[Trả lời câu hỏi] Chảy máu mũi có phải ung thư máu?
Nội dung bài viết
Chảy máu mũi là hiện tượng hay gặp trong chuyên ngành tai mũi họng. Tuỳ vào tình trạng bệnh và triệu chứng, sẽ có cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chảy máu mũi có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy chảy máu mũi có phải ung thư máu không? Có những loại ung thư máu nào? Hãy đọc bài viết dưới đây của GHV KSol để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
XEM THÊM:
- Phương pháp 4T giúp tôi chiến thắng ung thư
- Giải đáp: Ung thư máu giai đoạn cuối có chữa được không?
- Ung thư máu có lây không? Biện pháp phòng ngừa ung thư máu
- Ung thư máu không nên ăn gì tốt cho sức khỏe
1. Chảy máu mũi có phải ung thư máu?
Khi bị chảy máu mũi, nguyên tắc đầu tiên là phải dùng mọi biện pháp để cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân, tránh để tình trạng chảy máu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người bệnh.
1.1. Chảy máu mũi có phải ung thư máu?
Chảy máu mũi là triệu chứng khá thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là nguyên nhân lành tính như viêm mũi dị ứng, mũi bị chấn thương, ngoáy mũi, khí hậu quá khô hoặc quá lạnh…
Để nhận biết bất thường chảy máu mũi có phải ung thư máu không, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, để thăm khám sớm và giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc ung thư, từ đó có hướng xử lý kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu chảy máu mũi bạn cần lưu ý:
- Chảy mũi mũi do ung thư máu thường bị chảy máu liên tục, tái đi tái lại nhiều lần.
- Máu ở mũi chảy trong thời gian dài và khó cầm máu.
- Không có tổn thương mũi, không bị trầy xước nhưng bị chảy máu mũi không rõ nguyên nhân.
- Để ý lượng máu chảy ra mỗi lần rất nhiều.
- Chảy máu mũi đi kèm với các triệu chứng khác như bầm tím, sốt, mệt mỏi, sụt cân, chóng mặt, đau xương, chảy máu chân răng…
Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý đến hiện tượng chảy máu mũi ở trẻ em, bởi trẻ nhỏ có nguy cơ ung thư máu cao nhất có độ tuổi từ 2 đến 8. Đối tượng này thường đáp ứng khá tốt với các phương pháp điều trị ung thư máu, bởi vậy nếu được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu thì tỷ lệ bệnh nhi được chữa khỏi hoàn toàn rất cao.
Mọi người thường hay bỏ qua dấu hiệu chảy máu mũi, vì cho rằng nó thường gặp và không gây nguy hiểm. Chảy máu cam trong ung thư máu, thường sẽ đi kèm với những dấu hiệu bất thường trên. Vì vậy, mọi người cần tới ngay bệnh viện để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
1.2. Tại sao ung thư máu gây chảy máu mũi?
Căn bệnh ung thư máu bắt nguồn từ trong tủy xương, chính là nơi sản xuất các tế bào máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Bạch cầu là giúp chống lại nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Hồng cầu trong cơ thể có chức năng vận chuyển oxy và CO2. Còn tiểu cầu giúp hình thành các cục máu đông, ngăn chặn sự chảy máu.
Khi mắc bệnh ung thư máu, thúc đẩy các tế bào bạch cầu tăng sinh mất kiểm soát, chúng lấn át và ức chế sự phát triển của hồng cầu và tiểu cầu. Từ đó, gây ra tình trạng giảm lượng hồng cầu và tiểu cầu một cách nghiêm trọng.
Trong những trường hợp thiếu tiểu cầu chính là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng chảy máu mũi, đặc biệt là khi mắc ung thư máu và một số dấu hiệu khác như phát ban, bầm tím, chảy máu chân răng…
Như chúng ta đã biết, niêm mạc và mao mạch mũi vô cùng mỏng. Vì thế các tế bào bạch cầu tăng sinh, chúng tích tụ lại khiến mao mạch mũi bị giãn ra, có thể làm phá vỡ mao mạch, gây ra hiện tượng chảy máu cam trong ung thư máu.
2. Chảy máu mũi trong ung thư máu nguy hiểm không?
Chảy máu nói chung và chảy máu mũi nói riêng, là yếu tố nguy cơ chính gây tử vong sớm ở các bệnh nhân mắc ung thư máu. Việc chảy máu mũi thường xuyên và liên tục, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Việc điều trị ngăn ngừa chảy máu mũi là một thử thách lớn đối với bệnh nhân ung thư máu và bác sĩ. Đặc biệt là những bệnh nhân thuộc đối tượng dễ xuất huyết, cần phải điều trị hoá chất và các loại thuốc làm tăng hiện tượng chảy máu. Các bác sĩ sẽ dùng thuốc chống nấm hoặc truyền tiểu cầu vào cơ thể người bệnh, để ngăn ngừa việc chảy máu cam trong ung thư máu.
Những bệnh nhân cần hạn chế va chạm, làm tổn thương vùng mũi như không ngoáy mũi, không hắt hơi mạnh… chăm sóc cơ thể hàng ngày để ngăn ngừa chảy máu mũi trong ung thư máu. Đồng thời, thường xuyên kiểm soát nhiệt độ cơ thể, không để nhiệt độ tăng quá cao, hạ sốt nhanh. Bởi nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao thì dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng.
3. Có những loại ung thư máu nào?
Ung thư máu thường tiến triển rất nhanh, nếu không can thiệp kịp sẽ ứ đọng trong tuỷ xương, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông và tạo máu trong cơ thế. Đặc biệt, ung thư máu phổ biến ở trẻ em, nên điều trị gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, người ta phân thành 3 loại bệnh ung thư máu:
3.1. Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu chiến khoảng 36% trường hợp ung thư máu, bệnh xảy ra khi cơ thể sản sinh số lượng tế bào máu chưa trưởng thành, chúng gây tắc nghẽn tuỷ xương, chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu cần thiết khác.
Khi bạch cầu tăng đột biến, dẫn tới thiếu thức ăn và ăn luôn tế bào hồng cầu. Do đó, cứ bạch cầu dư thừa thì hồng cầu bị thiếu hụt, vì vậy không thể tạo ra dòng máu khỏe mạnh và hệ miễn dịch cân bằng trong cơ thể. Bạch cầu thường xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, nguy hiểm, khó lường và cần được điều trị khẩn cấp.
3.2. Ung thư hạch Lympho
Ung thư máu dạng Lympho chiến khoảng 46% trường hợp mắc ung thư máu, chúng ảnh hưởng lớn đến hệ bạch huyết, đây là hệ quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Lympho phát triển nhanh chóng, lan rộng ra nhiều bộ phận khác như hạch nách, hạch bẹn, hạch trung thất…
3.3. Đa u tuỷ xương trong ung thư máu
Bệnh này chiếm khoảng 18% trường hợp ung thư máu, là loại ung thư máu hiếm gặp hơn, liên quan đến tế bào Plasma. Loại tế bào này nằm ở tuỷ xương, giúp tạo ra kháng thể chống lại sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi tế bào Plasma sản xuất với số lượng lớn đột biến, tập trung trong tủy xương gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch cơ thể.
Qua bài viết chúng ta đã phần nào hiểu được vấn đề chảy máu mũi có phải ung thư máu, cũng như các bệnh trong ung thư máu hiện nay. Nếu gặp phải những hiện tượng như đã nói ở trên, bạn cần đi khám tại bệnh viện ngay, để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC6: BỨC THƯ GỬI CON TRAI MẮC UNG THƯ CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng