Tìm hiểu phương pháp xạ trị ung thư thực quản và cách phòng ngừa
Nội dung bài viết
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị ung thư thực quản để nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, trong đó có xạ trị. Phương pháp xạ trị ung thư thực quản là gì? Cách phòng ngừa ung thư thực quản như thế nào? Cùng GHV KSOL tìm hiểu bài viết dưới đây.
Xen thêm:
- Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối
- Ung thư thực quản sống được bao lâu, điều trị bệnh như thế nào?
- Ung thư thực quản giai đoạn 2 có triệu chứng như thế nào?
- Chế dộ dinh dưỡng cho người ung thư thực quản
1. Phương pháp xạ trị ung thư thực quản là gì?
Thực quản là một ống dài nằm ở phía sau khí quản, tiếp xuống dưới thực quản đi qua lỗ mở của cơ hoành, là bộ phận nối miệng và cổ họng xuống dạ dày, tại đây có 1 van dùng để ngăn thức ăn trào ngược lên thực quản.
Ung thư thực quản là căn bệnh ung thư khởi phát từ tế bào lạ phát triển trong niêm mạc của thực quản. Tuy nhiên, bệnh ung thư thực quản có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân do tổn thương thực quản trước đó, trào ngược thực quản,… Tế bào ung thư xuất hiện khi thực quản mất đi chức năng cơ bản và suy yếu, không có khả năng kiểm soát chất lạ trong cơ thể.
Bệnh ung thư thực quản thường gặp ở những người từ độ tuổi 35 trở lên và phần lớn phổ biến ở nam nhiều hơn so với nữ. Mặc dù, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư thực quản, nhưng các yếu tố như: Tuổi tác, giới tính, di truyền; mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, Barrett thực quản; thừa cân, béo phì; lạm dụng rượu, bia thuốc lá; thói quen ăn uống là tác nhân gây ung thư thực quản.
Xạ trị ung thư thực quản là phương pháp sử dụng năng lượng cao X – quang hoặc các hạt khác để tiêu diệt các tế bào ung thư, giảm một số triệu chứng do khối u gây ra.
2. Các phương pháp điều trị ung thư thực quản khác
2.1. Phẫu thuật
Đây là phương pháp chủ yếu trong điều trị ung thư thực quản. Phẫu thuật có thể được áp dụng riêng hoặc kết hợp cùng các phương pháp khác. Dựa trên sự phát triển và vị trí của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ một phần của thực quản có khối u, nối thông dạ dày bằng phương pháp mổ mở hoặc nội soi.
Một số phương pháp phẫu thuật dùng cho ung thư thực quản:
– Phẫu thuật Lewis – Santy: Là cách phẫu thuật cắt thực quản qua 2 lần mổ đường bụng và đường ngực, chỉ định cho ung thư thực quản 1/3 giữa và 1/3 dưới, nghĩa là đoạn dưới cung động mạch chủ đến tâm vị.
– Phẫu thuật Akiyama: Cách phẫu thuật mở ngực cắt thực quản trước rồi mở bụng tạo ống dạ dày, mở cổ khâu miệng nối giảm tỷ lệ tử vong đáng kể so với khâu nối trong lòng ngực. Cách làm này được chỉ định cho ung thư thực quản 1/3 giữa và phần thấp của 1/3 trên.
– Phẫu thuật cắt thực quản không mở ngực: Giải phóng thực quản ngực bằng tay, không vét hạch, cắt thực quản ở cổ trái, tạo ống dạ dày đưa lên cổ nối với thực quản, được chỉ định dành cho ung thư thực quản 1/3 dưới.
– Phẫu thuật nội soi ung thư thực quản: Phẫu thuật nội soi ung thư thực quản về cơ bản tương tự như phẫu thuật Akiyama nhưng ngực và bụng được thay thế hoàn toàn bằng thao tác nội soi.
2.2. Hóa trị
Các thuốc hóa chất được tiêm vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc đường uống nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị cũng có thể kết hợp xạ trị để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
2.3. Đặt ống nội soi
Phương pháp này giúp làm giảm triệu chứng do khối u thực quản gây ra.
2.4. Đốt điện
Đây là phương pháp giúp tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách chiếu dòng điện vào khối u. Phương pháp này giúp loại bỏ dần khối u trong cơ thể.
2.5. Phương pháp áp lạnh
Phương pháp này là loại điều trị giảm nhẹ, giúp giảm kích thước của khối u.
3. Vai trò của xạ trị trong điều trị ung thư thực quản
Xạ trị ung thư thực quản được thực hiện cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu khi khối u chưa xâm lấn và di căn đến các cơ quan khác. Ngoài ra, xạ trị còn được chỉ định ở giai đoạn cuối nhằm:
– Thu nhỏ khối u, giảm đau đớn cho bệnh nhân, giảm những triệu chứng của ung thư thực quản.
– Kết hợp với các biện pháp khác như phẫu thuật nhằm làm giảm các biến chứng khi bệnh ung thư thực quản đã phát triển tới giai đoạn muộn. Hóa trị để tăng cường hiệu quả điều trị. Việc kết hợp giữa xạ trị và hóa trị có thể được áp dụng trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, việc kết hợp hai phương pháp này có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ.
– Ngăn ngừa ung thư tái phát sau điều trị.
– Tiêu diệt các tế bào tránh di căn đến các cơ quan khác như gan, xương, phổi, hạch bạch huyết…
4. Phương pháp xạ trị gây tác dụng phụ như thế nào?
Mặc dù xạ trị ung thư thực quản là một phương pháp tương đối an toàn giảm đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, xạ trị gây tác dụng phụ cho người bệnh với các triệu chứng như:
– Đau, khó nuốt, khô miệng, sưng đau lợi, thay đổi vị giác, mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
– Tiêu diệt những tế bào trong cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
– Gây ra hiện tượng sạm dạ, da bị khô, ngứa, nổi vảy hoặc nhạy cảm, bị đau hoặc sưng lên, các triệu chứng này thường xuất hiện trong 2 tuần đầu điều trị.
5. Cách phòng ngừa ung thư thực quản
5.1. Không hút thuốc lá
Các chất trong thuốc lá như Nicotine, Hắc ín (Tar), Carbon monoxide (khí CO), Nitrosamines, Benzene, Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH), Formaldehyde… Khi đi vào cơ thể chúng thẩm thấu trực tiếp vào lớp niêm mạc thực quản, kết hợp với hồng cầu lan nhanh sang các cơ quan khác trong cơ thể gây ra những tế bào ác tính dẫn đến ung thư thực quản. Đồng thời, việc hút thuốc lá sẽ làm cho thần kinh bị ức chế khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu đi, sức đề kháng bị suy giảm, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư thực quản phát triển.
5.2. Hạn chế uống rượu, bia
Việc lạm dụng và uống nhiều bia rượu là một nguyên nhân gây nên bệnh ung thư thực quản bởi các loại thức uống này kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị tăng khả năng gây tổn thương thực quản. Nếu bạn có thói quen uống nhiều rượu nên hạn chế và từ bỏ dần.
5.3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau quả, trái cây sẽ làm tăng sức đề kháng, giúp tiêu hóa tốt và ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thư thực quản. Hãy ưu tiên các thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều đạm và giàu protein, rau xanh, ngũ cốc, tinh bột, trứng, các loại nấm, bánh mềm và sữa, sữa chua… Bên cạnh đó, nên tránh ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm lên men, nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chua cay, nhiều đường.
5.4. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
Trọng lượng cơ thể thừa cân không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Duy trì một khẩu phần ăn khoa học, cắt giảm calo, tinh bột và chất béo, bên cạnh việc hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp bạn có một thể trọng cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc ung thư.
5.5. Tầm soát và khám sức khỏe định kỳ
Tầm soát là cách hữu hiệu nhất trong việc phát hiện triệu chứng ung thư thực quản sớm. Đồng thời định kỳ 6 tháng/lần đi thăm khám sức khỏe để có thể phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Trên đây là những thông tin quan trọng về xạ trị ung thư thực quản. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình điều trị.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng