Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị hiệu quả

Ở Việt Nam, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai với hơn 20.000 ca mắc mới mỗi năm. Để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân ung thư phổi, triệu chứng, phương pháp điều trị hiệu quả, GHV KSol mời độc giả tìm hiểu bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Khái niệm ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản. Đây là bệnh lý ung thư nguy hiểm và phổ biến hàng đầu ở cả 2 giới.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 ca mắc mới ung thư phổi
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 ca mắc mới ung thư phổi

2. Các loại ung thư phổi

Ung thư phổi được chia thành 2 loại là ung thư phổi tế bào nhỏung thư phổi không tế bào nhỏ.

2.1. Ung thư phổi tế bào nhỏ

Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm khoảng 20% trong tổng số ca mắc ung thư phổi. Loại ung thư này thường có kích thước nhỏ, chứa các hạt nhân, có khả năng xâm lấn nhanh và di căn sớm, khó điều trị. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hút thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc lá.

Các loại ung thư phổi
Các loại ung thư phổi

2.2. Ung thư phổi không tế bào nhỏ

Ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia thành 3 loại là:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: có khoảng 25% người bệnh bị ung thư phổi biểu mô tế bào vảy với các triệu chứng ho ra máu, sụt giảm cân nặng nghiêm trọng, mệt mỏi kéo dài.
  • Ung thư biểu mô tuyến: loại này khá phổ biến hơn với khoảng 40% trong tổng số ca ung thư phổi. Bệnh gặp nhiều ở nữ giới, những người không hút thuốc, tiên lượng sống của loại bệnh này khả quan hơn.
  • Ung thư biểu mô tế bào lớn: Loại ung thư biểu mô tế bào lớn có thể xuất phát ở bất cứ vị trí nào trong phổi và khó điều trị hơn 2 loại trên. Bệnh cũng hiếm gặp chỉ chiếm 15%.

3. Nguyên nhân gây ung thư phổi

Cho tới nay, chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư phổi. Tuy nhiên có nhiều yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

3.1. Thuốc lá

Trong thuốc lá chữa nhiều chất gây ung thư, khi bạn hút thuốc lá, khí độc này sẽ đi vào cơ thể, trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Có tới 90% các ca mắc ung thư phổi nguyên nhân do thuốc lá.

Ngoài ra, việc hít phải thuốc lá thụ động trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

3.2. Hóa chất độc hại

Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như công nhân nhà máy, thợ mỏ….; những người hay phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ như nông dân… có khả năng cao mắc ung thư phổi.

Lý do là họ phải hít các hóa chất độc hại trong thời gian dài. Nếu không sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động đạt chuẩn, thì khả năng mắc bệnh cao hơn và nhanh hơn.

3.3. Ô nhiễm môi trường

Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp nếu hít phải trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

3.4. Tiền sử gia đình

Những người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người bình thường.

4. Những triệu chứng ung thư phổi

Mặc dù là bệnh thường gặp ở cả hai giới nhưng không phải ai cũng phát hiện sớm mình mắc bệnh. Lý do là bởi các dấu hiệu ung thư phổi thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về phổi thông thường.

Các triệu chứng ung thư phổi rõ ràng hơn khi khối u đã phát triển to dần và có khả năng xâm lấn sang các vị trí khác trong cơ thể. Dấu hiệu bệnh có thể thấy như:

4.1. Ho nhiều

Người bệnh ung thư phổi có thể thấy các cơn ho thường kéo dài, dai dẳng dẫn tới giọng nói khàn.

4.2. Thở nặng nhọc

Khó thở hoặc thở khò khè có thể không phải là một triệu chứng nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì bạn cần lưu ý. Đây có thể là triệu chứng do khối u ở phổi gây ra, cản trở hô hấp.

4.3. Đau ngực liên tục

Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười.

Triệu chứng thường gặp ở người bệnh ung thư phổi là đau tức ngực
Triệu chứng thường gặp ở người bệnh ung thư phổi là đau tức ngực

4.4. Ho ra máu

Ho ra đờm có lẫn máu hoặc ho ra máu với lượng ít hoặc nhạt màu thì bạn cũng không được chủ quan.

4.5. Nhiễm trùng phổi thường xuyên

Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mạn tính khác.

4.6. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Nếu cân nặng đột ngột thay đổi mặc dù bạn không áp dụng bất cứ biện pháp giảm cân nào thì bạn cần hết sức lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu ung thư phổi.

5. Cách chẩn đoán ung thư phổi

Để chẩn đoán mình có mắc ung thư phổi hay không, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư phổi hàng năm nếu thuộc các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Các xét nghiệm, chẩn đoán cần làm để biết ung thư phổi:

  • Khám tổng quát
  • Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CEA, CA 19-9
  • Siêu âm tổng quát ổ bụng
  • Chụp X-quang phổi
  • Chụp CT hoặc sinh thiết (theo nguyện vọng của bạn hoặc nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh)

6. Ung thư phổi sống được bao lâu?

Mắc bệnh ung thư phổi sống được bao lâu luôn là câu hỏi mọi bệnh nhân ung thư phổi và người nhà luôn thắc mắc. Tỷ lệ sống của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

6.1. Giới tính

Theo các nghiên cứu, Nữ giới thường có tỷ lệ sống trên 5 năm cao hơn nam giới: tỷ lệ sống trên 5 năm ở nam giới khoảng 15% và ở nữ giới khoảng 20%.

6.2. Giai đoạn bệnh cụ thể

Theo một vài nghiên cứu khoa học, tỉ lệ khỏi bệnh ung thư phổi ở các giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 1: 60-80%
  • Giai đoạn 2: 30-50%
  • Giai đoạn có thể hoạt động 3a : 10-15 %
  • Giai đoạn 3a không thể hoạt động : 2-5 %
  • Giai đoạn 3b: 3 – 7%
  • Giai đoạn 4: 1%

6.3. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của người bị ung thư phổi. Dựa vào thể trạng và giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp cho từng người bệnh.

6.4. Tâm lý

Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ sống của người bệnh ung thư nói chung và người bị ung thư phổi nói riêng. Người bệnh cần luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, trân quý khoảng thời gian hiện tại, nghĩ đến những điều tốt đẹp…

7. Phương pháp điều trị ung thư phổi

Ở giai đoạn sớm, các phương pháp điều trị như phẫu thuật có thể giúp chữa bệnh. Đối với các giai đoạn muộn, điều trị chỉ có thể giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư phổi giai đoạn cuối gây ra, đồng thời kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.

Các phương pháp điều trị ung thư phổi bao gồm:

7.1. Phẫu thuật

Khi ung thư phổi (đặc biệt là ung thư phổi không tế bào nhỏ) được chẩn đoán sớm, trước khi lan ra ngoài phổi, phẫu thuật thường có thể chữa bệnh. Có 3 phương pháp phẫu thuật cho bệnh ung thư phổi bao gồm: Cắt bỏ phân đoạn, cắt thuỳ, cắt bỏ toàn bộ 1 phổi.

Tác dụng phụ thường gặp của phẫu thuật là nhiễm trùng, chảy máu và khó thở, tùy thuộc vào chức năng của phổi trước khi phẫu thuật và số lượng mô phổi ra.

7.2. Xạ trị

Sử dụng tia phóng xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được kết hợp với hóa trị liệu. Tác dụng phụ có thể bao gồm mẩn đỏ và kích ứng da và mệt mỏi.

7.3. Hóa trị

Hóa trị là một biện pháp điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phân chia. Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc đi vào cơ thể qua đường uống. Đôi khi hóa trị liệu được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ, cùng với phẫu thuật. Hầu hết, hóa trị được sử dụng như một liệu pháp giảm nhẹ, cải thiện thời gian sống và giảm các triệu chứng.

7.4. Liệu pháp nhắm đích

Sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các loại thuốc qua đường máu và có tác dụng đến các tế bào ung thư khắp cơ thể. Một số người bị ung thư phổi không tế bào nhỏ đã lan rộng có thể được điều trị nhắm đích. Thuốc có thể thực hiện qua đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường uống.

Phương pháp điều trị như trên hướng tới các protein trên tế bào ung thư hoặc nhắm tới các tế bào bình thường đã bị ung thư tấn công. Phương pháp này mang lại nhiều hứa hẹn bởi vì nó gây ra ít tác dụng phụ hơn so với phương pháp điều trị khác.

7.5. Chiếu xạ sọ dự phòng (PCI)

Sử dụng bức xạ để diệt tế bào ung thư có thể đã lây lan đến não nhưng không thể hiện trên hình ảnh. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ.

8. Phòng ngừa bệnh Ung thư phổi

  • Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc.
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi và không khí bị ô nhiễm bằng cách cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc.
  • Đi khám sức khỏe để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh đường hô hấp
  • Tiêm vaccine cúm

Biện pháp phòng ngừa di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

HOTLINE TƯ VẤN: 1800 6808 – 0962 686 808

CÁC ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO TRONG GHV KSOL

Thời sự VTV1 19h 20/8/2016 nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao
Thời sự VTV1 22h30 ngày 26/07/2016 sản xuất thành công
PGS. TS Trần Đáng đánh giá về công nghệ Nano của GHV KSOL trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

MỘT SỐ CÂU CHUYỆN KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG GHV KSOL VÀ CÓ KẾT QUẢ TỐT TRONG ĐIỀU TRỊ

VTC14: CHUYỆN NGƯỜI LÍNH CHỐNG CHỌI VỚI UNG THƯ DI CĂN
TC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
VTV2 – HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 5: TRƯƠNG THỊ LIỄU NGƯỜI PHỤ NỮ VƯƠN LÊN VÌ SỰ SỐNG – GHV
VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 16: UNG THƯ – XIN ĐỪNG BUÔNG XUÔI

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7