Trào ngược dạ dày độ A là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày độ A là tình trạng bệnh ngày càng phổ biến. Các triệu chứng của chứng bệnh này thường khiến bạn cảm thấy khó chịu, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về bệnh trào ngược dạ dày độ A, hãy đọc ngay bài viết này GHV KSol nhé!
XEM THÊM:
- Giọt nước mắt sau những vần thơ
- [Giải mã] Trào ngược dạ dày uống mật ong được không?
- Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
1. Trào ngược dạ dày độ A là gì?
Trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch dạ dày, dịch mật trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nếu tình trạng trào ngược này xảy ra trên 2 lần mỗi tuần thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Theo các chuyên gia, bệnh trào ngược dạ dày được phân thành 5 cấp độ dựa vào mức độ tiến triển của bệnh, đó là:
- Cấp độ 0: Ở cấp độ này khi nội soi sẽ không phát hiện rõ những vết viêm ở niêm mạc thực quản, chứng tỏ rằng trào ngược dạ dày chưa ảnh hưởng nhiều tới thực quản.
- Cấp độ A: Vùng niêm mạc thực quản đã xuất hiện những vết viêm loét, vết trượt có chiều dài không quá 5mm.
- Cấp độ B: Vùng niêm mạc thực quản có vết trượt, vết loét lớn hơn 5mm, phân tán lẻ tẻ. Lúc này người bệnh có biểu hiện đau khi ăn uống, nuốt vướng nghẹn do thực quản bị chít hẹp.
- Cấp độ C: Ở cấp độ C các vết trợt, loét ở cấp độ B tập trung hội tụ với nhau, phạm vi vết loét mở rộng hơn, đi kèm loạn sản thực quản. Cấp độ này còn gọi là Barrett thực quản – là giai đoạn tiền ung thư thực quản.
- Cấp độ D: Đến giai đoạn Barrett thực quản đã tiến triển nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sản thành vết viêm loét rất sâu, lớn hơn 75% chu vi thực quản.
Như vậy, trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn mới khởi phát, niêm mạc thực quản có dấu hiệu bị tổn thương nhưng mức độ viêm và trợt loét ở mức độ nhẹ. Qua hình ảnh nội soi cho thấy vết trợt ở niêm mạc thực quản có chiều dài chưa tới 5mm.
2. Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày độ A
Khi bệnh còn ở cấp độ A thì triệu chứng bệnh thường chưa biểu hiện rõ. Tuy nhiên nếu chú ý thì người bệnh vẫn có thể thấy các dấu hiệu sau đây:
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc kể cả trong những trường hợp khi bụng đói. Nếu trong dạ dày của bệnh nhân dư thừa axit thì luồng hơi thoát ra sẽ có vị chua, đi kèm cảm giác nóng rát khó chịu.
- Buồn nôn và nôn: Có tần suất xuất hiện thấp, trong dịch nôn có thể là đồ ăn hoặc các loại thực phẩm có khả năng gây buồn nôn.
- Tiết nhiều nước bọt: Nước bọt có tính kiềm nên khi bị trào ngược sẽ tiết ra nhiều hơn để có thể trung hòa được acid dư thừa trào ngược lên.
- Nóng rát thượng vị dạ dày: Do niêm mạc tại thực quản bị tổn thương, kích thích các cơn đau âm ỉ và nóng rát.
- Khó nuốt, đắng miệng, vướng nghẹn vùng cổ: Niêm mạc thực quản bị trầy, bào mòn do acid trào ngược lên, từ đó hình thành các vết trượt, loét. Và gây ra cảm giác khó nuốt, đau khi nuốt thức ăn. Với những trường hợp trào ngược dịch mật, người bệnh thường có cảm giác đắng miệng.
- Ho, đau họng: Dịch vị dạ dày trào ngược sẽ xâm nhập vào đường hô hấp sẽ gây ho, đau họng và khàn tiếng.
Khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ngay để phát hiện và điều trị hiệu quả.
Xem thêm >>> Giải đáp thắc mắc: Ung thư dạ dày có lây không?
3. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày độ A
Nguyên nhân trực tiếp tạo điều kiện cho bệnh trào ngược dạ dày độ A khởi phát đó là:
- Thoát vị cơ hoành: Là một thuật ngữ mô tả tình trạng một phần của dạ dày bị đẩy lên phía trên lồng ngực. Điều này sẽ gây ra hiện tượng rỗng dạ dày, đồng thời làm tăng áp lực lên vùng bụng. Theo các chuyên gia, điều này liên quan trực tiếp đến vấn đề trào ngược dạ dày thực quản độ A.
- Rối loạn cơ thắt dưới: Cơ thắt dưới hay còn gọi là vòng thực quản, chính là vách ngăn giữa dạ dày và thực quản. Khi chúng ta nuốt thức ăn, cơ này sẽ mở rộng ra khoảng 2 giây rồi giữ trong 3 – 5 giây đủ để cho phép thức ăn đi xuống. Sau đó nó sẽ lập tức đóng lại để ngăn dịch vị trào ngược lên. Tuy nhiên, nếu cơ thắt dưới đóng mở không đúng quy luật sẽ tạo điều kiện cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.
Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày mức độ A còn liên quan đến nhiều yếu tố khác bao gồm:
- Những người thường xuyên ăn các thức ăn có nhiều gia vị cay nóng, chua hay đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Thường xuyên uống các loại nước ngọt có gas, có cồn và các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá…
- Những người thừa cân, béo phì hay phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao, do vùng bụng phải gánh chịu nhiều áp lực hơn, ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Trường hợp sử dụng một số loại thuốc Tây với liều lượng cao trong thời gian kéo dài như các thuốc điều trị huyết áp, trầm cảm hay hen suyễn…
- Trường hợp mắc một số bệnh lý tiêu hóa như: đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, giảm nhu động ruột…
Bạn cần nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh nêu trên để có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc lựa chọn phương án điều trị hiệu quả, phù hợp nhất với mình.
4. Trào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia tiêu hoá, bệnh trào ngược dạ dày khi còn ở cấp độ A thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Bởi lúc này tình trạng viêm cũng như biểu hiện triệu chứng còn đang kích hoạt ở mức độ nhẹ. Nếu phát hiện sớm thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh chủ quan, không nghiêm túc điều trị thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Khi bệnh ở cấp độ nặng thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và các biến chứng nguy hiểm cũng sẽ có cơ hội để phát sinh, cụ thể là:
- Loét thực quản: Các phản ứng viêm ở thực quản nếu không được can thiệp kịp thời có thể phát triển nhanh chóng. Tại niêm mạc thực quản sẽ hình thành các vết loét với triệu chứng nghiêm trọng hơn so với tình trạng viêm.
- Barrett thực quản: Là một tình trạng rối loạn phát sinh khi dịch vị trào lên trong thời gian dài. Lúc này, tại lớp lót của vùng thấp thực quản sẽ biến đổi màu sắc do tiếp xúc nhiều với axit dịch vị. Có khoảng 5% đối tượng bị Barrett thực quản sẽ có nguy cơ mắc ung thư thực quản.
- Ung thư thực quản: Biến chứng này không thường gặp nhưng vẫn có thể phát sinh, đặc biệt là ở những đối tượng người bệnh có độ tuổi trên 50.
Điều trị mỗi biến chứng do trào ngược dạ dày đều rất phức tạp, tốn kém và khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là không cao. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là bạn hãy đến khám tại các cơ sở uy tín ngay để được điều trị đúng cách và kịp thời.
4. Biện pháp giúp chẩn đoán trào ngược dạ dày độ A
Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng đang gặp phải, thời gian xuất hiện, cũng như mức độ biểu hiện. Sau khi đã chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ có thể chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh, bao gồm:
- Nội soi dạ dày: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng được trang bị đèn và camera đưa từ miệng xuống cổ họng của người bệnh, để kiểm tra bên trong thực quản và dạ dày. Nội soi có thể phát hiện viêm thực quản hoặc các biến chứng khác do bị axit dạ dày làm tổn thương. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy luôn mẫu mô để sinh thiết để tìm các biến chứng khác như bệnh Barrett thực quản chẳng hạn.
- Xét nghiệm Ambulatory acid (pH): Bác sĩ sử dụng một thiết bị theo dõi đặt trong thực quản nhằm thăm dò, xác định khi nào và trong bao lâu, axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
- Đo áp lực thực quản (Esophageal manometry): Xét nghiệm này dùng để đo các cơn co thắt trong thực quản khi người bệnh nuốt vào.
- Chụp X-quang: X-quang được thực hiện sau khi người bệnh uống một chất lỏng phấn bao phủ và lấp đầy niêm mạc trong đường tiêu hóa. Lớp phủ này cho phép bác sĩ nhìn thấy hình bóng của thực quản, dạ dày và ruột trên của bệnh nhân.
5. Cách điều trị trào ngược dạ dày độ A
Điều trị nội khoa với bệnh trào ngược dạ dày mức độ A là hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nếu bệnh nhân nghiêm túc chữa trị. Việc điều trị bệnh có thể bao gồm cả Đông y và Tây y kết hợp với các biện pháp chăm sóc để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
5.1. Điều trị trào ngược dạ dày độ A bằng thuốc Tây y
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày mức độ A giúp ngăn chặn phản ứng viêm, giảm tổn thương niêm mạc thực quản và giảm thiểu sự dư thừa acid ở dạ dày. Hiện nay để chữa trào ngược dạ dày độ A có các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến sau:
- Nhóm thuốc trung hòa axit dịch vị.
- Nhóm thuốc ức chế bơm Proton.
- Nhóm thuốc hỗ trợ nhu động.
Việc sử dụng loại thuốc nào, thời gian và liều lượng cụ thể ra sao sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc, liều lượng hay thời gian sử dụng vì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí gây ra tác dụng phụ khó lường.
Ngoài ra, các loại thuốc sử dụng để chữa trào ngược dạ dày có thể tiềm ẩn nguy cơ xảy ra phản ứng không mong muốn, vì vậy khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần chủ động báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
5.2. Điều trị trào ngược dạ dày độ A bằng cách chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày
- Bạn nên thường xuyên thăm khám định kỳ để xác định chính xác giai đoạn bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Không nên dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì các tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày thực quản.
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ và lạc quan mỗi ngày, loại bỏ căng thẳng, stress.
- Người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống bằng cách sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe của dạ dày như: sữa chua, trái cây, rau xanh, ngũ cốc, thịt trắng… Đồng thời, cần hạn chế ăn các thực phẩm như: đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng, đồ chua, thức ăn tẩm ướp nhiều gia vị hoặc nhiều dầu mỡ…
- Cần loại bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt như: ăn quá nhanh, không nhai kỹ, ăn quá no, vừa nằm vừa ăn, nằm ngay sau khi ăn, ít vận động…
- Người bệnh cần duy trì cân nặng ở mức ổn định, không để thừa cân, béo phì.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, không thức khuya, ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và không làm việc quá sức.
- Người bệnh cần tăng cường vận động với các môn thể dục thể thao vừa sức như: yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…
- Người bệnh cần thay đổi tư thế ngủ để giảm triệu chứng của bệnh như kê gối cao khi ngủ hoặc nằm nghiêng sang trái.
5.3. Điều trị trào ngược dạ dày độ A bằng thuốc Đông y
Tình trạng bệnh độ A còn ở mức độ nhẹ nên một số bài thuốc Đông y cũng có thể đáp ứng được. Các bài thuốc Đông y thường sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có sẵn thường lành tình, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Cơ chế điều trị chính là tác động vào căn nguyên của bệnh chứ không dừng lại ở việc chữa các triệu chứng trước mắt.
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị các dược liệu: 16g xương bồ, 16g hoàng kỳ, 14g ngũ sắc, 12g lá đắng, 10g đương quy, 10g sâm đại hành, 8g tía tô, 8g hoài sơn, 8g sinh khương, 8g trần bì, 8g bạch truật, 6g chỉ xác, 6g biển đậu, 6g lá lốt.
- Cách thực hiện: Đem đi rửa sạch tất cả dược liệu trên rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống. Bạn nên chia lượng nước sắc thu được thành 2 phần sử dụng để uống vào sau mỗi bữa ăn trong ngày.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị các dược liệu: 16g hắc táo nhân, 16g phòng sâm, 12g bán hạ chế, 12g bạch truật, 10g viên chi, 10g liên nhục, 10g hoài sơn, 8g ngưu tất, 8g chỉ xác, 6g trần bì, 4g cam thảo.
- Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả số dược liệu trên rồi cho vào ấm cùng với 1 lít nước rồi sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1/2 lượng nước. Chia lượng nước sắc được thành 3 phần sử dụng để uống sau mỗi bữa ăn chính trong ngày.
Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị các dược liệu: 16g lá khôi tía, 12g loét mồm, 12g tam thất nam, 12g cỏ lào, 10g khương hoàng, 10g cam thảo.
- Cách thực hiện: Đem rửa sạch các vị thuốc trên và sắc cùng với lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ. Chắt lấy nước sắc được, chia thành 2 phần để uống vào trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
5.4. Chữa trào ngược dạ dày độ A bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian là sử dụng các loại nguyên liệu lành tính trong tự nhiên có tác dụng dược tính để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện:
Dùng nha đam mật ong trị trào ngược dạ dày độ A
- Rửa sạch nha đam, gọt bỏ lớp vỏ xanh cứng bên ngoài rồi ngâm với nước muối loãng nhằm loại bỏ bớt mủ.
- Vớt nha đam vừa ngâm ra rửa sạch lại với nước một lần nữa rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho nha đam đã xay nhuyễn vào lọ thủy tinh và thêm 50ml mật ong nguyên chất vào rồi trộn đều lên. Sau đó đậy kín nắp lọ, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng bạn lấy khoảng 2 thìa hỗn hợp trên pha với 1 cốc nước ấm rồi uống.
- Thực hiện cách này từ 1 – 2 lần/ngày, áp dụng liên tục trong 1 tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
Dùng gừng tươi và đường phèn
- Gừng tươi đem rửa sạch lớp đất cát bám xung quanh rồi dùng dao cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài.
- Thái gừng thành sợi nhỏ rồi cho vào một cái bát sạch.
- Sau đó cho 200ml nước vào nồi đun sôi lên rồi thả đường phèn vào.
- Khi đường tan hết thì đổ nước đường vào bát chứa gừng và dùng ăn hết ngay khi còn ấm.
- Áp dụng cách này thường xuyên sẽ cải thiện triệu chứng bệnh đáng kể.
Dùng nghệ với mật ong chữa trào ngược dạ dày độ A
- Chuẩn bị 1 thìa mật ong, 3 thìa bột nghệ, 100ml nước ấm.
- Khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan trong nước rồi uống.
- Uống đều đặn ngày 3 lần trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy triệu chứng trào ngược dạ dày được cải thiện.
6. Biện pháp phòng tránh trào ngược thực quản độ A
Để phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày độ A nói riêng và các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung chúng ta cần thay đổi lối sống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:
- Từ bỏ hút thuốc lá do thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm giảm khả năng hoạt động bình thường của cơ thắt thực quản dưới (cơ tâm vị).
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định để tránh tăng áp lực cho dạ dày.
- Không nên nằm ngủ sau khi ăn no, chỉ nên nằm ngủ sau khi ăn ít nhất 3 giờ.
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ và chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ
- Hạn chế ăn thức ăn và đồ uống có thể gây trào ngược như thức ăn cay nóng, chứa nhiều axit và đồ uống có cồn như cà phê, bia, rượu, cam, chanh, bưởi, cà chua…
- Tránh mặc quần áo quá bó sát đặc biệt là tại vùng eo có thể gây áp lực lên cơ quan dạ dày và cơ thắt thực quản dưới dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
- Sử dụng thuốc Tây y theo đúng chỉ định.
- Đồng thời tiến hành tái khám theo lịch hẹn và báo ngay với bác sĩ nếu cơ thể có xuất hiện triệu chứng bất thường.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Hy vọng rằng, qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về bệnh trào ngược dạ dày độ A. Điều trị ngay ở giai đoạn này là rất cần thiết, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng rất cao. Chính vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, bạn cần tiến hành thăm khám để bác sĩ chẩn đoán mức độ và đưa ra cách chữa trị phù hợp, hiệu quả.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng