9 dấu hiệu bệnh ung thư vú bạn không nên bỏ qua

Nội dung bài viết

Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở nữ. Dưới đây, GHV KSol sẽ cung cấp thông tin về 9 dấu hiệu bệnh ung thư vú bạn không nên bỏ qua. Khi cơ thể có các dấu hiệu này bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

XEM THÊM:

1. Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là sự phát triển không kiểm soát của các tế bào vú. Thường ung thư vú bắt đầu từ các tế bào của tiểu thùy đó là các tuyến sản xuất sữa hoặc các ống dẫn sữa, đường dẫn sữa từ thùy đến núm vú.

2. Mách bạn 9 dấu hiệu bệnh ung thư vú điển hình

2.1. Phát hiện u cục ở vú

Đối với nhiều phụ nữ, cảm thấy có một khối u trong vú là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư vú sớm. Những u cục này thường không gây đau đớn, đó là lý do vì sao bạn nên kiểm tra vú thường xuyên để có thể phát hiện sớm khi có các u cục bất thường. Hàng tháng bạn có thể tự kiểm tra tại nhà sau kì kinh 5-7 ngày bằng 3 bước đơn giản sau:

  • Bước thứ nhất 

Cởi áo phần trên thắt lưng, để hai tay xuôi theo người và đứng trước gương để quan sát: hai bên vú có đối xứng không, da vùng ngực có bị nhăn nheo, sần sùi hay thay đổi màu sắc không, núm vú có bị lõm xuống, tiết dịch bất thường hay không.

  • Bước thứ hai

Dùng ngón tay kiểm tra đầu vú: Bạn dùng ngón tay cái và ngón trỏ vê nhẹ đầu vú, ấn nhẹ đầu vú xem có phát hiện khối u không, sau đó bóp nhẹ núm vú xem có dịch tiết bất thường chảy ra không.

  • Bước thứ ba 

Kiểm tra toàn bộ vú: Bạn hãy dùng 4 ngón tay nhẹ nhàng kiểm tra toàn bộ vùng vú theo hướng xoắn trôn ốc từ núm vú ra bên ngoài hoặc theo hình nan hoa từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong. Bạn dùng phần mềm ở đầu ngón tay để ấn nhẹ, miết trên vùng da vú xem có u, hạch bất thường không.

Bằng cách này bạn có thể cảm nhận thấy nếu xuất hiện một khối u mới hoặc đáng ngờ đã được hình thành. Tuy nhiên khi phát hiện vú có khối u, bạn không nên quá lo sợ, bởi đó có thể là khối u do viêm tuyến vú, hoặc u mỡ tuyến vú, lúc này bạn nên đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ kiểm tra và tư vấn sớm.

2.2. Vòng 1 to bất thường

Thay đổi kích thước vòng 1 cũng có thể là một dấu hiệu bệnh ung thư vú bạn cần lưu ý. Kích thước vòng 1 to lên bất thường hoặc có sự chênh lệch kích thước nhiều giữa hai bên vú và thường xuyên cảm thấy cương cứng nhưng không phải đang trong chu kỳ kinh nguyệt hay thời gian mang thai và cho con bú thì bạn nên cẩn thận.

2.3. Đau tức ngực và tuyến vú

Đau tức ngực và tuyến vú kéo dài cần đi kiểm tra
Đau tức ngực và tuyến vú kéo dài cần đi kiểm tra

Phụ nữ thường bị đau tức ngực, tuyến vú trong thai kỳ hoặc trong những ngày hành kinh được cho là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau trong cả những ngày bình thường, cơn đau dai dẳng, kéo dài, nghỉ ngơi cũng không đỡ thì bạn nên đi thăm khám và kiểm tra tuyến vú của mình ở các bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa uy tín. Vì khi có khối u ác tính ở vú, khối u phát triển sẽ chèn vào các mô khiến ngực sưng, đau, tấy đỏ.

2.4. Thay đổi màu sắc da tại vú

Một số phụ nữ nhận thấy một sự thay đổi ở da vú, da tấy đỏ, sưng dạng sần như vỏ cam hay độ dày của da tại vú thay đổi kèm theo các triệu chứng viêm, ngứa. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển nhanh gây chèn ép vào mạch máu và bạch huyết ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da. Đây có thể là một dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư vú bạn cần chú ý khi có bất thường thì nên đi khám ngay.

2.5. Sự thay đổi quanh núm vú

Khi bạn nhìn vào ngực, bạn cảm thấy núm vú có tình trạng thụt vào bên trong, hình dạng núm vú dẹt hơn bình thường, phần da núm vú nhăn nheo, sần sùi như vỏ cam, có vảy khô kèm theo biểu hiện cứng, đau và không kéo ra được bình thường. Hoặc có trường hợp bệnh đã diễn biến nặng và nguy hiểm núm vú còn có thể tiết dịch, dịch kèm lẫn máu. Ngay khi có những triệu chứng này thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng bất thường này.

2.6. Chảy dịch bất thường ở đầu vú

Biểu hiện bất thường tại núm vú cũng có thể là các triệu chứng của bệnh ung thư vú. Nên lưu ý nếu bạn nhận thấy núm vú tụt vào trong, đau, hoặc bất kỳ sự tiết dịch bất thường.Trong bệnh ung thư vú, núm vú có thể tiết dịch mủ hoặc dịch nhầy có lẫn máu, làm kính phết dịch chảy này để xét nghiệm tế bào học dịch tiết và nội soi ống tuyến sữa là hai phương pháp chủ yếu để chẩn đoán chính xác.

2.7. Nổi hạch nách, sưng đau

Nổi hạch có thể là dấu hiệu ung thư vú
Nổi hạch có thể là dấu hiệu ung thư vú

Nổi hạch có thể là một phản ứng viêm thông thường của cơ thể, cũng có thể là hạch ác tính di căn. Bạn hãy dùng tay để kiểm tra xem có khối u hay hạch nào ở vùng nách hay không. Khi phát hiện khối u, hạch dưới nách không rõ nguyên nhân, hạch này kích thước ngày càng sưng to, không di động và đau nhiều bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

2.8. Đau mỏi vai gáy và lưng

Có thể bạn nghĩ ung thư vú chẳng liên quan gì đến việc đau mỏi xương khớp như đau vai gáy hay thắt lưng, tuy nhiên trên thực tế khi tồn tại những khối u vú, theo thời gian kích cỡ khối u tăng dần, gây chèn ép và tăng áp lực về phía xương sống và xương sườn sẽ khiến người bệnh bị đau vùng lưng, vai, gáy. Một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay bả vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở vùng bả vai, cột sống ngực, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm thoái hóa khớp. Bởi vậy, chị em cũng cần hết sức cẩn thận, không nên chủ quan với những triệu chứng xương khớp như vậy.

2.9. Cơ thể mệt mỏi và sụt cân

Dấu hiệu mệt mỏi nhiều ngay cả khi nghỉ ngơi hay vận động kèm theo chán ăn và sụt cân nhanh là dấu hiệu thường gặp trong bệnh lý ung thư. Nếu bạn có biểu hiệu này kết hợp kèm theo dấu hiệu bất thường tại tuyến vú thì không nên chủ quan mà nên đi khám và kiểm tra sớm.

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ và bất kể độ tuổi nào cũng có thể mắc phải, các bạn trẻ cũng không nên chủ quan. Trong các loại ung thư ở nữ giới, ung thư vú có thể sàng lọc, phát hiện sớm và là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Thay vì để khi xuất hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm mới đến bệnh viện khám thì tốt nhất chị em phụ nữ cần tiến hành tầm soát ung thư vú, kiểm tra tình hình sức khỏe của bản thân thường xuyên định kỳ 6 tháng một lần.

3. Cảnh báo dấu hiệu bệnh ung thư vú di căn

Ngoài 9 dấu điển hình ở trên, bạn cũng nên biết về các dấu hiệu ung thư vú di căn. Khi ung thư vú đã di căn, ảnh hưởng của tế bào ung thư không chỉ tập trung ở khu vực tuyến vú nữa, mà đã ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. 

3.1. Dấu hiệu bệnh ung thư vú di căn xương

Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú di căn xương rất phổ biến, chiếm đến 85% bởi xương là nơi dễ di căn nhất với tế bào ung thư ác tính. Khi ung thư vú di căn xương, cấu trúc xương bị phá hủy gây loãng xương, làm giòn và xương dễ gãy.

Ung thư vú di căn xương phổ biến thường gặp như vùng thắt lưng, xương sườn, xương chậu, đốt sống cổ. Khi ung thư vú đã di căn, nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời sẽ gặp phải những cơn đau thắt thường xuyên, nguy cơ tàn tật và tử vong rất cao.

3.2. Dấu hiệu bệnh ung thư vú di căn phổi

Tình trạng ung thư vú di căn phổi phổ biến chỉ sau di căn xương. Các khối u ung thư vú lây lan sang phổi thường có kích thước 1 – 3cm. Các khối u này gây nên các triệu chứng như viêm phổi, xẹp phổi và tràn dịch màng phổi. 

Dấu hiệu ung thư vú di căn phổi ban đầu bệnh nhân thường bị cảm cúm, sau đó là các dấu hiệu: ho liên tục, khó thở, ho ra máu, sụt cân nhanh chóng. Cơ thể người bệnh thường bị mệt mỏi, kèm theo những cơn đau vùng ngực bất chợt.

3.3. Ung thư vú di căn não

Ung thư vú di căn não chiếm khoảng 18% các trường hợp ung thư vú ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Tế bào ung thư vú ác tính tấn công lên não, lấn chiếm vùng chất xám và các xoang mạch máu não.

Triệu chứng dễ nhận thấy của tình trạng di căn nguy hiểm này là những cơn đau đầu, rối loạn thần kinh chức năng. Người bệnh thậm chí sẽ bị liệt người và mất cảm giác do khối u quá lớn, não bị phù to và nguy cơ đột quỵ.

3.4. Dấu hiệu bệnh ung thư vú di căn gan

Ung thư vú di căn sang gan thường xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh. Khi bệnh ung thư vú di căn gan, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như: Đau bụng, vàng da, giảm cân nhanh chóng, xuất hiện nhiều vết bầm trên da bất thường. Một số dấu hiệu khác như đau thắt vùng bụng do khối u ung thư phát triển ở gan khiến gan làm việc kém hiệu quả.

4. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

4.1. Độ tuổi và giới tính

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp hàng trăm lần so với nam giới.

Độ tuổi mắc bệnh thường gặp ở 40-60, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa kể cả chị em phụ nữ ở độ tuổi 20 cũng không nên chủ quan.

4.2. Di truyền

Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, cổ tử cung,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người bình thường có tiền sử gia đình khỏe mạnh.

4.3. Đột biến gen

Những người có đột biến gen BRCA1 và BRCA2 khiến cho các tế bào vú trong quá trình phát triển bị mất kiểm soát dễ dẫn đến nguy cơ gây ung thư vú.

Đột biến gen BRCA1, BRCA2 có nguy cơ dẫn đến ung thư vú
Đột biến gen BRCA1, BRCA2 có nguy cơ dẫn đến ung thư vú

4.4. Không sinh con và không cho con bú

Những phụ nữ không sinh con và không nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn bình thường.

4.5. Có bệnh lý khác về tuyến vú

Những người có bệnh lý khác như u xơ, u nang tuyến vú hay áp xe, viêm tuyến vú kéo dài nếu không được điều trị sớm cũng sẽ có nguy cơ chuyển thành ung thư tuyến vú cao hơn người bình thường.

 

4.6. Chế độ ăn uống và cân nặng

Những người có chế độ ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ, hay thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, dăm bông,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư vú nói riêng cao hơn người bình thường.

Không kiểm soát được cân nặng, tăng cân nhanh, béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

4.7. Sử dụng thuốc tránh thai

Những người lạm dụng phương pháp tránh thai bằng thuốc nội tiết hormone sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với người dùng biện pháp tránh thai không hormone khác.

5. Cách điều trị ung thư vú hiệu quả

5.1. Điều trị ung thư vú ở giai đoạn 0 – 1

Đây là giai đoạn khối u còn rất nhỏ và chưa lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể nên cũng rất khó để phát hiện. Lúc này người bệnh không thấy có dấu hiệu khó chịu vì những khối u chưa phát triển thành hạch và cũng chưa thể sờ thấy được. Nếu như phát hiện bệnh từ giai đoạn 0 – 1 thì cơ hội chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành sinh thiết để xác định ung thư. Trong trường hợp khối u nhỏ hơn 3cm và nằm xa vị trí trung tâm thì có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật bảo tồn, vừa loại bỏ khối u lại vừa tạo hình ngực sao cho ít bị thay đổi hình dáng nhất.

Phẫu thuật thường được chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu

 

Phẫu thuật thường được chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu

5.2. Điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn 2

Trong giai đoạn này, khối u đã phát triển to hơn nhưng vẫn chưa di căn sang các khu vực lân cận. Người bệnh đã có thể sờ được hạch ở dưới nách. Nếu có thể phát hiện bệnh từ giai đoạn này thì vẫn có khả năng chữa trị thành công bằng phương pháp mổ cắt u hoặc xạ trị.

5.3. Điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn 3

Với những trường hợp ung thư vú phát triển đến giai đoạn 3, các tế bào ung thư đã lây lan ra các vùng xung quanh, có thể thấy được hạch nổi lồi rõ ra ngoài kèm theo cảm giác đau và sốt. Để điều trị ung thư trong giai đoạn các tế bào ung thư đã lây lan ra thì cần áp dụng phương pháp hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả 2 để tăng hiệu quả chữa bệnh.

5.4. Điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn 4

Khi các khối u đã di căn sang nhiều bộ phận trong cơ thể nên rất dễ gây tử vong cho người bệnh. Để điều trị ung thư vú giai đoạn 4, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị của cả 3 phương pháp: phẫu thuật loại bỏ hẳn 1 bên vú để ngăn chặn quá trình lây lan của khối u đồng thời kết hợp xạ trị hoặc hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả.

6. Cách phòng ngừa ung thư vú

6.1. Ăn thực phẩm tươi sống và thực phẩm hữu cơ

Điều quan trọng của một chế độ ăn uống lành lạnh, phòng ngừa ung thư chính là sử dụng những thực phẩm tươi, bổ dưỡng, lành mạnh và tránh thức ăn đã đóng gói, chế biến sẵn. Mục đích là để tránh hoặc giảm tiểu đường. Đó là nhóm thực phẩm tự nhiên như rau, củ, quả, đậu, thực phẩm động vật,… và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như các loại thịt rán, nước có ga và khoai tây chiên,…

Ngoài ra, chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều thực phẩm hữu cơ thay vì những thực phẩm biến đổi gen. Đó là những thực phẩm được nuôi đúng theo quy trình chuẩn, giống, mùa vụ, không sử dụng hóa chất, kích thích tăng trưởng quá mức cho phép.

6.2. Tập thể dục thể thao hợp lý

Bệnh nhận ung thư vú nên thường xuyên đi bộ để nâng cao sức khỏe

 

Đi bộ góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Ước tính, một nửa số bệnh nhân ung thư có thể tránh tử vong bằng cách tập thể dục thể thao vừa vặn, hợp lý. Các nghiên cứu gần đây cho biết béo phì, đặc biệt là ở những người trưởng thành, cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Những môn thể thao phù hợp với phái nữ có thể áp dụng là đi bộ đường dài, đi dạo trong công viên, tham gia các môn thể thao, bơi lội và tham gia các hoạt động thể chất…

6.3. Tránh lạm dụng hóa mỹ phẩm

Những hóa mỹ phẩm thiết yếu của chị em từ sữa rửa mặt, kẻ mắt, phấn nền, phấn phủ,… được biết là các chất kích thích hormone. Ngoài chất độc và chất gây ung thư, những chất này có thể làm tăng lượng estrogen trong cơ thể qua thời gian và rất khó thải độc qua gan. Vì thế, tốt nhất, chị em nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm không độc hại hoặc hữu cơ. Tốt nhất là phải biết đọc nhãn mác sản phẩm, tìm chứng nhận hữu cơ trên nhãn, theo dõi những thành phần có trong sản phẩm…

6.4. Tránh xa thuốc lá và rượu bia

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc hút thuốc lá và uống rượu đều làm bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, các bệnh ung thư khác và bệnh tim.

 

Bệnh nhận ung thư vú nên tránh xa thuốc lá và rượu bia

Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt với người hút thuốc thường xuyên trước khi sinh con đầu lòng. Các nghiên cứu về rượu đã chỉ ra rằng so với những người không uống rượu, những người uống rượu 1 lần mỗi ngày có nguy cơ nhỏ gia tăng ung thư vú. Tuy nhiên, những người sử dụng 2-5 đồ uống hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú gấp 1,5 lần so với những người không uống rượu.

6.5. Để điện thoại di động xa cơ thể và bên ngoài áo lót

Mặc dù hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh nguy cơ mắc ung thư vú khi sử dụng điện thoại di động, nhưng thực tế đã ghi nhận nhiều phụ nữ sử dụng áo ngực để giữ điện thoại di động và sau đó đã phát hiện ra bản thân bị ung thư vú. Ngoài ra, các nghiên cứu đã xác định rằng việc sử dụng điện thoại di động làm tăng nguy cơ gặp phải các khối u não. Vì thế, chị em hãy cẩn thận khi sử dụng điện thoại di động gần cơ thể.

6.6. Kiểm tra sức khỏe định kì thường xuyên

  • Tự kiểm tra ngực ở nhà thường xuyên là biện pháp bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
  • Khám sàng lọc, kiểm tra định kì thường xuyên 6 tháng/ lần để phát hiện sớm những bất thường ở vú và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Khi có một trong các dấu hiệu bệnh ung thư vú nêu trên thì người bệnh cần nhanh chóng đi tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và được chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời. Đồng thời bạn nên chú trọng nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe thông qua chế độ sinh hoạt lành mạnh, tích cực tập luyện thể dục thể thao để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

VTV2 – HTCB SỐ 9: CÂU CHUYỆN CÔ GIÁO 5 NĂM CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ PHỔI

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7