[Bật mí] Bệnh trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư hay không?

Bị bệnh trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư hay không? Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh ngày càng phổ biến và nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Bài viết này của GHV KSol sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư hay không nhé!

XEM THÊM:

1. Một số thông tin chung về căn bệnh trào ngược dạ dày

Trước khi đưa ra được câu trả lời cho thắc mắc bệnh trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư hay không thì hãy cùng tìm hiểu qua về một số kiến thức tổng quan chung về căn bệnh trào ngược dạ dày nhé.

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng và có nhiều trường hợp người bệnh ban đầu không có các triệu chứng rõ ràng, lâu dần bệnh diễn biến thành bệnh mãn tính điều trị rất khó dứt điểm.

Các biểu hiện đặc hiệu của bệnh trào ngược dạ dày đó là ợ hơi, ợ chua, cùng với một số triệu chứng khác như là nóng rát, đau ngực, đau họng, ho kéo dài, nuốt vướng. Cũng có nhiều trường hợp các triệu chứng không thể hiện rõ ràng, đi nội soi kiểm tra định kỳ mới phát hiện ra bệnh hoặc khi xảy ra các biến chứng mới phát hiện mắc bệnh.

Một điều cần chú ý khác là, rất nhiều người bệnh đã nhầm lẫn với bệnh viêm họng, viêm amidan nên chỉ tập trung vào điều trị về họng mà không biết đến nguyên nhân là do bệnh lý trào ngược dạ dày. Chính vì vậy, bệnh trào ngược dạ dày rất dễ để lại các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe do diễn biến trong thời gian dài mà không có các biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

Cơ chế dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày là do phần van nối giữa dạ dày và thực quản bị suy yếu. Khi phần van này bị suy yếu sẽ xảy ra hiện tượng đóng không chặt nên làm cho axit dịch vị dạ dày bị trào ngược lên.

Bên cạnh nguyên nhân do hoạt động chức năng của van dạ dày thực quản bị suy yếu, thì một số yếu tố nguy cơ khác phối hợp thêm cũng dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các yếu tố nguy cơ đó bao gồm: thừa cân, có thai, lạm dụng một số loại thuốc điều trị, uống rượu bia, chế độ ăn uống hàng ngày chưa phù hợp,…

Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm viêm loét thực quản, lâu dần sẽ dẫn đến bị hẹp thực quản. Viêm loét thực quản lâu ngày gây ra các tình trạng chảy máu, ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, có thể dẫn đến tình trạng sụt cân và gây ra nhiều mệt mỏi. Ngoài ra, nếu người bệnh không may bị axit dịch vị trào ngược vào đường thở còn có thể dẫn đến bị bệnh viêm phổi. Vậy trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư hay không, hãy cùng tìm hiểu ở phần sau đây nhé!

trao-nguoc-da-day-co-dan-den-ung-thu
Trào ngược dạ dày có dẫn tới ung thư hay không?

2. Trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư hay không?

Ở những người bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài mà không phát hiện ra bệnh và không có phương hướng can thiệp điều trị kịp thời, sẽ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Axit dịch vị trào ngược kéo dài sẽ có thể gây tổn thương tới lớp niêm mạc bên trong thực quản. Bình thường các tế bào lót bên trong thực quản là lớp tế bào vảy và dưới ảnh hưởng của axit dạ dày lâu ngày chúng có thể bị loạn sản trở thành các tế bào biểu mô tuyến.

Các tế bào biểu mô tuyến bị biến đổi này có cấu trúc giống như các tế bào lót ở niêm mạc ruột non và dạ dày. Và tình trạng biến đổi này có tên gọi là Barrett thực quản. Khi bệnh trào ngược dạ dày thực quản đã gây ra biến chứng Barrett thực quản thì sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư biểu mô tuyến thực quản.

Ngoài ra, axit dịch vị dạ dày có thể gây ra tổn thương viêm thực quản và tiến triển dần thành các vết loét nếu như tình trạng bệnh không được kiểm soát tốt. Và chính môi trường viêm loét kéo dài kết hợp cùng một số yếu tố khác có thể dẫn đến nguy cơ đột biến tế bào thành ác tính ngay ở vị trí tổn thương đó. Do đó, trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến bệnh ung thư. 

3. Tỷ lệ bị ung thư thực quản có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày

Các biến chứng đơn thuần của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như là gây ra viêm thực quản, viêm họng, viêm phổi, hẹp thực quản, xuất huyết thực quản là tương đối phổ biến. Những biến chứng này có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trào ngược dạ dày sau này.

Biến chứng Barrett thực quản và ung thư thực quản là những biến chứng nguy hiểm nhất vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng tỷ lệ biến chứng này thường không cao. 

Với những bệnh nhân có biến chứng Barrett thực quản, nhưng các tế bào này được đánh giá là chưa có nghịch sản, chuyển sản hay loạn sản thì tỷ lệ chuyển biến thành bệnh ung thư là khoảng 0,5%. Với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có biến chứng Barrett và các tế bào đã loạn sản, nghịch sản, chuyển sản thì tỷ lệ ung thư hóa sẽ rơi vào trong khoảng 10-40%.

Như vậy, trào ngược dạ dày có thể dẫn đến bệnh ung thư thực quản, tuy nhiên tỷ lệ này thường rất thấp nên người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Vì các yếu tố tâm lý căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể làm cho tình trạng trào ngược ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Kể cả khi gặp phải biến chứng Barrett thực quản thì người bệnh cũng nên bình tĩnh theo dõi sức khỏe sát sao và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu một cách tối đa nguy cơ chuyển thành bệnh ung thư.

4. Các cách phòng ngừa ung thư khi bị bệnh trào ngược dạ dày

Mặc dù tỷ lệ chuyển biến thành ung thư ở các bệnh nhân trào ngược dạ dày tương đối thấp nhưng cũng không vì vậy mà người bệnh nên quá chủ quan. Để tránh cho bệnh chuyển biến thành ung thư dạ dày, thì cách tốt nhất đó là áp dụng kịp thời các biện pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị viêm loét dạ dày có thể được áp dụng như là:

4.1. Điều trị bằng các phương pháp tây y để kiểm soát tốt tình trạng trào ngược

Một số loại thuốc tây dược có thể được các bác sĩ chỉ định kê cho bệnh nhân trào ngược dạ dày như là các thuốc tăng trương lực cơ vòng thắt thực quản, thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc kháng tiết axit, thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản.

Với những trường hợp đã áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc kéo dài nhưng tình trạng bệnh viêm loét dạ dày không được cải thiện, thậm chí tình trạng trào ngược còn chuyển biến nặng hơn thì các liệu pháp ngoại khoa sẽ được chỉ định. Hoặc những trường hợp trào ngược dạ dày đã xảy ra biến chứng chít hẹp hoặc thoát vị qua khe thực quản cũng sẽ được cân nhắc thực hiện điều trị bằng phẫu thuật.

4.2. Sử dụng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ cải thiện bệnh

Bên cạnh việc sử dụng những phương pháp tây y để điều trị các đợt cấp tính của bệnh viêm loét dạ dày, thì người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại thảo dược để hỗ trợ cải thiện và nâng cao sức khỏe thêm sau khi điều trị. Mục tiêu là nhằm duy trì tình trạng bệnh ổn định lâu dài và giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát trào ngược. Ưu điểm của các loại thảo dược đó là dễ kiếm, có thể sử dụng lâu dài và ít gây tác dụng phụ.

Các loại thảo dược mà người bệnh trào ngược dạ dày có thể tham khảo để sử dụng như là gừng, nghệ vàng, cam thảo, hoa cúc, nha đam, hoắc hương. Nếu muốn sử dụng các loại thảo dược song song cùng với quá trình điều trị bằng các thuốc tây y, thì người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để tránh xảy ra các tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

4.3. Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày

Bên cạnh các phương pháp điều trị thì để tình trạng bệnh được ổn định lâu dài, ngăn ngừa các biến chứng thì người bệnh cần kết hợp với việc thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như là:

trao-nguoc-da-day-co-dan-den-ung-thu-1
Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày
  • Hạn chế thói quen thức khuya, ăn uống không đúng giờ giấc, không đủ bữa, từ bỏ thói quen vừa ăn vừa làm việc và đi nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Tránh xa các loại thức uống không tốt cho dạ dày như là rượu bia, các loại đồ uống có cồn, cafein.
  • Tránh sử dụng những loại đồ ăn gây tăng tiết axit như là hoa quả chua (cam, chanh, me, sấu, cóc), các loại gia vị cay nóng (tiêu, ớt, mù tạt, bạc hà,…)
  • Không sử dụng các loại đồ ăn làm cho dạ dày phải mất nhiều thời gian và công sức để tiêu hóa như đồ ngọt, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá cứng.
  • Socola là loại thực phẩm có chứa hợp chất methylxanthine, là chất làm giảm trương lực cơ co thắt thực quản dưới. Chính vì thế người bệnh trào ngược dạ dày nên tránh xa loại thực phẩm này.
  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho quá trình tiêu hóa cũng như sức khỏe của dạ dày như sữa chua, các loại hoa quả, rau xanh như đu đủ, táo, bơ, các loại đậu, bông cải xanh, atiso…
  • Nên chế biến các món ăn ở dạng hấp, luộc, hầm mềm để giúp dễ tiêu hóa hơn. Khi nấu thức ăn nên hạn chế sử dụng dầu mỡ, quá nhiều gia vị.
  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của các bác sĩ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết để giúp cho bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư hay không. Người bệnh cần chú ý các phương pháp điều trị và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống để tránh xảy ra các biến chứng, đặc biệt là ung thư.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7