Tại sao trào ngược dạ dày đắng miệng? Cách khắc phục là gì?
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày đắng miệng khiến người bệnh mất cảm giác ăn uống ngon miệng. Vậy tại sao trào ngược dạ dày đắng miệng và nên làm gì để cải thiện triệu chứng? Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng
- Trào ngược dạ dày độ A là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất
1. Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày là khi dịch dạ dày chứa axit, pepsin, dịch mật, HCI… trào ngược lên thực quản và khoang miệng do cơ thắt dưới thực quản hoạt động không đúng cách. Thông thường, cơ thắt thực quản sẽ mở ra khi nuốt thức ăn và đóng lại khi dạ dày co bóp. Tuy nhiên, những lúc trương lực cơ giảm khiến cho dịch dạ dày bị trào ngược lên. Khi dịch vị trào ngược lên thực quản và miệng thì pepsin, axit và HCI sẽ kích thích lên niêm mạc thực quản gây ra những triệu chứng và biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất đó là vị chua của axit ở vùng phía sau miệng, đau ngực, ợ chua, khó thở, nôn mửa, vàng răng và đắng miệng. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác như đầy hơi, khó tiêu, đau tức ngực hay các vấn đề về hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi, khàn tiếng, ho mãn tính…).
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày có thể do:
- Tâm lý bị căng thẳng, áp lực, stress.
- Sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
- Làm việc quá sức hoặc thức quá khuya.
- Mắc một số bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém.
- Ăn uống thiếu khoa học như ăn quá no, để bụng quá đói, ăn trước khi đi ngủ, ăn đồ ăn nhanh, ăn không đúng bữa…
Trào ngược dạ dày gây đắng miệng chưa phải triệu chứng gây nguy hiểm nhưng cũng gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày và báo hiệu bệnh trào ngược của bạn đang diễn biến nặng hơn.
2. Tại sao trào ngược dạ dày đắng miệng
Nguyên nhân trào ngược dạ dày đắng miệng đó chính là do dịch mật. Dịch mật là một loại dịch tiết tiêu hóa có tác dụng giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và hấp thu các vitamin tan trong dầu.
Dịch mật này có màu vàng, vị đắng, tính kiềm được sản xuất tại gan và vận chuyển qua ống mật đến dự trữ trong túi mật, sau đó được vận chuyển đến ruột non và tá tràng để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu như vị chua là của acid dịch vị thì vị đắng là do dịch mật gây ra.
Dịch mật xuất hiện trong khoang miệng có thể do trào ngược dạ dày làm cho van môn vị mở ra, dịch mật đi ngược lên dạ dày và cùng dịch vị trong dạ dày đi lên thực quản. Ở một số trường hợp có thể xảy ra song song 2 tình trạng trào ngược dạ dày và viêm dạ dày trào ngược dịch mật. Dịch mật lúc này sẽ đi từ tá tràng lên dạ dày và tiếp tục đi lên thực quản cùng với dịch vị của dạ dày.
3. Dấu hiệu chứng tỏ trào ngược dạ dày đắng miệng
Đắng miệng có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào trong ngày và hay gặp nhất là vào ban đêm hoặc khi trời sáng. Các biểu hiện có thể gặp của tình trạng này là:
- Đắng khắp vùng cổ họng.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Miệng có mùi hôi.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng…
Đắng miệng không phải là một loại bệnh, đó là triệu chứng thông báo cơ thể bạn đang mắc một số bệnh như:
- Các vấn đề nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm tuyến nước bọt…
- Suy giảm chức năng gan.
- Trào ngược dạ dày.
- Trào ngược dịch mật.
- Cơ thể dư thừa khoáng chất (sắt, kẽm, canxi).
Chỉ với một triệu chứng đắng miệng chưa đủ để có thể kết luận bạn bị trào ngược dạ dày. Nhưng nếu bạn bị đắng miệng thường xuyên kèm theo những triệu chứng điển hình khác như: ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn, khó nuốt, nuốt vướng, nóng rát dạ dày thì khả năng cao là bạn đã bị bệnh trào ngược dạ dày.
4. Biến chứng nguy hiểm khi bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày đắng miệng có thể đang báo hiệu nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn chủ quan không điều trị dứt điểm bệnh.
- Viêm loét thực quản, chảy máu thực quản: Lớp niêm mạc của thực quản sẽ bị tổn thương nếu tiếp xúc thường xuyên với acid dịch vị. Nếu tình trạng này không được khắc phục, những vết viêm nặng hơn có thể gây xuất huyết chảy máu hoặc nôn ra máu.
- Hẹp thực quản: Trào ngược dạ dày diễn ra trong thời gian dài thường kéo theo sự tích tụ những vết sẹo trên thực quản, làm cho thực quản bị co rút, ống thực quản hẹp lại, người bệnh luôn có cảm giác khó nuốt, nghẹn khi ăn.
- Viêm đường hô hấp: Acid dịch vị có thể đi vào thanh quản và gây viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm tai, viêm tuyến giáp…
- Barrett thực quản: Là hiện tượng lớp niêm mạc trong thực quản bị đổi màu và dần bị thay thế bằng lớp mô giống niêm mạc ruột. Theo thống kê, có đến 10 – 15% bệnh nhân bị Barrett thực quản tiến triển thành ung thư thực quản.
- Ung thư thực quản: Niêm mạc thực quản có thể xuất hiện khối u và khi nó tiến triển có thể phá vỡ thành thực quản và lan sang các hệ cơ quan khác qua hệ bạch huyết. Ung thư thực quản là biến chứng nguy hiểm nhất gây ra những cơn đau dai dẳng, dữ dội và có tỷ lệ tử vong cao.
Xem thêm >>> Cảnh báo 5 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
5. Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng
Tình trạng trào ngược dạ dày gây đắng miệng diễn ra thường xuyên làm người bệnh mất cảm giác ăn ngon miệng, khiến ăn uống kém, suy giảm sức khỏe. Bạn có thể dễ dàng kiểm soát và khắc phục tình trạng này bằng cách biện pháp sau đây:
Ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ cải thiện trào ngược dạ dày đắng miệng
Để giảm thiểu tối đa tình trạng đắng miệng do trào ngược dạ dày, bạn cần thay đổi những thói quen xấu và tuân thủ theo những điều sau:
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
- Sinh hoạt và làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá khuya.
- Tránh để tâm lý căng thẳng, stress, luôn giữ tâm trạng vui vẻ và lạc quan.
- Không nằm ngay sau khi vừa ăn xong.
- Không nên mặc quần áo quá bó sát người.
- Nên kê cao đầu khi ngủ khoảng 12 – 15cm.
- Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Tuân thủ chế độ ăn hợp lý, cân đối và khoa học.
- Thực hiện ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc không để bụng quá đói.
- Tăng cường ăn những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe và có tính kiềm.
- Tránh sử dụng những thực phẩm làm tăng tiết acid dạ dày.
Chăm sóc răng miệng thường xuyên
Thói quen vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các vi khuẩn và chất thừa trong khoang miệng. Đồng thời còn làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng. Vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các chất đắng do bị đẩy lên khoang miệng, từ đó mà hạn chế cảm giác đắng miệng.
Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng đắng miệng do trào ngược dạ dày người bệnh cũng nên đánh răng kỹ với thời gian từ 2 – 3 phút để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, thực phẩm còn sót lại và mảng bám. Trước khi đánh răng, hãy súc miệng kỹ và dùng chỉ nha khoa lấy hết thức ăn thừa bám ở kẽ răng. Sau khi đánh răng, bạn có thể súc miệng với nước muối để tiệt trùng triệt để hơn.
Nhai kẹo cao su không đường
Việc thường xuyên nhai bằng kẹo cao su không đường sẽ giúp khoang miệng tiết nước bọt thường xuyên, nhờ đó mà làm loãng dẫn cảm giác đắng miệng khó chịu. Tuy nhiên, không nên nhai quá lâu vì bã kẹo cao su có thể tạo cảm giác đắng, khiến cơn đắng miệng quay trở lại nặng nề hơn và nhai quá lâu cũng có thể gây mỏi hàm, mòn răng, không tốt cho hoạt động ăn uống về sau.
Uống nhiều nước giúp khắc phục trào ngược dạ dày đắng miệng
Để hạn chế tình trạng đắng miệng, bạn nên thường xuyên uống nước. Hãy uống từng ngụm nhỏ mỗi lần uống, không nên uống quá nhiều nước trong một lần uống. Ngoài ra, có thể kết hợp ép nước các loại rau và các loại trái cây tươi phù hợp.
Đi khám để biết tình trạng bệnh và cách điều trị phù hợp
Khi đã áp dụng những biện pháp trên mà miệng vẫn bị đắng, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra và điều trị sớm bệnh trào ngược dạ dày. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau, bạn hãy đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.
Đồng thời, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị, tuyệt đối không tự ý ngưng sử dụng thuốc, tự đổi thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh được cải thiện tích cực hơn.
Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức về tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng. Hãy quan tâm đến sức khoẻ của mình và xử lý dứt điểm bệnh bằng cách đi thăm khám kiểm tra xác định đúng nguyên nhân gây bệnh có phải do trào ngược dạ dày không và căn cứ vào đó để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang.
XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng