Giải mã: Người bị trào ngược dạ dày có tập thể dục được không?
Nội dung bài viết
Người bệnh trào ngược dạ dày có tập thể dục được không là câu hỏi được nhiều người đặt ra cho các chuyên gia GHV KSol trong thời gian gần đây. Để tìm hiểu được đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày có tập thể dục được không, hãy đọc bài viết này nhé!
XEM THÊM:
- Ung thư – Cuộc chiến sinh tử lần thứ 3 của người lính già
- Top 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông đơn giản và hiệu quả
- Bị trào ngược dạ dày có nên uống chanh mật ong không? Chuyên gia giải đáp
1. Tìm hiểu về trào ngược dạ dày là bệnh gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh phổ biến, mỗi năm có tới 5,6 triệu lượt người tới khám vì căn bệnh này. Từ 10% đến 20% người trưởng thành ở các nước phương Tây và gần 5% ở Châu Á gặp phải các triệu chứng của trào ngược dạ dày một cách thường xuyên.
Tỷ lệ số người bị căn bệnh này đang tăng khoảng 4% mỗi năm, song song với việc tăng tỷ lệ béo phì và giảm tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong vài thập kỷ qua.
Bệnh chủ yếu được chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng điển hình như chứng ợ nóng và trào ngược axit. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân không có các triệu chứng của GERD ngay cả khi có các bằng chứng khách quan về căn bệnh này như viêm thực quản ăn mòn hoặc thực quản Barrett.
Theo một thống kê vào năm 2015, tổng tác động kinh tế trực tiếp của trào ngược dạ dày và các biến chứng được ước tính là hơn 18 tỷ đô la. Trong đó, việc sử dụng các thuốc ức chế bơm proton (PPI) – thuốc ưu tiên điều trị trào ngược dạ dày chiếm 12,4 tỷ đô la. Mặt khác, chi phí gián tiếp do bệnh làm giảm năng suất làm việc lên tới 75 tỷ đô la.
Các triệu chứng điển của trào ngược dạ dày đó là ợ chua và buồn nôn. Có tới 16% dân số Hoa Kỳ phàn nàn về tình trạng buồn nôn, và 6% cho biết chứng ợ nóng gây phiền toái về mặt lâm sàng. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày có thể trở nên tồi tệ hơn khi nằm nghiêng, đặc biệt là sau bữa ăn.
Cần lưu ý, chứng khó nuốt có thể là một triệu chứng của bệnh, nhưng sự xuất hiện của nó cần được kiểm tra và điều trị chuyên sâu. Bởi vì nó có thể được gây ra bởi sự rối loạn chức năng thực quản hoặc các căn bệnh ác tính ở cơ quan này.
Đau ngực là một triệu chứng khác thường liên quan đến trào ngược dạ dày. Nhưng các nguyên nhân liên quan đến tim nên được xem xét và loại trừ trước khi xem xét tới trào ngược dạ dày.
Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày bao gồm khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng, đau họng và đau vùng thượng vị…
Một nghiên cứu đánh giá có hệ thống cho thấy, các triệu chứng của trào ngược dạ dày ở người lớn tuổi thường ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bệnh ở người cao tuổi lại lớn hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi. Một số ít bệnh nhân có các triệu chứng ngoài thực quản của trào ngược dạ dày như hen suyễn, viêm thanh quản, viêm xoang, xơ phổi vô căn, mòn răng, viêm họng, ho mãn tính, và viêm tai giữa tái phát.
2. Trào ngược dạ dày có tập thể dục được không? Mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày và thể dục
Trào ngược dạ dày liên quan đến việc acid dịch vị dạ dày chảy ngược lên thực quản. Khi xảy ra hiện tượng này, người bệnh có thể cảm giác được vị chua ở miệng. Phần acid trào ngược lên này có thể làm kích ứng niêm mạc thực quản và gây ra các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi.
Nếu việc bị trào ngược dạ dày xảy ra không thường xuyên thì bạn có thể không cần thực hiện các biện pháp thay đổi thói quen hay lối sống nào để giảm bớt tình trạng này. Bên cạnh đó, để làm dịu bớt việc ợ nóng cũng như cảm giác nóng rát vùng thượng vị, bạn có thể dùng thuốc trung hòa acid dịch vị, giảm tiết…
Nếu các triệu chứng trào ngược xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, thì có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi đó để giảm bớt các triệu chứng của bệnh, bạn cần thực hiện một số thay đổi về lối sống, cũng như dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Có nghĩa là thay đổi thói quen vận động cũng như chế độ tập luyện hàng ngày của bạn..
Vậy khi người bị trào ngược dạ dày có tập thể dục được không? Câu trả lời đó là việc tập thể dục còn có thể giúp cải thiện bớt chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, việc này còn phụ phụ thuộc vào loại bài tập cũng như cách vận động, ăn uống trước và sau khi tập luyện của người bệnh.
XEM THÊM >>> Tìm hiểu người bị ung thư dạ dày có nên mổ không?
3. Ưu và nhược điểm khi người bệnh trào ngược dạ dày tập thể dục?
Tập thể dục là một trong những thói quen lành mạnh giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, đây cũng chính là một phương pháp hỗ trợ giảm đau và điều trị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện các bài tập thể dục luôn tồn tại hai mặt ưu và nhược điểm. Cụ thể như sau:
3.1. Ưu điểm
Theo các chuyên gia, thừa cân hoặc béo phì chính là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, trọng lượng quá tải có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động của dạ dày và cơ thắt thực quản dưới. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trào ngược acid dạ dày. Vậy nên, cách để duy trì cân nặng của cơ thể được ổn định chính là thường xuyên luyện tập thể thao. Đây cũng là một trong những cách tốt nhất để làm giảm các triệu chứng trào ngược acid dạ dày.
3.2. Nhược điểm
Theo nghiên cứu về bệnh trào ngược dạ dày và hoạt động thể chất được công bố trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2006 cho thấy, nếu tập thể dục với cường độ cao có thể làm cho tình trạng bệnh trào ngực dạ dày thực quản trở nên tồi tệ hơn.
Theo các chuyên gia, một số bài tập thể dục có thể làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng dạ dày điều tiết, sản sinh ra lượng acid nhiều hơn và gây kích ứng, viêm niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, cũng có thể ảnh hưởng đến các vị trí khác của cơ thể, làm tăng áp lực lên dạ dày và ngực. Từ đó gây ra triệu chứng trào ngược.
Một số bài tập, động tác có thể khiến cho tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngày càng tồi tệ hơn như là:
- Chạy, đặc biệt là chạy nước rút.
- Nhảy cao.
- Nhảy dây.
- Đạp xe.
- Leo cầu thang.
Ngoài ra, việc ăn trước khi tập luyện thể dục cũng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược acid. Chính vì vậy, người bệnh cũng nên tránh ăn hoặc uống một số loại thực phẩm dưới đây trước khi bắt đầu tập thể dục.
- Cà chua và chế phẩm từ cà chua.
- Sô cô la.
- Cam và những loại quả thuộc họ cam.
- Cà phê.
- Thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là mỡ động vật
- Thực phẩm chiên.
- Rượu.
- Nước sô-đa.
- Cây bạc hà.
4. Bị trào ngược dạ dày có nên tập thể dục và tập luyện ở những bộ môn nào?
Để tập thể dục đem lại hiệu quả cao nhất thì việc lựa chọn những bài tập với cường độ tác động thấp và luôn ở trong trạng thái đứng thẳng nhất có thể là điều tốt nhất đối với những người bị trào ngược dạ dày-thực quản.
Các bài tập thể dục có thể đáp ứng được các tiêu chí trên và người bệnh trào ngược dạ dày nên áp dụng đó là:
- Thường xuyên đi dạo nhẹ nhàng.
- Chạy bộ với cường độ nhẹ và quãng đường ngắn.
- Tập Yoga.
- Tập thể dục bằng cách đi xe đạp tĩnh.
- Bơi lội.
Mặc dù tập luyện với cường độ cao có thể sẽ gia tăng khả năng trào ngược acid dạ dày nhưng không phải tất cả người bệnh cũng sẽ gặp các tình trạng đó. Lời khuyên dành cho người bệnh trào ngược dạ dày là nên bắt đầu với những bài tập đơn giản, cường độ nhẹ và cảm nhận xem bản thân có gặp phải các triệu chứng của trào ngược dạ dày không. Nếu không bị các triệu chứng ợ chua, ợ nóng và buồn nôn thì bạn có thể thử dần lên những bài tập có mức độ tác động cao hơn. Còn nếu cảm thấy khó chịu, thì bạn nên duy trì tuân thủ theo chế độ các bài tập có cường độ thấp.
XEM THÊM >>> Ung thư dạ dày có được ăn thịt bò không? Tìm lời giải đáp cùng chuyên gia
5. Một số phương pháp khác giúp điều trị trào ngược dạ dày
Ngoài tập thể dục, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp khác sau đây để hỗ trợ điều trị tình trạng trào ngược dạ dày:
5.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều khẩu phần nhỏ và ăn nhiều bữa trong một ngày.
- Nên ăn những loại thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa.
- Sau khi ăn xong không nên nằm hay vận động mạnh ngay lập tức mà nên đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Nâng đầu giường lên cao hoặc dùng gối kê đầu khi có triệu chứng trào ngược xảy ra.
- Không nên hút thuốc lá hoặc sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích như cồn, rượu, bia, nước ngọt có gas…
5.2. Sử dụng thuốc
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày như:
- Thuốc kháng acid để trung hòa acid trong dịch vị dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn histamin H2 để làm giảm điều tiết acid trong dạ dày.
- Thuốc kháng sinh hoặc prokinetic giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
5.3. Thăm khám bác sĩ
Trong những trường hợp đã sử dụng thuốc và thay đổi lối sống nhưng các triệu chứng của trào ngược acid dạ dày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám. Mặt khác, người bệnh cũng nên báo cho bác sĩ biết nếu gặp phải những vấn đề sau:
- Khó nuốt hoặc khó thở.
- Đau bụng dữ dội kéo dài một thời gian.
- Đi ngoài ra phân đen hoặc có máu.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Như vậy, bài viết đã trả lời câu hỏi người bệnh trào ngược dạ dày có tập thể dục được không một cách chi tiết cùng với những thông tin liên quan. Người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể tập thể dục nhưng nên lựa chọn những bộ môn phù hợp với cường độ và mức tác động hợp lý.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng