ nội soi.

3.3. Các nguy cơ của phẫu thuật ung thư đại tràng

Do đại tràng là nơi chứa chất thải và nhiều vi khuẩn nên ngoài các nguy cơ biến chứng như  nhiễm trùng vết mổ, viêm tắc tĩnh mạch, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, thở máy kéo dài, nhồi máu cơ tim,… giống bất kỳ cuộc phẫu thuật nào khác, đối với phẫu thuật ung thư đại tràng, nguy cơ nhiễm trùng sẽ còn cao hơn. Bên cạnh đó, phẫu thuật có thể chèn ép thần kinh, gây viêm phúc mạc, làm tổn thương các cấu trúc, cơ quan lân cận gây chảy máu,… do phẫu trường trong ổ bụng.

Nguy cơ hình thành khối apxe trong ổ bụng khi dịch trong lòng ruột rỉ ra ngoài vì mất tính toàn vẹn của ống tiêu hóa khi xì dò miệng nối do phẫu thuật cắt đoạn ruột và nối lại. Thêm vào đó, nguy cơ tắc ruột xảy ra khi lòng ruột bị hẹp do miệng nối quá nhỏ, khi lành tại tạo mô sẹo gây ra. Can thiệp phẫu thuật lại là cần thiết trong những trường hợp này.

4. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Các bạn không nên lầm tưởng khi phẫu thuật xong là bệnh sẽ khỏi và không quay lại. Không nghiên cứu nào đưa ra kết quả khi nào bệnh sẽ quay lại sau phẫu thuật u đại tràng. Chính vì vậy sau phẫu thuật bạn phải có cách chăm sóc phù hợp và một chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý để có thể tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân.

4.1. Việc đầu tiên sau phẫu thuật là kiểm soát tốt nhiễm khuẩn sau mổ

Kiểm soát nhiễm khuẩn cũng là vấn đề tối quan trọng trong phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng. Với các ca đại phẫu thuật, nếu thời gian nằm kéo dài trên 3 giờ, nguy cơ viêm phổi sẽ tăng lên. Do đó, bác sỹ sẽ tiêm truyền kháng sinh cả trước và sau mổ nhiều ngày để hạn chế các nhiệm khuẩn.

4.2. Theo dõi chặt chẽ sau mổ

Sau mổ đòi hỏi bác sỹ phải theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân (nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, mạnh). Theo dõi nhằm mục đích kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường sau mổ. Phát hiện tái phát càng sớm thì kết quả điều trị càng cao. Mổ lại được có thể xem là trị khỏi khi tái phát còn giới hạn tại chỗ.

4.3. Tập vận động sau mổ

Bệnh nhân cần được vận động sớm sau 1 ngày mổ với các bài tập đơn giản như: tập hít thở, vận động tại chỗ. Ngoài ra bạn cũng nên cho bệnh nhân ăn nhẹ (cháo, nước ép trái cây…) để nhu động ruột của người bệnh nhân bắt đầu hoạt động trở lại. Người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề khác nếu không vận động: tình trạng xì dò miệng nối, bị dính ruột và tắc đường ruột gây chướng bụng, không đại tiện được.

4.4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật đại tràng

Để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ vô cùng tốt cho bệnh nhân
Để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ vô cùng tốt cho bệnh nhân

Dưới đây là một số gợi ý dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật u đại tràng:

– Nên sử dụng các loại thức ăn giàu protein và nhiều calo như trứng, pho mát, sữa, kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, thịt, gia cầm, cá…để chế biến hàng ngày cho bệnh nhân sử dụng đặc biệt là sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân không ăn được nhiều có thể chia nhỏ bữa ăn.

Đặc biệt người mắc u đại tràng hay sau phẫu thuật đại tràng người bệnh nên tránh các loại nước uống có ga, rượu, bia và các loại thức ăn gây ra khí như đậu, đậu Hà Lan, bông cải xanh, bắp cải, củ cải, dưa chuột…

4.5. Chế độ tập luyện cho bệnh nhân sau phẫu thuật đại tràng

Sau phẫu thuật khi bệnh nhân đã ổn định có thể duy trì chế độ luyện tập thường xuyên như đi bộ, đạp xe..

Đối với bệnh nhân được tiên lượt tốt sau phẫu thuật (bệnh nhân có thể sống còn sau 5 năm). Thì bệnh nhân cũng nên tái khám 1 đến 2 lần/năm. Để bác sỹ có thể kiểm tra đánh giá tình trạng ung thư và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bệnh nhân

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức bổ ích về các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng. Để được tư vấn thêm về các phương pháp pháp phẫu thuật ung thư đại tràng và những giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn qua số 18006808 – 0962686808.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7