Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng
Tùy vào mức độ xâm lấn của bệnh, tình trạng sức khỏe, mà có các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng khác nhau. Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất trong điều trị ung thư đại tràng, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu.
1. Tìm hiểu về bệnh ung thư đại tràng
1.1. Ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính xảy ra ở đại tràng (phần dài nhất của ruột già). Ung thư đại tràng phổ biến thứ 4 ở nam giới và thứ hai ở nữ giới với tỷ lệ mắc mới hàng năm tăng cao.
1.2. Các biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng
Biểu hiện bệnh ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường khó nhận biết và rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác. Càng về giai đoạn sau, biểu hiện bệnh càng rõ.
- Táo bón
Đây là biểu hiện bệnh ung thư đại tràng ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Nguyên nhân là do đại tràng là nơi chứa và bài tiết phân nên khi khối u phát triển, sẽ làm giảm chức năng của đại tràng gây rối loạn đường ruột dẫn đến táo bón.
- Đau bụng
Bụng là bộ phận chứa nhiều cơ quan của cơ thể, trong đó có đại tràng. Bất kì sự tổn thương nào của các cơ quan bên trong bụng đều gây đau vùng bụng. Chứng đâu bụng do bệnh ung thư đại tràng thường khởi phát từ vị trí dưới rốn và sau đó lan ra các vùng khác của bụng.
- Thói quen đại tiện thay đổi
Bệnh nhân ung thư đại tràng thường có thói quen đại tiện nhiều hơn những người bình thường nhưng lại khó đại tiện. Nguyên nhân là do các khối u phát triển ở trực tràng ảnh hưởng đến cơ vòng và gây đau khi đại tiện.
- Phân có màu đen, dính máu và chất nhầy
Trạng thái phân của bệnh nhân ung thư đại tràng khác so với những người khỏe mạnh. Khi các khối u phát triển với kích thước lớn dễ bị chảy máu hoặc bong lớp vảy bên ngoài kết hợp với thành đại tràng bị viêm loét do tổn thương dễ dẫn đến chảy máu và theo đường phân ra ngoài. Máu trong phân thường có màu đen và kèm chất nhầy, khác với hiện tượng đi ngoài ra máu đỏ thường gặp ở bệnh trĩ.
- Khuôn phân mỏng, dẹt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện khuôn phân mỏng dẹt. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian và kèm theo hiện tượng táo bón thì cần đặc biệt cảnh giác.
- Một số biểu hiện toàn thân khác
Ngoài các biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng trên, người bệnh còn có một số biểu hiện toàn thân khác như chán ăn, sút cân nhanh chóng. Nếu các tế bào di căn đến xương, phổi còn gây đau xương, xương dễ gãy, ho…
Ung thư đại trực tràng cực kì nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi thấy một trong số các biểu hiện bất thường trên cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và có biện pháp điều trị.
2. Các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng và phù hợp với từng tình trạng bệnh, vị trí và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người.
2.1. Phẫu thuật ung thư đại tràng bằng mổ mở
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường dài trên bụng, sau đó sử dụng các dụng cụ phẫu thuật để lấy đi phần hoặc toàn bộ đại tràng bị bệnh.
2.2. Cắt ung thư đại tràng bằng mổ nội soi
Phương pháp này bác sĩ sẽ rạch nhiều đường mổ nhỏ trên bụng, sau đó sử dụng dụng cụ nội soi, đưa vào cơ thể qua những vết rạch nhỏ để lấy đi một phần hoặc toàn bộ đại tràng bị bệnh. Toàn bộ quá trình phẫu thuật ung thư đại tràng bằng nội soi được quan sát cụ thể trên hình ảnh vi tính. Nhờ đó mà những vùng bị bệnh hoặc những mô bệnh xung quanh cũng được loại bỏ hoàn toàn.
Phẫu thuật ung thư đại tràng bằng mổ nội soi thích hợp với các trường hợp khối u nhỏ, bệnh ở giai đoạn sớm. Khi các tế bào ung thư đã xâm lấn hoặc bệnh đang ở giai đoạn tiến triển thì phương pháp mổ mở được ưu tiên áp dụng để đạt hiệu quả cao.
2.3. Hậu môn nhân tạo
Nhiều trường hợp khối u lớn hoặc làm thủng đại tràng, người bệnh sẽ được đặt hậu môn nhân tạo – một lỗ mở thông ra da của đại tràng nhằm mục đích đào thải phân ra bên ngoài. Phân sẽ đi qua lỗ mổ thông này và đổ vào một túi chứa phân.
Hậu môn nhân tạo được sử dụng trong một thời gian nhất định tới khi phần đại tràng được gắn hoạt động trở lại bình thường. Một số ít trường hợp phải sử dụng hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.
3. Ăn gì tốt khi bị ung thư đại tràng?
Ung thư đại tràng có liên quan tới chế độ ăn uống hàng ngày. Vì thế mà việc ăn gì tốt khi bị ung thư đại tràng được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.
Ung thư đại tràng là bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp ở đường tiêu hóa. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có chế độ ăn uống. Khi bị bệnh, ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Quả bơ
Bơ rất giàu chất xơ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện sớm tình trạng bệnh ung thư đại trực tràng.
- Khoai lang
Khoai lang rất tốt cho tiêu hóa, chứa nhiều chất oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư đại trực tràng. Do đó người bệnh nên ăn nhiều khoai lang dưới dạng luộc hoặc hấp, dễ ăn, dễ tiêu hóa.
- Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, rau bina… không chỉ có tác dụng cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư đại trực tràng. Vì thế người bệnh nên bổ sung nhiều rau họ cải trong chế độ ăn hàng ngày.
- Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc giàu chất xơ rất tốt cho người ung thư đại trực tràng, có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển.
- Uống nước
Người bệnh ung thư đại tràng cần bổ sung nhiều nước nhằm thanh lọc cơ thể, làm sạch ruột, giúp giảm tình trạng đau khi bị ung thư đại trực tràng.
Thắc mắc về các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết khi bị ung thư đại tràng.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mạch