[Giải đáp] Người bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?
Nội dung bài viết
Người bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối không là một trong những câu hỏi được đặt ra khi mắc phải căn bệnh này. Chuối là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Trong bài viết này, GHV KSol sẽ cùng bạn tìm hiểu về câu hỏi người bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?
XEM THÊM:
- Riêng tư: Hành trình gần 6 năm chiến đấu để sống khỏe với bệnh ung thư phổi di căn
- [Hỏi đáp] Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có ăn được hạt điều không?
- Trào ngược dạ dày có gây viêm amidan không? – Cách xử trí tại nhà
- Ung thư dạ dày nên ăn gì để tốt cho sức khỏe
1. Các lợi ích của chuối đối với sức khỏe là gì?
Chuối là một trong những loại trái cây rất phổ biến, thuộc vào loại hoa quả nhiệt đới với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao và dễ bảo quản. Chuối có thể được dùng để ăn trực tiếp như các loại trái cây bình thường khác và cũng có thể chế biến thành một số món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng như là: canh ốc chuối đậu, bánh chuối, chuối sấy và chè chuối,…
Các tác dụng đối với sức khỏe mà chuối có thể đem lại cho người dùng như là:
- Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch: Trong chuối có chứa một hàm lượng Vitamin C cao kèm với các chất chống oxy hóa. Những thành phần này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, loại trừ được các gốc tự do đồng thời bảo vệ các tế bào của cơ thể chống lại những tác nhân gây hại.
- Tốt cho hệ thống tiêu hóa: Trong thành phần của chuối có chứa hàm lượng lớn các chất xơ, Prebiotic và vitamin C. Trong đó, Prebiotic là một loại carbohydrate có thể không tiêu hóa được nhưng lại chính là một nguồn thức ăn của các lợi khuẩn ở đường ruột. Chính vì vậy, việc bổ sung chuối thường xuyên sẽ giúp tăng cường tốt các hoạt động của hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón và tiêu chảy hoặc vấn đề ăn không tiêu.
- Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Vì hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng như sắt có trong thành phần của chuối rất cao nên có khả năng tái tạo và thúc đẩy quá trình sản sinh ra hồng cầu. Vì vậy, nên bổ sung chuối mỗi ngày để giúp tăng hàm lượng sắt cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
- Điều hòa huyết áp: Trong thành phần của chuối còn chứa một hàm lượng Kali cao giúp cân bằng các chất điện giải, hỗ trợ tốt cho hoạt động của thận. Bên cạnh đó, chuối còn có thể giúp làm giãn mạch, từ đó điều hòa huyết áp một cách hiệu quả.
- Một số lợi ích khác của chuối: Bên cạnh những lợi ích đã nêu trên, chuối còn có các công dụng khác như là làm đẹp da, giảm cân, giúp cho thần kinh thư giãn, giảm stress và cân bằng được nồng độ cholesterol ở trong máu hiệu quả.
2. Người bị trào ngược dạ dày có được ăn chuối không?
Có nhiều người cho rằng nếu đang bị bệnh trào ngược dạ dày mà ăn chuối sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chuối rất tốt cho sức khỏe của những người bị bệnh lý trào ngược dạ dày. Một số lí do khuyến khích bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn chuối đó là:
- Với độ pH từ 5 đến 5,29, chuối sẽ giúp làm tăng độ pH của các chất trong dạ dày, từ đó làm giảm nồng độ axit ở trong dạ dày, bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các axit dịch vị, do đó hoạt động như là một chất kháng axit tự nhiên.
- Đồng thời chuối còn chứa kali có tính kiềm, giúp làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, giảm các cơn đau ở dạ dày, kích thích sản sinh ra chất nhầy và bảo vệ niêm mạc của dạ dày.
- Chuối cũng chứa lưu huỳnh và protein, giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
- Pectin trong thành phần của chuối có tác dụng giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện các vấn đề của dạ dày.
- Chuối còn chứa prebiotic giúp lên men các vi khuẩn tốt, lành mạnh và cần thiết ở trong dạ dày. Điều này sẽ giúp giảm thiểu khả năng trào ngược axit dịch vị dạ dày.
Có thể kết luận chuối là một trong những loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, không chứa axit và các thành phần kích thích ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung thêm chuối vào chế độ dinh dưỡng của mình. Hơn nữa chuối không chỉ giúp cải thiện tốt hệ thống tiêu hóa mà còn có khả năng làm dịu vùng niêm mạc dạ dày, hạn chế tối đa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
3. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn loại chuối nào?
Khi bị trào ngược dạ dày hoặc là bị đau dạ dày thì nên sử dụng một số loại chuối như là: Chuối lùn, chuối tây, chuối cau, chuối hương…
Đồng thời hạn chế ăn chuối tiêu, bởi vì sử dụng loại chuối này có thể gây ra hiện tượng kích thích niêm mạc dạ dày khiến cho bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu như ăn chuối xanh để ngăn ngừa nguy cơ loét dạ dày tá tràng, chỉ nên sử dụng theo liều lượng được thầy thuốc hướng dẫn. Tự ý sử dụng chuối xanh có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.
4. Một số cách chữa bệnh trào ngược dạ dày từ chuối xanh
Bên cạnh chuối chín thì chuối xanh cũng là loại chuối mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe cũng như là hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Do trong chuối xanh có chứa hợp chất tanin, có khả năng làm lành, se nhanh các vết loét , tạo ra một lớp nhầy giúp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày và ngăn chặn hiệu quả tình trạng viêm loét dạ dày tiến triển.
Tuy nhiên, cần lưu ý hợp chất tanin này có thể gây ra tình trạng táo bón. Chính vì vậy, người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên bổ sung chuối xanh với một lượng phù hợp, không nên sử dụng quá nhiều.
Một số cách sử dụng chuối xanh để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày đó là:
4.1. Chuối xanh kết hợp cùng với thảo mộc
Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm:
- Chuối xanh: 1 quả.
- Kim tiền thảo: 2-5g.
- Rễ cỏ chanh: 2-5g.
- Bông mã đề: 2-5 g.
Cách thực hiện:
- Chuối xanh đem đi rửa sạch rồi thái thành các lát mỏng vừa phải.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị còn lại.
- Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong nồi đun sôi kỹ cùng với khoảng 2-3 lít nước.
- Lọc bỏ bã và bảo quản nước sắc ở trong tủ lạnh để dùng dần.
- Dùng nước thuốc để thay nước lọc hàng ngày hoặc có thể sắc cô đặc để uống 2 lần mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
- Cần lưu ý, phần nước đã sắc chỉ nên dùng trong ngày.
4.2. Chuối tiêu xanh kết hợp cùng với mật ong
Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm:
- 1 quả chuối xanh còn non.
- 1 thìa mật ong nguyên chất.
Các bước thực hiện:
- Chuối xanh đem đi rửa sạch rồi tước hết vỏ, ngâm trong nước muối loãng từ 10 đến 25 phút.
- Thái chuối thành lát mỏng sau đó đem phơi khô.
- Đem chuối xanh đã thái mỏng đi tán thành bột nhuyễn.
- Mỗi lần sử dụng lấy ra một ít bột chuối xanh trộn đều cùng với mật ong rồi dùng để ăn trực tiếp.
- Có thể vo bột cùng với mật ong thành từng viên nhỏ như viên kẹo. Dùng để uống cùng với nước.
Do mật ong chứa nhiều dưỡng chất, có khả năng kháng khuẩn cao, làm lành nhanh các tổn thương và vết loét ở trong niêm mạc dạ dày. Khi kết hợp mật ong cùng với chuối xanh sẽ giúp khắc phục bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Người bệnh trào ngược dạ dày nên kiên trì áp dụng phương pháp này trong một thời gian dài sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
5. Một số cách chế biến món chuối cho người bị trào ngược dạ dày
Bên cạnh dùng chuối trong các mẹo dân gian thì người bệnh trào ngược dạ dày có thể chế biến thành một số món ăn như là:
5.1. Nem chuối
Nem chuối là một món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Với màu vàng đậm, vị ngọt và béo ngậy, giòn tan, món nem chuối sẽ khiến cho người ăn hứng thú. Nguyên liệu để làm món nem chuối cực kì đơn giản và các bước chế biến cũng không quá cầu kỳ. Người bệnh có thể tham khảo cách làm nem chuối dưới đây:
Nguyên liệu cần có cho món nem chuối là: Chuối tiêu 4 quả, 15g phô mai và khoảng 20 chiếc bánh đa nem.
Các bước chế biến bao gồm:
- Thực hiện sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị như là chuối đem đi bóc vỏ, chẻ theo chiều dọc quả chuối thành 4 phần. Phô mai thái vụn để riêng ra.
- Cuốn nem chuối: Trải bánh đa nem lên trên thớt, cho chuối và phô mai lên trên chuối rồi cuốn như cuốn nem chả.
- Chiên nem chuối: Cho dầu vào trong chảo và đun sôi dầu thì cho nem đã cuốn vào và chiên bình thường cho đến khi nem vàng là vớt ra và bắc lên giá để ráo dầu.
5.2. Chuối nếp nướng
Chuối nếp nướng là một món bánh được chế biến từ chuối và gạo nếp. Với lớp vỏ nếp ở bên ngoài và chuối nằm ở bên trong. Cách làm món này cũng tương đối đơn giản như là:
Nguyên liệu cần có: Gạo nếp 400g, chuối chín vừa phải khoảng 10 quả, đường, nước cốt dừa, nước dừa tươi, đỗ lạc rang, lá dừa, vừng rang, bột báng, lá chuối.
Cách chế biến:
- Sơ chế các nguyên liệu, gạo nếp đem đi ngâm qua đêm và vo sạch. Chuối bóc vỏ và ướp với đường để cho ngấm.
- Cho nước dừa vào trộn đều với gạo rồi đem hấp khoảng 15 phút, sau đó cho muối và trộn đều rồi tiếp tục hấp như hấp xôi.
- Sau khi nếp chín trộn với lượng đường vừa đủ và tiếp tục cho nước dừa lên hấp cho đến khi xôi chín khô.
- Ngâm bột báng cho nở và đun sôi đến khi cạn nước.
- Cho nước cốt dừa và lá dừa vào đun sôi rồi cho bột báng, đường và muối vừa đủ nấu đến khi sền sệt.
- Thực hiện cuốn chuối vào xôi nếp: Trải miếng nilon đã chuẩn bị sẵn, rồi cho nếp vào và đặt quả chuối ở giữa cuộn tròn lại. Lấy lá chuối đã rửa sạch để cuốn xung quanh bên ngoài.
- Cuối cùng là đem chuối nếp đã quấn lá chuối cho lên lò than hoa nướng cho đến khi nếp chín vàng thì bỏ ra.
6. Một số lưu ý khi sử dụng chuối cho người bị trào ngược dạ dày
Tuy nói rằng chuối tốt cho sức khỏe và có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, với những người bị trào ngược dạ dày khi bổ sung chuối vào trong chế độ dinh dưỡng của mình hàng ngày thì cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tốt cho sức khỏe:
- Nên ăn chuối vào buổi sáng: Bởi vì đây là thời điểm cơ thể có khả năng hấp thu được hàm lượng dinh dưỡng từ chuối một cách hiệu quả nhất.
- Nếu như sử dụng chuối xanh thì nên cân nhắc sử dụng với liều lượng vừa đủ để tránh nguy cơ gặp phải tình trạng táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Chỉ nên bổ sung từ 1 đến 3 trái chuối tươi mỗi ngày, không nên quá lạm dụng có thể gây ra các tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Bệnh nhân có bệnh lý nền về huyết áp cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng chuối. Bởi vì hàm lượng Kali có trong chuối tương đối cao có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp.
- Người bị trào ngược dạ dày nên lựa chọn ăn chuối tươi hoặc chế biến chuối thành món: Sinh tố, bánh chuối hấp và sữa chua vị chuối. Nên hạn chế ăn các món như bánh chuối chiên hoặc chuối sấy khô. Bởi vì những món này có chứa quá nhiều dầu mỡ và lượng đường cao sẽ không tốt đối với những người bị bệnh trào ngược dạ dày.
- Người bị trào ngược dạ dày nên tránh việc ăn chuối khi bụng đang trong tình trạng quá no hoặc là quá đói. Bởi vì khi đói sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn tới hiện tượng đau và khó chịu trong dạ dày. Bên cạnh đó, ăn khi no sẽ gây tăng áp lực lên thành dạ dày, khiến cho acid dịch vị dư thừa bị đẩy trào ngược lên thực quản một cách dữ dội hơn.
Như vậy, bài viết đã giải đáp câu hỏi trào ngược dạ dày có ăn được chuối không? Người bệnh có thể sử dụng chuối một cách phù hợp với tình trạng bệnh, hỗ trợ cải thiện và nâng cao sức khỏe.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng