Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy chắc chắn sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy như thế nào?

XEM THÊM:

1. Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy là gì?

Người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản (là phần ống nối từ miệng đến dạ dày), khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. 

Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy không chỉ khiến bạn bị đau bụng mà còn kèm theo các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, chán ăn, nôn trớ thức ăn… Dạ dày lúc này đã bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động. Do đó không thể làm cho thức ăn nạp vào cơ thể mềm đi và phân hủy hoàn toàn. Nếu để kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến áp lực lên đại tràng và tá tràng tăng. Từ đó dẫn đến rối loạn đường ruột và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy.

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây tiêu chảy

Tình trạng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy thường liên quan đến một số nguyên nhân sau đây:

2.1. Thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thói quen ăn uống và sinh hoạt là yếu tố tác động trực tiếp tới dạ dày và hệ tiêu hóa. Nếu ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh thì bạn có thể bị trào ngược dạ dày.

Những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt bao gồm:

  • Lạm dụng đồ uống chứa cồn như bia, rượu…
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích hay hút thuốc lá.
  • Chế độ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn có tính axit.
  • Sử dụng đồ ăn nhanh trong thời gian dài.
  • Có thói quen nhịn ăn hay ăn uống quá mức.
  • Thường xuyên ăn khuya và vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Tâm lý căng thẳng quá mức kéo dài.
trao-nguoc-da-day-gay-tieu-chay-1
Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy có thể do người bệnh thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh

2.2. Tác dụng phụ của việc dùng thuốc

Khó chịu ở vùng dạ dày, thượng vị thường gây ra buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… Điều này có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị, thường là thuốc ức chế tiết acid, kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm… Các triệu chứng này thường có xu hướng thuyên giảm sau khi ngưng thuốc khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu lạm dụng dùng thuốc dài ngày rất dễ khiến niêm mạc dạ dày viêm loét và gây xuất huyết tiêu hóa.

2.3. Dị ứng thực phẩm

Khi bạn dung nạp các thực phẩm gây dị ứng sẽ khiến hệ miễn dịch sẽ có xu hướng phóng thích chất trung gian histamine vào da và niêm mạc. Histamin có thể kích thích các phản ứng trên da, đồng thời thúc đẩy hoạt động co bóp quá mức tại niêm mạc cơ quan tiêu hóa và hô hấp. Do đó, trào ngược dạ dày có thể gây buồn nôn, nôn, đau thượng vị hay tiêu chảy.

2.4. Tâm lý căng thẳng, lo âu

Nguyên nhân này không chỉ tiềm ẩn các bệnh lý về thần kinh mà nó còn là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày gây tiêu chảy. Tâm lý lo lắng quá mức sẽ tạo áp lực lên dạ dày, chức năng co bóp bị hạn chế cho nên tình trạng đau đớn và đi ngoài là hiện tượng khó tránh khỏi.

2.5. Do các bệnh lý về đường tiêu hoá

Dưới đây là một số bệnh lý về tiêu hoá cần đặc biệt chú ý có thể dẫn đến tình trạng trào ngược gây tiêu chảy:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Bệnh lý này khiến niêm mạc dạ dày và ruột non bị viêm loét và tổn thương. Nguyên nhân là do tăng tiết dịch vị dạ dày quá mức. Đó cũng có thể là hệ quả do lạm dụng thuốc Tây, nhiễm vi khuẩn HP, nghiện bia rượu hoặc ăn uống không điều độ. Triệu chứng điển hình là tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém, sụt cân, người xanh xao…
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Hội chứng này xảy ra khi tuyến tụy xuất hiện nhiều khối u gastrin hơn bình thường và sản sinh hormone gastrin. Từ đó kích thích dạ dày tăng sản xuất dịch vị gây ra triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ chua, tiêu chảy, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa…
  • Hội chứng ruột kích thích: Nếu bị trào ngược dạ dày kèm theo tiêu chảy thì có nguy cơ cao bạn đang hội chứng ruột kích thích gây ra tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng…

3. Phân biệt tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và trào ngược dạ dày

Tiêu chảy cũng là biểu hiện điển hình của chứng rối loạn đường tiêu hóa do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Do vậy, trước khi áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần hiểu cũng như phân biệt được chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và do trào ngược dạ dày.

Tiêu chảy do trào ngược dạ dày:

  • Tần suất xuất hiện: Trung bình từ 1 – 2 lần/ ngày. Nếu trường hợp nặng hơn, tần suất xuất hiện có thể dao động từ 3 – 5 lần/ ngày.
  • Vị trí: Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn).
  • Thời điểm: Thường đi ngoài sau khi ăn xong khoảng 60 phút.
  • Đặc điểm của phân: Phân lỏng kèm theo mùi hôi khó chịu nhưng không có chất nhầy.
  • Tiên lượng: Thường quá trình điều trị sẽ kéo dài và chỉ giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa:

  • Tần suất xuất hiện: Thường bị đi ngoài hơn 5 lần/ ngày.
  • Vị trí: Đau vùng bụng ở dưới rốn.
  • Thời điểm: Có thể đi ngoài vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Đặc điểm của phân: Phân lỏng, nhiều nước, có máu tươi hoặc chất nhầy kèm theo.
  • Tiên lượng: Thời gian điều trị thường ngắn, có thể được khắc phục hoàn toàn khi loại bỏ được hết nguyên nhân gây bệnh.
trao-nguoc-da-day-gay-tieu-chay-2
Tiêu chảy do trào ngược dạ dày và rối loạn tiêu hoá có nhiều điểm khác nhau cần phân biệt rõ

4. Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng khi bị trào ngược dạ dày. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh rất dễ gặp phải các biến chứng như sau:

  • Mất nước: Tiêu chảy kéo dài rất dễ khiến cho cơ thể bị mất nước. Nếu không bù nước và điện giải kịp thời thì có thể dẫn tới mất nước, mất điện giải nặng gây sốc, thậm chí là tử vong nếu không được can thiệp xử lý kịp thời.
  • Sụt cân, suy nhược cơ thể: Vấn đề tiêu hóa kém có thể làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất trong cơ thể. Từ đó gây sụt cân và suy nhược cơ thể. Không những vậy, thể trạng suy nhược còn tạo cơ hội cho các triệu chứng ở đường tiêu hóa xuất hiện với tần suất dày đặc hơn và nặng hơn.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Xảy ra khi ổ viêm loét ở dạ dày diễn tiến nặng khiến cho các mạch máu bị vỡ và chảy máu. Chứng tiêu chảy kéo dài cũng có thể gây tổn thương đường ruột và dẫn tới xuất huyết.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Đây là biến chứng thường xảy ra khi bị trào ngược dạ dày kèm tiêu chảy kéo dài khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng lên.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Hiện tượng tiêu chảy kéo dài có thể khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Xem thêm >>>> Tìm hiểu cách chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ có thật không?

5. Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi nhận thấy cơ thể mắc phải một trong những biểu hiện sau đây, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ngay:

  • Người đột ngột bị yếu và mệt mỏi.
  • Nôn ra dịch có màu cà phê hoặc ra máu.
  • Sụt cân bất thường, không rõ nguyên nhân.
  • Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa.
  • Bị đi ngoài trên 3 ngày/lần, phân có lẫn máu hoặc màu đen.

6. Cách khắc phục trào ngược dạ dày gây tiêu chảy

6.1. Tích cực chữa trị nguyên nhân bệnh lý

Việc tích cực chữa trị bệnh trào ngược dạ dày sẽ giúp nâng cao chức năng tiêu hóa của dạ dày, cũng như cải thiện triệu chứng tiêu chảy. Để áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp nhất, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, thực hiện các phương pháp chẩn đoán theo hướng dẫn. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

6.2. Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt 

Ngoài việc tích cực áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cũng nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống giúp kiểm soát tốt hơn triệu chứng tiêu chảy.

  • Bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hoá: Giảm áp lực lên đường ruột và dạ dày bằng cách bổ sung thêm các loại rau và sữa chua, các loại trái cây, trứng, ngũ cốc, cá… Đồng thời bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp điều hòa nhu động ruột và trung hòa dịch vị dạ dày.
  • Cần duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, loại bỏ thói quen xấu như ăn khuya, bỏ bữa, ăn uống bừa bãi. Đồng thời chia các bữa ăn lớn thành từng bữa nhỏ và ăn tối trước 20 giờ. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh như: thức ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều đường, cà phê, trà đặc, các loại rượu bia…
  • Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp: Tránh thức khuya, làm việc quá sức, tâm lý lo âu và căng thẳng quá mức.
  • Tăng cường vận động: Duy trì thói quen luyện tập thể dục từ 15 – 30 phút/ngày. 

6.3. Giải pháp khắc phục trào ngược dạ dày gây tiêu chảy tại nhà

Dưới đây là một số giải pháp tại nhà giúp giảm nhanh chứng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy:

  • Sử dụng trà gừng ấm: Hoạt chất Gingerol và Zingerol trong gừng còn có khả năng chống viêm và làm giảm phù nề ở niêm mạc dạ dày. Uống trà gừng ấm còn giúp làm giảm tình trạng đau bụng khi bị tiêu chảy. 
  • Uống sữa nghệ: Người bị tiêu chảy được khuyến cáo là không nên uống sữa. Tuy nhiên sữa nghệ ấm lại là thức uống mà bạn có thể dùng khi bị trào ngược dạ dày gây tiêu chảy. Hoạt chất curcumin, các vitamin và khoáng chất trong nghệ sẽ giúp điều hòa nhu động ruột, trung hòa acid dịch vị và điều hòa hoạt động co bóp của dạ dày. 
  • Dùng búp ổi: Chọn khoảng 100g lá ổi non, đem rửa sạch rồi đun với khoảng 700ml nước và lấy nước uống trong ngày giúp người bệnh cải thiện được chứng tiêu chảy.
  • Dùng chuối xanh: Bạn dùng 1 quả chuối xanh đã bóc vỏ, rồi thái thành miếng mỏng và ngâm với nước muối loãng. Sau đó vớt ra, để ráo dùng ăn sống sẽ giúp chứng tiêu chảy do trào ngược dạ dày được thuyên giảm. 
  • Uống bột quả sung: Bạn đem phơi khô quả sung, tán thành bột mịn và đựng vào lọ thủy tinh. Với tình trạng trào ngược dạ dày kèm theo tiêu chảy, bạn lấy 2 thìa bột sung hòa vào nước ấm và uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần sẽ thấy hiện tượng tiêu chảy thuyên giảm rõ rệt.
  • Uống nước vỏ măng cụt: Người bệnh có thể lấy khoảng 3 – 5 vỏ măng cụt đã phơi khô rồi cho vào ấm nước đun sôi và dùng nước đó uống trong ngày để cải thiện tình trạng tiêu chảy.
  • Uống nước hồng xiêm xanh: Hồng xiêm xanh, rửa sạch và cho vào ấm đun trên lửa nhỏ cùng 2 lít nước. Dùng nước đó uống trong ngày để chữa trị tiêu chảy do trào ngược dạ dày.
  • Trứng rán lá mơ: Bạn lấy lá mơ rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó đập trứng vào bát lá mơ, trộn đều cùng một chút muối trắng. Cho hỗn hợp lên chảo rán đến khi chín. Ngày ăn 2 lần trứng rán lá mơ cho đến khi chứng tiêu chảy khỏi hẳn.
  • Uống nước gạo rang cà rốt: Lấy gạo rang và cà rốt cho vào nồi ninh cho mềm. Sau đó chắt nước uống từ từ khi còn nóng. Bạn chia ra nhiều lần dùng trong ngày. Áp dụng cách này sẽ giúp giảm chứng tiêu chảy và ngăn chặn nguy cơ mất nước rất hiệu quả.
  • Ngồi thiền: Ngồi thiền là một trong những giải pháp rất hữu hiệu giúp giải tỏa căng thẳng và loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực. Đồng thời, phương pháp này còn giúp dạ dày được thư giãn, cũng như hỗ trợ điều hòa nhu động ruột và hơn nữa là thúc đẩy tuần hoàn máu.
  • Sau khi bạn ngồi thiền khoảng 10 – 15 phút sẽ thấy tình trạng trào ngược dạ dày cùng nhiều triệu chứng khác đi kèm được cải thiện rõ rệt.

Bạn nên lưu ý những cách trên chỉ giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy. Để chấm dứt hoàn toàn bệnh này bạn cần điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ đưa ra.

trao-nguoc-da-day-gay-tieu-chay
Trà gừng ấm rất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày bị chứng tiêu chảy

Xem thêm >>> Hóa trị liệu ung thư dạ dày sống thêm được bao lâu?

6.4. Sử dụng thuốc Tây y trị tiêu chảy

Nếu tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài và các giải pháp tại nhà sẽ không có khả năng đáp ứng. Lúc này, việc sử dụng các loại thuốc giúp cầm tiêu chảy, điều hòa hoạt động hệ tiêu hóa là rất cần thiết. Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một số loại thuốc sau đây:

  • Dioctahedral smectite: Dioctahedral smectite giúp làm tăng độ nhầy của lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường ruột. Có thể sử dụng làm giảm các triệu chứng đau dạ dày và hỗ trợ cầm tiêu chảy cấp – mãn tính rất tốt.
  • Loperamid: Loại thuốc này được dùng để điều trị tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân hoặc tiêu chảy mãn tính do trào ngược dạ dày kéo dài. Loperamid có khả năng làm giảm tiết dịch vị dạ dày, giảm nhu động ruột và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Đồng thời, giúp kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua đường ruột, làm giảm khối lượng phân, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải.
  • Oresol: Trường hợp bị tiêu chảy kéo dài, người bệnh có thể dùng bột pha hỗn dịch Oresol để bù nước và điện giải. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ dùng trong trường hợp thật sự cần thiết, không lạm dụng hay phụ thuộc quá mức vào nó.
  • Men tiêu hóa: Để hỗ trợ tốt hơn hoạt động tiêu hóa và khắc phục chứng tiêu chảy, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại men tiêu hóa giúp bổ sung lợi khuẩn vào đường ruột. 

6.5. Điều trị trào ngược dạ dày gây tiêu chảy bằng Đông y

Ưu điểm của các bài thuốc Đông y trong điều trị tiêu chảy do trào ngược dạ dày là tính an toàn và hiệu quả, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Sau đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc số 1: Bạn lấy sắn dây, mã đề và cam thảo với lượng vừa đủ và sắc cùng khoảng 400ml nước. Đun cho đến khi nước trong nồi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Bạn chắt lấy nước và chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Dùng kim ngân, mộc thông, cam thảo, hoàng liên và sắn dây mỗi vị 8g đến 10g. Sắc nước và uống hàng ngày, liên tục trong 3 ngày cho đến khi chứng tiêu chảy khỏi hoàn toàn.
  • Bài thuốc số 3: Đem sắc các loại lá hương nhu, cúc tần, hoa mã đề, mộc thông và chia làm 2 lần trong ngày.

7. Phòng ngừa tái phát trào ngược dạ dày gây tiêu chảy

Trào ngược dạ dày kèm theo chứng tiêu chảy ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Vì vậy, sau khi điều trị bạn cần chú ý chủ động phòng ngừa tái phát bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, cũng như thay đổi các thói quen gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cơ quan tiêu hóa.
  • Nếu mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa hãy tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc trước đó bạn đã có tiền sử dị ứng với nó. Tình trạng dị ứng có thể dẫn tới co thắt phế quản, khó thở và suy hô hấp.
  • Bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ từ 1 – 2 lần mỗi năm là cách tốt nhất để sớm phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra. 

Qua bài viết trên có thể thấy rằng, bệnh trào ngược dạ dày gây tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì vậy bạn nên chủ động thăm khám để được hướng dẫn cách điều trị đúng cách nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7