Tìm hiểu về bệnh ung thư bạch cầu cấp tính
Nội dung bài viết
Ung thư bạch cầu cấp tính tiến triển rất nhanh và cần điều trị ngay lập tức. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh ung thư bạch cầu cấp tính là gì?
Ung thư bạch cầu cấp tính là một loại ung thư bạch cầu tiến triển rất nhanh và cần điều trị ngay. Bệnh ung thư bạch cầu cấp tính chiếm gần 1 nửa trong tổng số các trường hợp ung thư bạch cầu.
Bệnh bạch cầu là tình trạng tế bào gốc tạo máu trải qua biến đổi ác tính và trở thành tế bào bất thường, không thực hiện được các chức năng của các tế bào máu trắng, đồng thời có tuổi thọ bất thường. Những tế bào bất thường này sinh sôi nảy nở, thay thế mô tủy bình thường và tế bào máu trắng khỏe mạnh, gây thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các tế bào ung thư có thể đi qua đường máu, xâm nhập vào các cơ quan khác bao gồm gan, lá lách, các hạch bạch huyết, hệ thần kinh trung ương, thận và tuyến sinh dục.
Khi tủy xương được lấp đầy với các tế bào ung thư bạch cầu, có rất ít chỗ cho các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và tiểu cầu được sản xuất. Điều này gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe.
Ung thư bạch cầu cấp tính gồm 2 loại:
Ung thư bạch cầu lympho cấp tính (ALL): Là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, và thường gặp ở trẻ từ 1 – 4 tuổi.
Ung thư bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính (AML): phổ biến hơn và thường được chẩn đoán ở nam giới. Loại ung thư này cũng phổ biến hơn ở người lớn tuổi so với trẻ em.
2. Triệu chứng bệnh ung thư bạch cầu cấp tính
– Thiếu máu: Thiếu các tế bào máu đỏ có thể khiến da của người bệnh xanh xao, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi và khó thở.
– Nhiễm trùng lặp đi lặp lại: Thiếu các tế bào máu trắng bình thường có thể gây ra lở loét miệng, đau họng, sốt, ra mồ hôi, ho, mụn nhọt, vv…
– Dễ bầm tím và chảy máu: Thiếu tiểu cầu có thể gây bầm tím, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, xuất hiện những đốm màu đỏ hoặc màu tím nhỏ trên da hoặc miệng (xuất huyết)…
3. Điều trị ung thư bạch cầu cấp tính
Các phương pháp điều trị ung thư bạch cầu cấp tính bao gồm: hóa trị, liệu pháp sinh học, cấy ghép tế bào gốc, vv… Lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân.
Liệu pháp sinh học: là phương pháp giúp giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại ung thư.
Hóa trị: sử dụng các loại thuốc gây độc tế bào để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể sử dụng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, hay dịch não tủy. Phương pháp này cũng có thể tiêu diệt các tế bào bình thường và gây ra nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu gây mệt mỏi, ốm yếu, rụng tóc, đau bụng gây buồn nôn, tiêu chảy, lở loét trong miệng, khô miệng, vv…
Trị liệu cảm ứng: là sự kết hợp của hóa trị liệu, liệu pháp nhắm mục tiêu.
Xạ trị: sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể sử dụng toàn thân, hoặc xạ trị tại một khu vực cụ thể. Xạ trị cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhưng hầu hết là tạm thời.
Ghép tế bào gốc: sau khi được hóa trị liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư, bệnh nhân có thể được cấy ghép tế bào gốc, cho phép cơ thể phát triển các tế bào máu khỏe mạnh mới. Cấy ghép gồm 2 loại cấy ghép tự thân và cấy ghép đồng loại.
Liệu pháp nhắm mục tiêu: Các loại thuốc được sử dụng để tập trung chính xác tới những phần chứa tế bào ung thư, làm tiêu diệt, hoặc ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và lây lan. Phương pháp điều trị này có thể giúp hạn chế một số tác dụng phụ, do nó chỉ tập trung tiêu diệt tế bào ung thư, ít ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh.
Thận trọng chờ đợi: Một số người bệnh tiến triển chậm và không có triệu chứng thì có thể chưa cần điều trị ngay, mà được giám sát thông qua việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
4. Cách phòng ngừa ung thư bạch cầu
Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại
Đây là một trong những cách phòng bệnh ung thư máu hiệu quả. Các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, benzen, asen… nếu tiếp xúc trong thời gian dài sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư máu. Vì thế chúng ta cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Tránh tiếp xúc với tia bức xạ
Những người làm việc trong môi trường năng lượng hạt nhân, điện tử hoặc từng điều trị với xạ trị thường rất dễ có khả năng bị ung thư máu. Để phòng bệnh hiệu quả, chúng ta cần tránh tiếp xúc với tia bức xạ hoặc sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động trước khi vào môi trường độc hại.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Các loại mỹ phẩm làm đẹp hay mỹ phẩm chăm sóc da hàng ngày có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư máu. Đặc biệt nếu sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc những sản phẩm kém chất lượng càng gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì thế thay vì sử dụng mỹ phẩm, bạn nên lựa chọn các sản phẩm từ tự nhiên như mặt nạ tự nhiên hoặc dưỡng da bằng các sản phẩm uy tín, có thương hiệu trên thị trường…
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc rất nhiều căn bệnh ung thư trong đó có ung thư máu. Chính vì thế bạn nên bổ sung nhiều rau củ quả giàu vitamin cho cơ thể hàng ngày; giảm các loại thức ăn lên men, thức ăn nướng, thực phẩm cay, chiên rán, thực phẩm béo, chế biến sẵn, rượu bia, thuốc lá…
Vận động hàng ngày
Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày 30 phút và 5 ngày/tuần sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giảm khả năng mắc ung thư máu.
Khám sức khỏe định kỳ
Việc chủ động thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những dấu hiệu không ổn về sức khỏe. Từ đó thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định rõ bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp.
Hy vọng bài viết trên đây giúp cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về ung thư bạch cầu cấp tính. Để gặp chuyên gia tư vấn, bạn đọc có thể liên hệ qua tổng đài 18006808/ Hotline 0962686808.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng