Bật mí trào ngược dạ dày có uống được nước yến không?

Trào ngược dạ dày có uống được nước yến không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Yến từ lâu đã được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho người ốm. Vậy người bệnh trào ngược dạ dày có uống được nước yến không, GHV KSol sẽ giải đáp ngay sau đây.

XEM THÊM:

1. Trào ngược dạ dày có uống được nước yến không?

Trào ngược dạ dày có ăn được yến không hay trào ngược dạ dày uống được nước yến không là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời đó là: Người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn hoặc uống được yến. Từ lâu, yến vốn được coi là một loại thực phẩm quý giá. Và thời xưa chỉ có các bậc vua chúa mới được sử dụng loại thực phẩm quý hiếm này. Theo các nghiên cứu, yến có chứa tới khoảng 18 loại axit amin, 30 loại vi chất đặc biệt và 7 loại đường thiết yếu.

Trong đó có nhiều chất và vi chất mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Do đó, ăn yến sẽ rất tốt cho sức khỏe kể cả với những người bị trào ngược dạ dày. Công dụng cụ thể của loại thực phẩm bổ dưỡng này đối với sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày sẽ được trình bày cụ thể ở phần tiếp sau đây.

trao-nguoc-da-day-co-uong-duoc-nuoc-yen-khong-min
Trào ngược dạ dày có uống được nước yến không?

2. Tại sao người bị trào ngược dạ dày nên ăn yến?

Qua các nghiên cứu diễn ra trong một thời gian dài đã phát hiện ra một số công dụng của yến đối với người bệnh trào ngược dạ dày đó là:

  • Kích thích hệ tiêu hóa: Trong yến có chứa Crom với hàm lượng khoảng 2,18mg/1kg. Đây là chất có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp người bệnh có cảm giác ăn ngon miệng. Chính điều này giúp cho người bệnh trào ngược dạ dày có thể hấp thu các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn, từ đó tránh được tình trạng suy kiệt sức khỏe và mệt mỏi.
  • Khắc phục một số tổn thương ở dạ dày: Hợp chất Threonine có trong yến với hàm lượng 4,74%, có tác dụng điều trị các chứng khó tiêu, rối loạn đường ruột và loét dạ dày. Leucine ( có hàm lượng khoảng 4,56%) có khả năng hỗ trợ chữa lành các vết thương, vết loét dạ dày nhanh chóng.
  • Giảm đau: Hợp chất Threonine trong yến cũng có thể hoạt động như một chất bôi trơn và thể hiện tác dụng giảm nhanh các cơn đau dạ dày hiệu quả.

Với những công dụng cho hệ tiêu hóa kể trên của yến sào thì đã một lần nữa khẳng định người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được loại thực phẩm này.

XEM THÊM >>> Bật mí ung thư dạ dày có ăn được cao ngựa không?

Bên cạnh những lợi ích riêng dành cho người bị trào ngược dạ dày, thì yến còn có một số công dụng khác tốt cho sức khỏe đó là:

  • Tác dụng bổ phế: Theo quan điểm của Đông y thì việc ăn yến sào sẽ có tác dụng bổ thận dưỡng âm. Tổ yến còn giúp tiêu đờm, giảm ho, đồng thời làm sạch phổi và hệ thống đường hô hấp. Chính vì vậy, ăn yến có thể hỗ trợ phòng bệnh cảm cúm và bệnh dị ứng hiệu quả.
  • Tăng cường sức đề kháng: Trong yến có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và khoảng 18 loại axit amin tốt cho cơ thể như cystine, histidine, amide, humin, arginine,… Nhờ đó, ăn yến còn có tác dụng cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể và nâng cao sức đề kháng.
  • Giúp hệ xương chắc khỏe: Trong yến có chứa nhiều Canxi (khoảng 0,76%) và Phenylalanine (khoảng 4,5%). Các chất này giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D để nâng cao khả năng hấp thụ canxi. Ngoài ra, trong yến còn có Lysine ( với hàm lượng khoảng 1,75%) sẽ giúp cho hệ xương chắc khỏe, giảm sự lão hóa cột sống.
  • Làm đẹp da: Chị em phụ nữ rất ưa chuộng sử dụng yến vì nó có công dụng làm đẹp da dẻ. Threonine có trong yến với tác dụng giúp cơ thể tăng cường sản sinh Collagen và Elastin. Qua đó, giúp cho da đàn hồi, săn chắc. Kết hợp với Glycine sẽ mang lại cho chị em làn da sáng mịn.
  • Bồi bổ sức khỏe: Yến là thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của người mới ốm dậy. Yến có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như Tyrosine (2,26%) giúp phục hồi cơ thể sau xạ trị, phục hồi hồng cầu, Proline (5,27%) và Axit aspartic (4,69%) là những chất giúp phục hồi cơ, tái tạo tế bào da…
  • Tốt cho hệ thần kinh: Trong thành phần của yến sào có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh như Sắt, canxi, kali… Các chất này có công dụng giúp ổn định tinh thần, ngủ ngon và thư giãn.
  • Tăng cường sinh lý: Trong yến sào chứa nhiều axit amin, là những chất có tác dụng tăng cường nội tiết tố trong cơ thể. Vì vậy, sử dụng yến sẽ giúp tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam giới và nữ giới.

3. Cách sử dụng yến đúng cách cho người bị trào ngược dạ dày

Yến rất tốt cho sức khỏe của người bệnh trào ngược dạ dày, nhưng cần sử dụng loại thực phẩm này đúng cách thì những công dụng đó mới có thể phát huy tối đa:

  • Thời điểm sử dụng yến: Người bệnh có thể sử dụng yến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất là nên ăn trước khi đi ngủ. Bởi vì ăn yến vào lúc này sẽ giúp cho cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Lý giải cho điều này là do nồng độ nội tiết trong cơ thể ở thời điểm này tăng lên cao nên giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Cách chế biến yến đúng: Có nhiều cách chế biến yến khác nhau nhưng cách tốt nhất được khuyến cáo đó là chưng cách thủy. Chưng cách thủy sẽ giúp giữ được nguyên hương vị và các dưỡng chất có trong tổ yến. Để làm tăng thêm hương vị và độ hấp dẫn của yến, người dùng có thể kết hợp chế biến với các nguyên liệu bổ dưỡng khác như táo đỏ, kỷ tử, thịt gà…
  • Lượng yến nên sử dụng: Tuy yến rất bổ dưỡng nhưng không phải vì thế mà càng ăn nhiều loại thực phẩm này càng tốt. Ngược lại, ăn quá nhiều tổ yến sẽ dẫn tới tình trạng tiêu hóa kém do cơ thể dư thừa nhiều chất dinh dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 20g yến sào.
  • Tần suất ăn yến: Duy trì liều lượng yến sử dụng là khoảng 20g mỗi ngày và mỗi tuần ăn khoảng 3-4 ngày là tốt nhất.
  • Thời gian sử dụng yến để có tác dụng: Việc sử dụng yến để có tác dụng mất bao lâu còn phụ thuộc vào thể trạng từng người. Thông thường, sau khoảng 1 tuần sử dụng tổ yến là người bệnh có thể bắt đầu thấy được các tác dụng nhất định.

Bên cạnh những điều trên, thì cũng cần chú ý một số đối tượng sau không nên sử dụng yến:

  • Người mắc bệnh phong hàn, cảm mạo, cơ thể bị hàn lạnh, tiêu chảy, viêm nhiễm đường tiết niệu, tỳ vị hư,… Những đối tượng này không nên sử dụng yến vì cơ thể đang chuyển hóa kém. Nếu ăn yến sào sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ có hệ tiêu hóa còn yếu. Do đó, khi trẻ ăn yến sẽ khó hấp thu được các dưỡng chất và có thể làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn. Từ đó sinh ra các bệnh đường ruột sau này.
  • Phụ nữ đang mang thai ở thời kỳ đầu hoặc vừa mới sinh: Do tổ yến có tính hàn nên có thể gây hại cho sức khỏe của đối tượng này.
  • Người mắc bệnh gout: Đối tượng này vẫn có thể sử dụng yến nhưng chỉ nên ăn với một lượng nhỏ. Bởi vì, trong yến sào chứa nhiều dinh dưỡng, nếu ăn quá nhiều có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Người già yếu: Với nhóm đối tượng này nên ăn yến với lượng vừa đủ. Vì ăn nhiều yến với lượng dinh dưỡng quá cao sẽ không hấp thụ được hết do hệ tiêu hóa yếu.

XEM THÊM >>> [Xem ngay] Ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào để tốt cho sức khỏe

4. Những cách sử dụng yến tốt cho người bị trào ngược dạ dày

4.1. Tổ yến chưng đường phèn

Tổ yến chưng với đường phèn là cách chế biến không quá cầu kỳ. Cũng chính nhờ cách làm đơn giản này mà các thành phần dinh dưỡng trong yến được giữ lại rất tốt.

Chuẩn bị các nguyên liệu cần có là tổ yến và đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Thực hiện sơ chế tổ yến bằng cách làm sạch lông và ngâm vào trong nước lạnh.
  • Cho yến vào trong chén hoặc tô nhỏ rồi đặt lên bếp và bắt đầu chưng cách thủy. Trong quá trình chưng này không nên cho qua nhiều nước vào nồi, vì có thể khiến nước tràn vào bên trong chén yến.
  • Chưng trong khoảng 15 đến 20 phút cho đến khi yến đủ mềm thì cho đường phèn vào và sử dụng trực tiếp.

4.2. Yến hầm hạt sen

Không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa, yến hầm hạt sen còn là món ăn có thể giải nhiệt rất tốt và tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Chuẩn bị các nguyên liệu: Yến sào, hạt sen, long nhãn, táo đỏ, hạt chia, đường phèn lượng đủ ăn.

Cách thực hiện món yến chưng hạt sen như sau:

  • Sơ chế, làm sạch tổ yến sau đó mang đi chưng lên cho chín mềm.
  • Những nguyên liệu còn lại cũng mang đi sơ chế, rửa sạch xong rồi để cho ráo nước.
  • Cho hạt sen vào nồi ninh trước đến khi hạt sen mềm thì thêm táo đỏ, long nhãn vào nấu chung.
  • Sau đó cho hạt chia và yến sào đã chưng trước đó vào nồi, chỉnh xuống mức lửa nhỏ và tiếp tục hầm.
  • Thêm lượng đường phèn tùy theo sở thích vào rồi nấu thêm khoảng 10 phút nữa là hoàn thành món ăn.

4.3. Tổ yến hầm chim bồ câu

Tổ yến hầm chim bồ câu không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng. Món này có vị khá dễ ăn nên rất phù hợp với những người bị bệnh tiêu hóa, cần phải tẩm bổ.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị đó là tổ yến, chim bồ câu, hạt sen, táo tàu, vỏ quýt và các loại gia vị cần thiết.

Cách thực hiện:

  • Trước hết cần tiến hành sơ chế sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên. Với tổ yến thì nhặt bỏ lông, ngâm nước rồi mang đi chưng. Chim bồ câu thì vặt sạch lông, loại bỏ nội tạng và lưu ý giữ lại huyết.
  • Hạt sen, táo tàu và vỏ quýt rửa sạch rồi mang đi ngâm nước cho mềm.
  • Cho chim bồ câu vào nồi cùng với huyết, nêm gia vị rồi hầm cho chín mềm.
  • Sau khi thịt chim bồ câu đã chín mềm thì thêm các nguyên liệu trên trừ tổ yến vào nấu chung.
  • Nâu thêm khoảng 30 phút sau rồi mới cho tổ yến vào hầm chung đến khi chín là được.

4.4. Yến chưng sữa tươi

Sữa tươi cũng là một thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Việc kết hợp yến sào với sữa tươi sẽ càng mang đến nhiều tác dụng có lợi hơn cho sức khỏe. Bên cạnh đó cách làm món ăn này cũng khá đơn giản nên người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà.

Chuẩn bị các nguyên liệu: Tổ yến, sữa tươi loại không đường và đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Tiến hành sơ chế và mang tổ yến đi chưng cùng với vài lát gừng để loại bớt mùi tanh.
  • Đến khi nước sôi thì cho sữa tươi vào đến khi vừa ngập tổ yến là được. Đun đến khi sữa sôi trở lại.
  • Có thể cho thêm đường phèn lượng vừa đủ độ ngọt tùy theo khẩu vị vào tổ yến đã chưng mềm.

4.5. Yến hấp lê

Sự kết hợp giữa lê và yến sào sẽ hạn chế được mùi tanh của yến đồng thời có thêm vị thanh ngọt từ trái cây. Bên cạnh đó, với những người chán ăn, sử dụng yến hấp lê sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, đem lại cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Nguyên liệu chuẩn bị là: 5g tổ yến, 1 quả lê, 1 thìa nhỏ kỷ tử.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch, bỏ phần cuống của lê, gọt vỏ rồi dùng dao khoét và loại bỏ phần lõi của lê, để tạo hình quả lê như một chiếc bát.
  • Cho yến, kỷ tử vào bên trong lê rồi đặt vào một chiếc bát. Thêm một ít nước vào hỗn hợp trên rồi đem đi hấp cách thủy.
  • Đun nhỏ lửa và hấp trong khoảng thời gian 35 đến 40 phút thì có thể tắt bếp và sử dụng.
trao-nguoc-da-day-co-uong-duoc-nuoc-yen-khong-1-min
Yến hấp lê

Yến chưng đu đủ và nước cốt dừa

Theo Đông y, đu đủ và nước cốt dừa là hai loại nguyên liệu có khả năng cải thiện những triệu chứng của viêm loét, trào ngược dạ dày hiệu quả. Do đó, tổ yến chưng với đu đủ và nước cốt dừa sẽ là món ăn bổ dưỡng, thích hợp dùng trong bữa chiều hoặc bữa tối muộn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 28g tổ yến, 1 quả đu đủ xanh và 200ml nước cốt dừa.

Các bước thực hiện: 

  • Sơ chế gọt vỏ đu đủ, rửa sạch và bỏ hạt rồi bào thành sợi mỏng.
  • Chia lượng tổ yến đã chuẩn bị thành 4 phần bằng nhau vào bát, rồi thêm đu đủ và nước cốt dừa vào các bát.
  • Hấp cách thủy ở lửa nhỏ trong khoảng 40 phút đến khi món ăn chín hoàn toàn thì tắt bếp và sử dụng.

5. Các lưu ý khác cho người bị trào ngược dạ dày

Bên cạnh các chú ý trong việc dùng yến, thì người bệnh cũng cần lưu tâm đến một số vấn đề sau:

  • Khi chế biến tổ yến cần nấu trong một thời gian ngắn. Việc nấu quá lâu có thể làm cho các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm này bị mất đi.
  • Để phát huy công dụng tốt nhất của yến cần hạn chế việc dùng quá nhiều dầu mỡ, gia vị trong lúc chế biến.
  • Ngoài yến thì còn có nhiều loại thực phẩm khác cũng rất tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày như rau xanh, trái cây, sữa chua, ngũ cốc, cá hồi… Bệnh nhân nên xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, thay đổi mỗi ngày sẽ tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày hơn.
  • Song song đó, người bệnh nên tránh sử dụng các loại thức uống có cồn, đồ chiên xào, nước ngọt có ga, đồ ăn quá mặn… để giảm nguy cơ làm bệnh đau dạ dày nặng hơn.
  • Chọn mua yến ở những cơ sở có uy tín cao để đảm bảo chất lượng, Không nên vì ham rẻ mà mua phải tổ yến giả, kém chất lượng sẽ rất không tốt khi dùng.

Trên đây là một số thông tin nhằm giúp bạn trả lời câu hỏi trào ngược dạ dày có uống được nước yến không. Hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như một số thông tin liên quan khác cần biết.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7