Tìm hiểu về tác dụng phụ của hóa trị ung thư
Nội dung bài viết
Ung thư – mối đe dọa của nhân loại, thường được nhắc đến là một căn bệnh với tỷ lệ tử vong cao nếu mắc phải. Nhiều bệnh nhân khi mắc ung thư đều sa sút tinh thần vì không biết điều trị ra sao. Hóa trị là một phương pháp thường được chỉ định để điều trị ung thư. Bên cạnh tác dụng điều trị, phương pháp này cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nhất định. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng phụ của hóa trị ung thư trong bài viết sau đây.
1. Hóa trị chữa ung thư là gì?
Các tế bào ung thư trong cơ thể có đặc tính sản sinh nhanh, nếu không điều trị kịp thời nó sẽ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Hóa trị là phương pháp dùng thuốc (có thể là hóa chất hay chất độc tế bào) đưa vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau. Mục đích của phương pháp này là ngăn chặn tế bào ung thư lây lan, giảm kích thước khối u. Giảm nhẹ các triệu chứng ở bệnh nhân, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối của bệnh.
Hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật đều là các phương pháp điều trị ung thư nhưng có khác biệt giữa các phương pháp này. Xạ trị hay phẫu thuật sẽ tập trung vào khu vực chứa khối u ung thư. Còn hóa trị là phương pháp sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể bạn, tức là cả tế bào ung thư và những tế bào lành tính xung quanh. Vì thế, tác dụng phụ của hóa trị ung thư là mối lo ngại của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng về chúng, tác dụng phụ có thể biến mất sau khi đợt điều trị kết thúc.
2. Các tác dụng phụ của hóa trị ung thư gây ra cho người bệnh
Trước khi quyết định điều trị, bệnh nhân luôn đưa ra thắc mắc cho bác sĩ điều trị rằng: Việc hóa trị có để lại tác dụng phụ gì hay không? Dưới đây là một vài tác dụng phụ thường gặp khi bệnh nhân điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị.
2.1. Buồn nôn và nôn
Đây là tác dụng phụ thường thấy khi bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng hóa chất. Bệnh nhân và người nhà cũng không quá lo lắng, tình trạng này có thể tự hết khi kết thúc đợt điều trị hoặc nếu bệnh nhân làm theo các lưu ý sau:
– Thay vì ăn 3 bữa chính/ngày, người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và giảm lượng ăn ở mỗi bữa.
– Cho bệnh nhân ăn lúc chưa đói để giảm cảm giác buồn nôn (cảm giác này thường xuất hiện khi bệnh nhân quá đói).
– Bổ sung nhiều nước cũng là biện pháp hạn chế cảm giác này.
– Ăn chậm, nhai kỹ.
– Hạn chế đồ ăn nặng mùi.
– Tránh các loại đồ ăn ngọt, chiên rán nhiều dầu mỡ.
– Sử dụng thuốc: Trong trường hợp các biện pháp trên vẫn không làm giảm tình trạng nôn, bệnh nhân có thể nhờ bác sĩ kê thuốc chống nôn sử dụng kết hợp.
2.2. Rụng tóc
Do tác dụng của hóa chất lên cơ thể nên rụng tóc là một trong những tác dụng phụ mà bệnh nhân sẽ gặp phải. Tình trạng này khó có thể giảm thiểu triệt để nên bệnh nhân chỉ có thể thực hiện một số việc sau đây:
– Dùng lược thưa để chải tóc.
– Tránh sử dụng các dịch vụ về tóc có hóa chất.
– Quấn khăn hoặc đội mũ.
– Mua tóc giả (nên mua mái tóc giống như mái tóc cũ của bệnh nhân để không có cảm giác lạ lẫm).
– Cắt tóc ngắn sẽ làm mái tóc trông dày hơn.
2.3. Thay đổi khẩu vị
Do ảnh hưởng của hóa chất nên tình trạng thay đổi khẩu vị thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Đôi khi, bệnh nhân sẽ không thể ăn những món ăn dù trước đó là món ăn ưa thích của bệnh nhân. Người nhà có thể thử một số biện pháp sau giúp bệnh nhân ăn ngon miệng:
– Sử dụng các loại thịt trắng (thịt gia cầm) thay vì các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo…).
– Sử dụng thêm nước sốt chấm tăng độ ngon miệng cho món ăn.
– Thay đổi các món ăn hàng ngày, kích thích vị giác cho bệnh nhân.
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
2.4. Thay đổi tính nết
Đôi khi, vì sự thay đổi về ngoại hình, không thể ăn uống cũng như sự tác động của hóa chất mà bệnh nhân trở nên hay buồn bã, hay quên thậm chí thường xuyên cáu gắt. Để giảm thiểu điều này, người nhà bệnh nhân có thể:
– Thường xuyên trò chuyện, động viên bệnh nhân.
– Đưa bệnh nhân tới tham gia một số lớp học như yoga, thiền định…
– Giúp bệnh nhân ghi lại vào giấy những việc cần làm.
– Cố gắng cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc.
2.5. Mệt mỏi, kiệt sức
Mệt mỏi là một tác dụng phụ thường gặp, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
– Tránh vận động quá sức trong thời gian này.
– Nhờ người xung quanh giúp đỡ nếu thấy trong người không khỏe.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng theo thực đơn khoa học.
– Nếu vẫn không ổn hơn, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ. Có một số trường hợp bệnh nhân ung thư gặp tình trạng suy giảm hồng cầu (thiếu máu). Vì thế, cần có sự trợ giúp của bác sĩ để điều trị triệt để.
2.6. Nhạy cảm với ánh sáng
Có thể bệnh nhân sẽ trở nên nhạy cảm với ánh sáng sau đợt điều trị nên cần lưu ý một số biện pháp sau:
– Tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng thời gian 10h sáng – 4h chiều.
– Mang mặc áo chống nắng, quần dài khi ra đường.
– Sử dụng kem chống nắng thường xuyên.
2.7. Dễ chảy máu, bầm tím
Do tác dụng phụ của hóa trị ung thư làm giảm lượng tiểu cầu trong cơ thể. Có một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị giảm lượng tiểu cầu vĩnh viễn do tổn thương không hồi phục ở tủy xương. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân cần báo lại với bác sĩ điều trị để được điều chỉnh phương pháp hóa trị phù hợp hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định giảm liều thuốc hóa trị hay kéo dài thời gian nghỉ giữa 2 lần hóa trị. Mục đích để cơ thể sản sinh ra lượng tiểu cầu cần thiết bù đắp cho cơ thể. Nếu như tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc ngăn giảm tiểu cầu Oprelvekin (Neumega).
Trong một số trường hợp bệnh nhân bị thiếu hụt tiểu cầu trầm trọng dẫn đến chảy máu nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền tiểu cầu. Lượng tiểu cầu truyền vào chỉ tồn tại 3 ngày trong máu nên nhiều trường hợp sẽ được chỉ định truyền nhiều lần. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần lưu ý:
– Hạn chế dùng vật sắc nhọn như dao, kéo,…
– Xì mũi nhẹ nhàng.
– Vận động nhẹ nhàng, tránh môn thể thao mất sức.
– Dùng bàn chải mềm, hạn chế tổn thương nướu.
– Nếu có dùng thuốc khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
2.8. Dễ bị nhiễm trùng
Dễ bị nhiễm trùng là tình trạng do sự suy giảm bạch cầu. Đây là tác dụng phụ của hóa trị ung thư nguy hiểm, do biểu hiện mờ nhạt, chỉ phát hiện khi đã xuất hiện nhiễm trùng và biến chứng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để ngăn ngừa tình trạng này, bệnh nhân cần lưu ý:
– Tiến hành kiểm tra công thức máu định kỳ để theo dõi sự thay đổi bất thường của lượng bạch cầu.
– Vệ sinh sạch sẽ vết thương hở, tránh nhiễm trùng.
– Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh hay khi ăn uống.
– Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm hay những bệnh về đường hô hấp.
– Tránh tiếp xúc với động vật.
– Ăn chín uống sôi, tránh sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
– Không sử dụng thuốc khác mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
2.9. Táo bón hoặc tiêu chảy
Trải qua quá trình hóa trị, niêm mạc ruột bị tác động dẫn đến suy yếu chức năng loại bỏ chất thải của đại tràng và gây ra táo bón. Còn tình trạng tiêu chảy xảy ra là do các tế bào niêm mạc ruột bị tiêu diệt gây giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân cần lưu ý một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng như sau:
– Đối với tình trạng táo bón:
+ Bổ sung chất xơ, rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày.
+ Uống nhiều nước, có thể uống nước khoáng, nước canh hoặc nước ép hoa quả.
+ Tăng cường luyện tập vừa sức.
– Đối với tình trạng tiêu chảy:
– Sử dụng thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa.
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày với lượng thức ăn vừa phải.
– Hạn chế thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, chất kích thích, gia vị cay nóng.
– Bổ sung các loại nước hoa quả, nước khoáng, nước điện giải tránh tình trạng mất nước do tiêu chảy.
Hóa trị ung thư tác động lên toàn bộ cơ thể nên tác dụng phụ của hóa trị ung thư cần được bệnh nhân và người nhà tham khảo để có thêm kiến thức trong quá trình điều trị. Điều quan trọng là phải luôn giúp cho bệnh nhân có tinh thần thoải mái, cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cần thiết. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có thêm sức khỏe để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng