Tại sao bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng ? Cách trị hiệu quả

Trào ngược dạ dày gây đau lưng xảy ra trong một thời gian dài không chỉ gây ra tình trạng mệt mỏi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây của GHV KSol sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết về căn bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng này cũng như cách khắc phục bệnh một cách hiệu quả.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày hay còn được gọi là bệnh trào ngược axit dạ dày. Khi axit dịch vị hoặc thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên phần thực quản sẽ gây cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị, ngực hoặc vòm họng.

Chứng trào ngược dạ dày có thể xảy ra khi bạn ăn nhanh hoặc quá no, khiến cho dạ dày bị đầy ứ, không kịp tiêu hóa. Nếu người bệnh được điều trị kịp thời, đúng cách thì bệnh ổn định rất nhanh. Khi người bệnh không tìm được đúng phương chữa trị hoặc chủ quan không chữa dứt điểm, thì các triệu chứng trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần có thể gây ra những nguy hiểm cho người bệnh.

2. Trào ngược dạ dày có bị đau lưng không?

Triệu chứng đau lưng rất có thể sẽ xuất hiện ở những người bị trào ngược dạ dày. Những dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa thường kèm theo đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn mửa từ đó cũng kéo theo hiện tượng đau lưng. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh ở từng người khác nhau, có thể nhiều người không cảm thấy tình trạng đau lưng này, hoặc một số người lại thấy bị đau nhói ở lưng.

Những triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thường là:

  • Đau bụng.
  • Bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Nghẹn cổ họng.
  • Đau tức ở ngực.
  • Cảm thấy đầy hơi, chứng bụng.

Bệnh trào ngược dạ dày có thể gây đau lưng sau đó có thể sẽ dẫn đến một số những rối loạn khác trong cơ thể. Vì vậy người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa và điều trị sao cho phù hợp. Nên điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày để chấm dứt hiện tượng đau lưng nếu có.

trao-nguoc-da-day-gay-dau-lung
Bệnh trào ngược dạ dày có thể gây đau lưng sau đó có thể sẽ dẫn đến một số những rối loạn khác trong cơ thể

Xem thêm >>> Những đối tượng nào dễ mắc ung thư dạ dày?

3. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau lưng

Bệnh trào ngược dạ dày thường gây ra các tổn thương ở thực quản thậm chí là cổ họng. Nhưng cũng có khi tình trạng này còn có thể kéo theo hiện tượng đau lưng và nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là do:

Nằm sai tư thế khi ngủ

Người bị trào ngược dạ dày thường được khuyến cáo là nên nằm gối cao đầu khi ngủ và nằm nghiêng về bên trái. Tư thế ngủ như vậy sẽ giúp ngăn lượng axit dịch vị dư thừa trào ngược lên phần thực quản và hạn chế được tối đa hiện tượng trào ngược dạ dày vào ban đêm. Tuy nhiên nếu gối đầu quá cao thì tư thế này sẽ khiến cho người bệnh bị đau lưng trong quá trình ngủ khiến sống lưng không nằm trên một đường thẳng. Dẫn đến các dây thần kinh ở phần lưng, cổ và vai của người bệnh ở trạng thái bị căng thẳng và gây ra tình trạng đau vùng vai gáy cho người bệnh.

Người bệnh bị nôn nhiều

Triệu chứng buồn nôn và nôn nhiều khi bị trào ngược dạ dày nếu xảy ra liên tục sẽ khiến cơ lưng phải gồng lên và gây ra tình trạng nhức mỏi. Tùy thuộc vào mức độ của từng người bệnh mà cơn đau lưng có thể kéo dài vài giờ thậm chí là cả ngày.

Dịch vị axit dư thừa phá hủy các dây thần kinh

Axit trong dạ dày khi bị trào ngược lên có thể gây ra tổn thương cho các dây thần kinh ở vùng vai, ngực và lưng trên. Những cơn đau này có thể sẽ kéo dài trong vài giờ với mức độ nặng nhẹ không giống nhau ở mỗi người. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn lên các dây thần kinh mô mềm.

Do biến chứng bệnh trào ngược dạ dày

Một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày là gây ra những tổn thương nghiêm trọng và gây viêm loét phần thực quản. Điều này có thể sẽ dẫn đến những cơn đau ở ngực và vùng lưng xuất hiện.

trao-nguoc-da-day-gay-dau-lung-2
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng

4. Phân biệt đau lưng do trào ngược dạ dày và đau lưng do các bệnh khác

Biểu hiện đau lưng của người bệnh xuất hiện là sau khi ăn xong, thường là bị đau nhói ở phần lưng. Cơn đau sẽ lan tỏa khắp nơi trong cơ thể và có những lúc người bệnh không thể xác định được vị trí chính xác của cơn đau là ở đâu. Vì vậy việc phân biệt chính xác đau lưng do nguyên nhân gì cũng không hề đơn giản.

Biểu hiện của đau lưng do trào ngược dạ dày

Cảm giác đau đớn như thể đang có một con dao đâm xuyên qua bụng và lưng. Cơn đau lưng do bệnh trào ngược thực quản gây ra lúc này có thể là phiên bản nhẹ của các biến chứng nghiêm trọng hơn đang ẩn náu. Các biến chứng nghiêm trọng này đang chờ thời cơ để tấn công sức khỏe và hệ thống miễn dịch của bạn.

Đau lưng có thể do các bệnh lý khác

Đau thắt lưng là một triệu chứng rất phổ biến, chẩn đoán phân biệt đau thắt lưng rất rộng. Đau lưng có thể do một số bệnh lý như:

  • Bệnh lý toàn thân như loãng xương, ung thư di căn xương …
  • Bệnh lý tiên phát của một cột sống như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống,…
  • Bệnh lý của các cơ quan lân cận như phình động mạch chủ
  • Có một số trường hợp không thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.Vì vậy, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán xác định xem nguyên nhân đau lưng của mình là do bệnh gì để có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.

5. Những biến chứng nguy hiểm khi bị trào ngược dạ dày gây đau lưng

Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính có thể xảy ra khi người bệnh bị đau nhiều và nặng. Những cơn đau sẽ kéo dài trong nhiều giờ với mức độ ngày càng nặng hơn. Nếu không nhanh chóng khắc phục tình trạng này có thể gây tổn thương mô mềm vĩnh viễn. Tình trạng này thường là do bị tổn thương thần kinh ở mức độ nặng

Biến chứng mãn tính

Trào ngược dạ dày gây đau lưng thường không khiến cho sức khỏe trở nên nguy kịch hay đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nó cũng không thể chủ quan với những biến chứng muộn khi bệnh diễn ra trong thời gian kéo dài.

  • Đau cơ liên tục do tổn thương dây thần kinh không hồi phục
  • U thực quản (hẹp môn vị): Xuất hiện những khối u ở thực quản, những khối u phát triển nhanh và dễ có nguy cơ chuyển sang u ác tính. Khối u ác tính phát triển chèn ép lên các cơ quan liên quan gây khó thở, tức ngực, khó nuốt và kèm thêm triệu chứng đau lưng…
  • Barrett thực quản: Đây là giai đoạn tiền ung thư, điển hình với hậu quả axit gây tổn thương niêm mạc thực quản, làm tế bào lót thay đổi.    
  • Ung thư thực quản: Ung thư thực quản là biến chứng nặng nề nhất. Lúc này, cơ thể người bệnh bị suy nhược nghiêm trọng và phác đồ điều trị cũng bị hạn chế rất nhiều. Biểu hiện đau của người bệnh sẽ lan rộng sang vị trí khác tùy thuộc giai đoạn bệnh bên bao gồm cả cảm giác đau lưng.

6. Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng bằng cách nào?

Một số trường hợp bị đau lưng do biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Vì thế muốn giảm đau lưng người bệnh cần điều trị triệt để bệnh trào ngược dạ dày từ đó triệu chứng đau lưng sẽ không còn nữa:

Thay đổi chế độ ăn uống

Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và hạn chế tình trạng đau lưng đau lưng. Một số lưu ý về chế độ ăn uống mà người bệnh cần lưu ý như sau:

Những thực phẩm nên dùng:

  • Nên bổ sung nhiều rau củ,. trái cây không chứa axit như dưa hấu, táo, chuối, súp lơ, dưa chuột, khoai tây, măng tây … Các loại trái cây này thường chứa rất nhiều chất xơ và kali, rất tốt cho hệ thống tiêu hóa.
  • Bổ sung sữa chua vào các bữa phụ có thể cải thiện hệ thống tiêu hóa, giảm triệu chứng ợ nóng và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
  • Sử dụng thịt nạc đã lọc mỡ để có các loại protein ít béo này thường dễ tiêu hóa, không gây tình trạng ợ nóng và giảm áp lực lên dạ dày.
trao-nguoc-da-day-gay-dau-lung-1
Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và hạn chế tình trạng đau lưng đau lưng

Thực phẩm nên tránh

Bên cạnh những loại thực phẩm nên dùng người bệnh cũng cần tránh những loại thực phẩm dưới đây giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày:

  • Các loại hoa quả, trái cây có chứa nhiều axit như: Cam, chanh, Cà chua…
  • Thực phẩm ngọt chứa nhiều đường.
  • Chocolate.
  • Đồ ăn cay nóng.
  • Caffeine.
  • Đồ uống có cồn như bia, rượu, chất kích thích,…
  • Không ăn những đồ ăn lên men: Dưa muối, cà muối, kim chi,…

Tập thể dục giảm đau lưng do trào ngược dạ dày

Hoạt động thể chất hàng ngày một cách điều độ và phù hợp với sức khỏe cũng sẽ giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Từ đó giảm bớt tình trạng trào ngược dạ dày và ngăn ngừa được triệu chứng đau lưng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Không chỉ vậy, luyện tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn giữ được cân nặng phù hợp và giảm áp lực lên vùng lưng. Người bệnh có thể lựa chọn tập những bài tập Yoga phù hợp hoặc đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày.

Vật lý trị liệu 

  • Massage vùng bụng: Liệu pháp massage vùng bụng một cách nhẹ nhàng có tác dụng làm cho dạ dày ổn định, giảm nhẹ cơn đau, đồng thời tăng cường kích thích sự hoạt động của dạ dày. Liệu pháp này được thực hiện tương đối đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng 1 hay 2 bàn tay xoa quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Để tăng thêm hiệu quả, có thể kết hợp việc massage cùng với một số loại tinh dầu được điều chế từ các nguyên liệu thiên nhiên như: tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, tinh dầu đinh hương,…
  • Chườm ấm: Chườm ấm lên vùng bụng là liệu pháp giúp giảm đau dạ dày tức thời. Nhiệt độ từ túi chườm giúp làm giãn các cơ ở thành thực quản, dạ dày và hạn chế tình trạng cho thắt. Cách làm này không chỉ giúp làm nhẹ các cơn đau dạ dày mà còn giúp hệ tiêu hóa được thư giãn, mang lại sự thoải mái cho cơ thể.

Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn bao gồm: 

  • Thuốc giảm đau: Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau dạ dày, bác sĩ còn có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau lưng nếu cần thiết.
  • Thuốc chống co thắt: Loại thuốc chống co thắt này có tác dụng chống co thắt dạ dày, từ đó giúp làm giảm đau hiệu quả.
  • Thuốc trung hòa axit:Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa lượng axit trong dịch vị dạ dày tiết ra, từ đó giúp bảo vệ lớp niêm mạc khi lượng axit này được tiết ra quá nhiều.
  • Thuốc kháng sinh: Các trường hợp đau dạ dày có thể là do sự xâm nhập của vi khuẩn HP thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh thường được kê đơn để ức chế sự hoạt động của loại virus HP này như: Penicillin, Macrolid,…
  • Thuốc kháng histamin H2: Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế quá trình sản sinh dịch vị quá nhiều.
  • Một số thuốc khác: Tùy thuộc vào các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ có thể sẽ kê thêm một số các loại thuốc điều trị khác như: thuốc nhuận tràng, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm…

Có thể thấy các loại thuốc Tây cho hiệu quả cắt cơn đau nhanh chóng nhưng nó thường gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý mua và điều trị bệnh tại nhà mà cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Sử dụng các dược liệu tự nhiên

Có rất nhiều bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên lành tính chữa bệnh này. Người bệnh có thể áp dụng chúng dễ dàng ngay tại nhà như: 

  • Nghệ tươi và mật ong: Người bệnh cần chuẩn bị 1 củ nghệ tươi và 3 thìa mật ong. Thực hiện bài thuốc bằng cách giã nát củ nghệ tươi, lọc lấy nước cốt và trộn thêm mật ong. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp nước này uống 2 lần mỗi ngày để bệnh trào ngược dạ dày thuyên giảm nhanh.
  • Hạt thì là: Người bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng hạt thì là để ăn hai lần mỗi ngày. Do loại hạt này có chứa nhiều khoáng chất và hoạt chất anethole rất tốt cho dạ dày, giảm thiểu nhanh chóng các cơn co thắt gây trào ngược hiệu quả. 
  • Lá lược vàng ngâm rượu trắng: Ngâm 1kg lá cây lược vàng với 5 lít rượu trắng trong vòng một tháng. Sau đó, người bệnh có thể uống khoảng 50ml rượu ngâm lá lược vàng này mỗi ngày để giúp giảm thiểu các triệu chứng đau lưng. 
  • Kết hợp lá lốt và đinh lăng: Theo dân gian, lá lốt và lá đinh lăng đều là những loại thảo dược giảm đau, cải thiện tình trạng buồn nôn, đau lưng rất hiệu quả. Vì thế, người bệnh có thể kết hợp hai loại lá này theo tỉ lệ 1:1 cho vào nấu nước uống từ 2-3 lần mỗi ngày. 
  • Dùng trà mật ong ấm: Dùng nước mật ong ấm có thể giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị, buồn nôn vừa kích thích sự hoạt động của nhu động ruột. Đặc biệt hơn, trà mật ong ấm còn giúp hỗ trợ chống viêm, ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại cho dạ dày và đường ruột rất hiệu quả.
  • Uống trà hoa cúc: Trong trà hoa cúc không chứa chất caffein, mà còn chứa hàm lượng chống oxy hóa rất cao, chứa các loại khoáng chất và vitamin dồi dào. Uống trà hoa cúc sẽ giúp làm mềm lớp niêm mạc và chữa lành các vết loét dạ dày, từ đó điều hòa hoạt động co thắt của thực quản. Ngoài ra, hoạt chất apigenin có trong hoa cúc còn giúp phòng ngừa sự hình thành của các khối u ác tính và bệnh ung thư.
trao-nguoc-da-day-gay-dau-lung-3
Trà hoa cúc sẽ giúp làm mềm lớp niêm mạc và chữa lành các vết loét dạ dày, từ đó điều hòa hoạt động co thắt của thực quản

7. Trào ngược dạ dày gây đau lưng – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần đến ngay bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu nếu tình trạng đau lưng kèm theo các triệu chứng như:

  • Tức ngực
  • Đau đầu hoặc chóng mặt
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng, đau cánh tay, đau phần hàm, vai hoặc cổ
  • Cảm thấy khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Thấy đau rát khi đi tiểu hoặc xuất hiện các triệu chứng tiết niệu khác
  • Có phân màu đen, hắc ín hoặc có những dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa

8. Phòng ngừa trào ngược dạ dày gây đau lưng bằng cách nào?

Người bị bệnh trào ngược dạ dày nên chú ý những vấn đề dưới đây để có thể phòng ngừa và làm giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày gây đau lưng:

  • Tránh căng thẳng, nên phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giúp tránh stress – đây là tác nhân lớn gây ra các bệnh về dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá và những chất kích thích khác.
  • Tránh ăn những loại thực phẩm khó tiêu và chứa nhiều dầu mỡ vì những đồ ăn này sẽ làm nghiêm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Sử dụng thêm một số các loại thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày một cách an toàn và hiệu quả như: Nha đam, gừng tươi, mật ong…
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Tập những bài thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai và giảm đau lưng.
  • Hạn chế làm những việc nặng nhọc như bê vác đồ hoặc khuân đồ ở tư thế gập lưng và bụng.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Như vậy, có thể thấy bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, bạn có vẫn thể giảm nhẹ những cơn đau lưng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng kết hợp với việc dùng thuốc hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày theo chỉ định của bác sĩ.

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7