[Giải đáp] Trào ngược dạ dày có gây viêm họng không?
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày có gây viêm họng không là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm. Có rất nhiều bệnh nhân vừa bị đau dạ dày và đồng thời viêm họng, ho kéo dài khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nhưng họ không biết nguyên nhân thực sự là do đâu. Hãy cùng GHV KSol đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- [Giải đáp] Trào ngược dạ dày có gây chóng mặt không?
- [Giải đáp] Người bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?
- Nụ cười của người phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng
1. Tìm hiểu khái niệm trào ngược dạ dày là gì?
Trước khi tìm hiểu trào ngược dạ dày có gây viêm họng không thì hãy cùng tìm hiểu qua về khái niệm trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày là một căn bệnh với hiện tượng là các chất có trong dạ dày như thức ăn, chất lỏng, khí… trào ngược trở lên thực quản, họng gây tình trạng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua và đau rát, nóng rát vùng ngực dọc theo xương ức và vùng thượng vị.
Theo thời gian, hiện tượng trào ngược khi kéo theo các chất trong dạ dày có cả acid sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản, làm cho nó bị viêm đau. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp trên và ảnh hưởng tới hệ hô hấp trong đó có viêm, sưng, đau rát ở cổ họng, viêm thanh quản. Hiện tượng này lâu ngày có thể để lại các biến chứng như: hơi thở có mùi, hẹp thực quản, loét thực quản, viêm thanh quản, thậm chí dẫn đến tiền ung thư thực quản…
Do vậy chính các vấn đề liên quan trào ngược dạ dày là căn nguyên gây ra các bệnh ở đường hô hấp trên và chính các thuốc dùng trong điều trị dạ dày sẽ được bác sĩ ở khoa tai mũi họng kê trong đơn thuốc. Chúng là giải pháp giúp tiêu diệt bệnh viêm họng, thanh quản từ nguyên nhân gốc gác.
2. Lý giải trào ngược dạ dày có gây viêm họng không?
Trào ngược dạ dày gây nên viêm họng bởi việc trào ngược các dịch vị dạ dày lên thực quản cũng như họng thì các dịch vị dạ dày gồm nhiều loại như axit HCl, Pepsin, men tiêu hóa…Chúng sẽ phá hủy các chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc họng, thực quản, tạo điều kiện cho acid HCl, dịch vị và các chất khác có cơ hội tiếp xúc và tấn công phá hủy niêm mạc họng. Hiện tượng này xảy ra lâu ngày, cổ họng và thực quản sẽ bị tổn thương, phù nề, sưng đau và dẫn đến viêm. Đó là cơ chế trào ngược dạ dày gây rát họng, viêm họng.
Có đến 70% người bệnh trào ngược dạ dày bị viêm họng và mắc các vấn đề về cổ họng cũng như đường hô hấp trên. Ngoài ra một số ít còn có hiện tượng trào ngược dạ dày gây viêm họng hạt, một dạng khác của bệnh viêm họng mãn tính. Các triệu chứng này kéo dài dẫn tới sự phát triển quá độ của các tổ chức lympho sau thành họng từ đó tạo nên các hạt.
3. Dấu hiệu phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản
3.1. Cách phân biệt
Khi đã trả lời được câu hỏi trào ngược dạ dày có dẫn đến viêm họng không thì điều quan trọng cần ghi nhớ là không được nhầm lẫn giữa viêm họng thường và viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh viêm họng thông thường và viêm họng do trào ngược dạ dày, thực quản rất dễ nhầm lẫn với nhau bởi các triệu chứng biểu hiện giống nhau. Ngoài các triệu chứng thông thường của viêm họng bao gồm khô họng, rát họng, nuốt nước bọt thấy đau, ho khan, mắt đau, ngứa và vướng họng thì viêm họng do trào ngược dạ dày còn kèm theo các triệu chứng khác như:
- Cồn cào ruột gan, nóng rát và rất xót ở vùng phúc mạc
- Bụng đau quằn quại, khó chịu, đau theo từng cơn và từng thời điểm
- Đôi khi cơn đau còn lan ra phía sau lưng và hai bên mạn sườn
- Nóng rát ở ngực sau xương ức, đau vùng thượng vị
- Ăn không tiêu, đầy hơi, nấc liên tục, ợ chua, buồn nôn, nôn khan, ợ nóng…
Xem thêm >>> [Gợi ý] Trẻ bị trào ngược dạ dày nên uống sữa gì?
Tuy nhiên, có khá nhiều người không hề có các biểu hiện trào ngược dạ dày, thực quản hoặc đôi khi chỉ cảm thấy nghẹn, vướng ở cổ họng. Họ chỉ đau tức ngực hoặc dễ bị khàn giọng, viêm họng khi nói to hay nói nhiều. Bởi trào ngược dạ dày, thực quản của họ chưa nặng và tiến triển như sâu. Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường và xuất hiện cơn đau thì bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác, tránh tự ý điều trị và gây ra điều đáng tiếc.
3.2. Triệu chứng của trào ngược dạ dày gây viêm thanh quản
Trào ngược dạ dày gây viêm họng, viêm thanh quản đôi khi còn được gọi là “chứng trào ngược im lặng”, vì các triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm họng thông thường. Các triệu chứng của viêm thanh quản, viêm họng do trào ngược dạ dày thường bao gồm:
- Khàn tiếng, đổi giọng, lạc giọng
- Khó phát âm, nói không tròn vành rõ chữ
- Ngứa ngáy cổ họng
- Cảm giác khó nuốt
- Nóng rát trước ngực, đau vùng thượng vị
- Đờm nhiều trong cổ họng, khạc không hết đờm
- Thường xuyên phải hắng giọng
- Ho mãn tính hoặc ho nhiều thành cơn khi ngủ
3.3. Biến chứng khác của trào ngược dạ dày
Các triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày nếu không được kiểm soát và điều trị sẽ khiến acid dịch vị dạ dày tiếp tục làm tổn thương thêm thực quản và đường hô hấp. Theo thời gian, tình trạng này sẽ kéo theo nhiều biến chứng khác như:
• Viêm thực quản: Axit dịch vị có thể gây kích thích các mô niêm mạc ở khu vực hầu, họng.
• Ho liên tục, ho mạn tính: Một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản thường cảm thấy khó chịu vùng họng, ho liên tục, cảm giác rất đau rát ở họng và bị khàn giọng.
• Khó nuốt: Tình trạng này xảy ra do chứng trào ngược gây tổn thương niêm mạc thực quản hình thành nên các mô sẹo khiến bị cấn và khó nuốt.
• Hẹp thực quản: Mô sẹo do chứng trào ngược hoặc khối u sẽ gây ra chứng hẹp thực quản khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi nuốt thức ăn.
• Vòng thực quản: Đây là những vòng hoặc nếp gấp của mô bất thường hình thành ở lớp lót dưới của niêm mạc thực quản. Những dải mô này có thể gây co thắt thực quản và triệu chứng khó nuốt.
• Barrett thực quản: Lúc này, các tế bào trong niêm mạc thực quản bị tổn thương do acid dịch vị dạ dày và sẽ thay đổi để trở nên giống với các tế bào lót ruột non. Biến chứng này thường rất hiếm gặp và có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản.
Xem thêm >>> Gợi ý các mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương hiệu quả
Người bệnh còn có nguy cơ gặp chứng hôi miệng, hơi thở có mùi, bệnh viêm hầu họng thanh quản, áp xe hầu họng, viêm dây thanh quản, thậm chí biến chứng nặng hơn là hình thành tế bào ung thư thực quản…
4. Các biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày thực quản
Ngoài đã nắm được trào ngược dạ dày thực quản có dẫn đến viêm họng không thì bạn cần biết các biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày, thực quản như sau:
● Tránh những thực phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc như đồ uống có cồn, có ga.
● Hạn chế tình trạng ăn ồ ạt quá no vào một lúc, trước khi đi ngủ khoảng 3 giờ thì bạn cũng nên hạn chế ăn uống. Bạn nên nằm kê cao đầu khi ngủ để thức ăn không bị đẩy ngược lên ống thực quản.
● Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, kiểm soát cân nặng. Bệnh nhân cũng nên hạn chế mặc quần áo quá chật để quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn và tránh trào ngược lên.
Ngoài viêm họng, trào ngược dạ dày còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe khác như: acid trào ngược lên thực quản khiến người bệnh có thể bị khàn giọng, viêm thanh quản, thậm chí acid với pH thấp còn có thể gây chảy máu thực quản, loét thực quản, mô sẹo gây hẹp thực quản, ung thư thực quản…
Vì vậy khi cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu khác thường về sức khỏe, thì bạn nên đi khám sớm, tránh tự ý điều trị khi chưa được chẩn đoán bệnh.
5. Điều trị viêm họng nguyên nhân do trào ngược dạ dày thực quản
Khi bị viêm họng mãn tính trào ngược dạ dày thì nguyên tắc cần nắm là bạn cần điều trị từ căn nguyên là nguyên nhân trào ngược dạ dày. Một số yếu tố gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể là việc người bệnh sử dụng đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán nhiều. Ngoài ra, thói quen dùng nước ngọt có ga hoặc người bệnh dùng café, trà hay thuốc lá cũng làm gia tăng tình trạng trào ngược. Các thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày bao gồm có:
● Thuốc giúp trung hòa acid: Nhóm thuốc này mang lại tác dụng trung hòa acid dịch vị. Các thuốc thường dùng là: nhôm hydroxyd, magie hydroxyd. Biệt dược thường thấy là Phosphalugel hay Yumangel.
● Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Cơ chế của nhóm thuốc này là ngăn tiết acid dịch vị tiết ra. Dược chất tốt nhất là omeprazole, Lansoprazole, esomeprazole,…Chúng thường phù hợp cho điều trị trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng – thanh quản.
● Thuốc kháng thụ thể H2: Các nhóm thuốc kháng histamin H2 làm giảm tiết acid như cetirizin, clorpheniramin cũng được kê trong phác đồ điều trị.
Xem thêm >>> [Gợi ý] Những cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không hiệu quả
Mặc dù có tác dụng điều trị nhưng việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến giảm axit trong dạ dày khiến thức ăn tiêu hóa kém hơn, dạ dày đầy chướng gây tác động ngược lại lên cơ thắt thực quản dưới nên triệu chứng trào ngược vẫn có thể xảy ra. Do vậy, bạn chỉ dùng thuốc để khắc phục trào ngược tạm thời, không điều trị lâu dài mà không theo hướng dẫn bác sĩ. Thông thường, khi bệnh đã diễn tiến nặng hoặc bệnh nhân đã điều trị trong một khoảng thời gian dài nhưng không hiệu quả thì các bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật là phương pháp cần thiết. Phẫu thuật giúp tạo một van mới vùng cơ tâm vị nhằm mục đích ngăn chặn dịch vị và thức ăn trào lên thực quản và họng.
Trên đây là những thông tin về trào ngược dạ dày có gây viêm họng không, hy vọng bài viết cung cấp đủ kiến thức cho bạn để bạn có hướng xử lý khi gặp phải tình trạng này.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Xem thêm video: VTV2 HTCB SỐ 16: UNG THƯ – XIN ĐỪNG BUÔNG XUÔI
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng