Tìm hiểu tác dụng phụ của xạ trị ung thư
Nội dung bài viết
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư với hai mục đích chính là điều trị khối u và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư là lo lắng của nhiều bệnh nhân ung thư khi được bác sĩ chỉ định điều trị tia xạ.
1. Tìm hiểu xạ trị là gì?
Xạ trị là phương pháp điều trị cục bộ sử dụng tia, chất phóng xạ để tiêu diệt, làm nhỏ kích thước tế bào ung thư. Xạ trị có thể được chỉ định trong điều trị bệnh ung thư ở nhiều giai đoạn, ngay cả ở giai đoạn cuối của bệnh.
Xạ trị vừa có thể là phương pháp điều trị ung thư chính, vừa là phương pháp bổ trợ tích cực. Một số bệnh ung thư khá nhạy với tia xạ là ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng, ung thư thực quản (đoạn 1/3 trên).
Ba vai trò quan trọng của xạ trị là: điều trị khối u nhỏ khi mới khởi phát, ngăn chặn sự di căn tế bào ung thư và điều trị những triệu chứng ung thư giai đoạn muộn.
Trước và sau quá trình xạ trị, bác sĩ đều phải đánh giá tổng quát tình trạng bệnh nhân qua chụp cắt lớp vi tính, PET (chụp cắt lớp phát xạ positron),…
2. Các cách xạ trị ung thư
Hiện nay, có 3 cách xạ trị chính là xạ trị từ bên ngoài, xạ trị từ bên trong và dùng thuốc xạ trị.
Xạ trị từ bên ngoài
Xạ trị từ bên ngoài là cách xạ trị được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp này sử dụng tia năng lượng cao như tia X hay hạt proton phát ra từ máy gia tốc tuyến tính chiếu vào vị trí xuất hiện khối u để tiêu diệt. Đây là phương pháp cho phép điều trị khối u tại nhiều vùng cùng một lúc.
Trước khi thực hiện xạ trị, bác sĩ sẽ phải tính toán cẩn thận mức độ lây lan của các tế bào ung thư cũng như vị trí chính xác của khối u qua một số chẩn đoán hình ảnh để điều chỉnh lượng chiếu xạ phù hợp, đủ để tiêu diệt các tế bào ung thư và ít ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh nhất.
Thời gian xạ trị của mỗi bệnh nhân cũng khác nhau. Thông thường xạ trị chia thành nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 5 – 8 tuần và thực hiện xạ trị 5 ngày/ tuần.
Xạ trị từ bên trong
Một vật chứa chất phóng xạ sẽ được đặt vào bên trong cơ thể, cạnh khối u để tiêu diệt chúng. Xạ trị từ bên trong có tác dụng trong điều trị khối u khu trú tại một vùng với liều phóng xạ mạnh hơn chiếu xạ ngoài.
Thuốc xạ trị
Thuốc xạ trị I – 131 điều trị ung thư tuyến giáp
Thuốc xạ trị có thể được sử dụng trong điều trị ung thư xương, ung thư tuyến giáp… Loại thuốc này có thể được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch.
3. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao như tia X hay gamma hoặc các hạt nguyên tử như electron, proton chiếu vào khối u để tiêu diệt chúng. Cùng với phẫu thuật và hóa trị liệu, xạ trị là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh ung thư, giảm nguy cơ ung thư tái phát, điều trị tốt triệu chứng giai đoạn muộn…
Có không ít bệnh nhân được bác sĩ chỉ định xạ trị tỏ ra lo lắng vì không biết xạ trị có đau không. Thực tế, dù ít hay nhiều, bất kì phương pháp điều trị ung thư nào đều có những tác dụng không mong muốn nhất định. Với bệnh nhân điều trị bằng tia xạ, đau rát da cũng là triệu chứng khá phổ biến tuy nhiên mức độ biểu hiện ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Ở một số bệnh nhân, ở vùng điều trị da trở nên sưng tấy, đỏ, da cũng có thể bị loét đau. Thông thường, đau rát sẽ biến mất sau khi liệu trình điều trị kết thúc.
Ngoài tác dụng phụ trên, bệnh nhân điều trị xạ trị có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ khác như:
- Khô da, rụng lông, tóc…
- Vùng đầu cổ: cảm giác khó chịu vùng miệng, khô miệng, đỏ, viêm loét niêm mạc, đau, chảy máu, khó ăn uống…
- Vùng hầu, thực quản: khó nuốt, nuốt đau, nuốt sặc
- Ho khan dai dẳng
- Tăng áp lực nội sọ gây buồn nôn, nhức đầu, thay đổi hành vi…
4. Đối phó với chứng đau rát da sau xạ trị
Thực tế, các tác dụng phụ đều sẽ thuyên giảm sau khi kết thúc liệu trình điều trị một thời gian. Để bệnh nhân không lo lắng quá mức và tập trung điều trị, các bác sĩ thường sẽ thông báo trước một số tác dụng phụ có thể gặp phải và cách xử lý.
Riêng với triệu chứng đau rát vùng da sau điều trị tia xạ, cần chú ý rửa da sạch và để khô tự nhiên, dùng một số loại kem bôi da giảm tấy đỏ và sử dụng thêm thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và thuốc giảm đau khi đau nhiều. Bệnh nhân có triệu chứng này cũng cần lưu ý giữ ẩm da, tránh ánh nắng tiếp xúc với vùng da tổn thương, không mặc quần áo bó gây khó chịu, không chà xát, gãi làm xước vùng điều trị… Với trường hợp bệnh nhân đau liên tục không thuyên giảm tại một vị trí cần thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị hợp lý, kịp thời.
Điều trị ung thư là cả một quá trình chiến đấu lâu dài của người bệnh và cả bác sĩ. Trước khi chỉ định điều trị tia xạ cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ phải tính toán cẩn thận để đưa ra phác đồ hiệu quả nhất dựa trên các xét nghiệm. Tin tưởng và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ là điều kiện cần có để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả.
5. Cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị để giảm biến chứng
Chế độ ăn uống
Trong thời gian xạ trị, người bệnh có thể bị chán ăn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng và không đủ sức đề kháng. Vì thế sau xạ trị, người bệnh cần chú ý:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Ăn đúng giờ sẽ giúp người bệnh giảm thiểu các tác dụng phụ sau xạ trị, giúp người bệnh có cảm giác khỏe hơn.
- Nên ăn thức ăn mềm xay nhuyễn hoặc chế biến nhiều nước. Nên sử dụng một số thức ăn, đồ uống chua nhằm giúp tăng tiết nước bọt. Tránh các thức ăn uống chứa nhiều đường.
- Ăn những thức ăn dễ tiêu, nên ăn các món súp hoặc canh, ăn những thức ăn ở nhiệt độ hơi lạnh sẽ dễ tiêu hóa hơn thức ăn quá nóng.
- Nước uống trái cây, nước rau củ rất tốt cho bệnh nhân xạ trị, nên uống trước bữa ăn ít nhất 1 giờ.
Chế độ sinh hoạt
Sau xạ trị, cơ thể người bệnh có thể mệt mỏi nên cần được nghỉ ngơi nhiều. Nghỉ ngơi tại chỗ trong phòng thoáng khí, sạch sẽ.
Hạn chế vận động và nếu vận động nên chọn các môn thể thao vừa sức như đi bộ, dưỡng sinh, yoga…
Cần theo dõi tình trạng sức khỏe để xử trí sớm biến chứng sau xạ trị
Người bệnh có thể được chỉ định điều trị xạ trị hoặc xạ trị kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật hoặc hóa trị. Tuy nhiên, không phải bệnh ung thư nào cũng cần xạ trị để điều trị bệnh. Tùy vào từng loại bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu điều trị bằng phương pháp xạ trị thì tác dụng phụ của xạ trị ung thư là không thể tránh khỏi, người nhà cần có chế độ và phương pháp chăm sóc hợp lý để giảm đau đớn của người bệnh hiệu quả. Để gặp chuyên gia tư vấn giải pháp nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ cho người xạ trị ung thư, hãy gọi tổng đài 18006808 – hotline 0962686808 hoặc để lại thông tin chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng