Trào ngược dạ dày khi ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày khi ngủ là tình trạng phổ biến ở những người mắc phải căn bệnh này. Điều này có thể gây ra đau đớn, khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu hiện tượng trào ngược dạ dày khi ngủ, cũng như cách điều trị và phòng tránh hiệu quả qua bài viết này nhé!
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Cô Nguyễn Thị Lan và cuộc chiến với ung thư buồng trứng
- Trào ngược dạ dày có đờm – Cách điều trị hiệu quả nhất
- Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng? Cách khắc phục hiệu quả
1. Trào ngược dạ dày khi ngủ là gì?
Ban ngày khi bạn đứng, dạ dày đứng thẳng và ống thực quản cũng nối thẳng từ miệng dạ dày lên. Ở người bình thường, dạ dày luôn được đóng kín nên acid dạ dày không bị trào lên ống thực quản trong quá trình co bóp và tiêu hóa. Tuy nhiên ở người bệnh trào ngược, nắp dạ dày đóng không kín hay thậm chí là không có nắp làm cho acid dễ bị bắn lên ống thực quản.
Ban ngày dạ dày đứng nên acid trào lên trong thời gian ngắn và nhanh trở lại bình thường. Còn ban đêm dạ dày nằm khi bạn ngủ thì lại khác. Mặc dù vào ban đêm acid dạ dày không nhiều như ban ngày nhưng vì lúc này dạ dày bị đổ nghiêng nên tạo điều kiện thuận lợi cho acid trào ngược lên mà không cần tác động co bóp. Lúc này ống thực quản cũng đang nằm ngang một mức với dạ dày nên acid tràn sang toàn bộ phần ống thực quản và ứ đọng lại tại đây. Do đó, trào ngược dạ dày khi ngủ acid không rút về dạ dày, gây cảm giác khó chịu nhiều hơn cho người bệnh.
Tỷ lệ bị trào ngược dạ dày vào ban ngày thường phổ biến hơn vào ban đêm. Đặc biệt là sau các bữa ăn khi dạ dày đang chứa rất nhiều dịch, còn ban đêm khi ngủ dạ dày sẽ tiết dịch ít hơn. Nhưng hiện tượng trào ngược khi ngủ lại gây nhiều tác hại hơn cho bệnh nhân.
2. Mức độ phổ biến của trào ngược dạ dày khi ngủ
Cho đến hiện nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh tận gốc bệnh này. Do đó tỷ lệ người bị trào ngược vào ban đêm rất phổ biến.
Có nhiều kết quả nghiên cứu đã công bố, có khoảng 80 – 85% những người mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ dẫn đến hiện tượng này. Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Mình thì có khoảng 70% người bệnh gặp hiện tượng trào ngược ban đêm.
Bên cạnh đó, tỷ lệ gặp trào ngược dạ dày khi ngủ ở những người bệnh trào ngược họng thanh quản tỷ lệ có thể lên tới 96%..
Xem thêm >>> Tìm hiểu cách chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ có thật không?
3. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày khi ngủ
Trào ngược dạ dày khi ngủ là một hiện tượng đặc trưng ở những người bệnh trào ngược dịch vị vào ban đêm. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Dư thừa acid trong dạ dày
Dạ dày vẫn hoạt động và sản xuất ra dịch vị tiêu hóa ngay cả lúc ngủ để xử lý thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu acid dư thừa ngày một tăng cao, thì đã kích thích cơ quan này làm việc liên tục dẫn tới trào ngược dạ dày.
Tư thế ngủ sai gây ra trào ngược dạ dày khi ngủ
Có thể nói tư thế ngủ sai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày khi ngủ. Điều này sẽ dẫn đến việc dạ dày không được nghỉ ngơi, lúc đó lượng acid trong dạ dày có thể tăng cao, chênh lên ở 1 phần rồi trào ngược lên phía trên thực quản.
Đặc biệt hơn, ở những người có cấu tạo hệ bài tiết dịch nhiều thì chỉ cần nằm xuống cũng xuất hiện trạng thái trào ngược. Do vậy đôi khi chính cơ địa của mỗi người cùng là nguyên nhân gây ra bệnh.
Tâm lý căng thẳng kéo dài
Việc thường xuyên cảm thấy căng thẳng, stress trong công việc và đời sống sẽ càng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Bởi khi tâm lý bất ổn sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid bất thường hơn, nên trào ngược ban đêm sẽ khởi phát và tái đi tái lại nhiều lần.
Thói quen ăn khuya gây trào ngược dạ dày khi ngủ
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn không nên ăn uống sau 8 giờ tối để dạ dày có thời gian tiêu hóa hết lượng thức ăn và chuẩn bị nghỉ ngơi trong giấc ngủ. Tuy nhiên lại có rất nhiều người rất thích ăn đêm và không có thói quen để dạ dày nghỉ ngơi.
Việc ăn vào ban đêm thường xuyên khiến cho dạ dày phải chịu một áp lực tiêu hóa vô cùng lớn. Khi đó chúng phải liên tục co bóp và tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Điều này cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc bị trào ngược dạ dày mất ngủ.
Trào ngược dạ dày khi ngủ do một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, bệnh trào ngược dạ dày vào ban đêm còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Do thần kinh căng thẳng, stress quá nhiều, liên tục trong thời gian dài.
- Do thường xuyên sử dụng đồ uống có gas, đồ chứa chất kích thích.
- Ăn quá nhiều đồ chua, cay nóng.
- Do ảnh hưởng của quá trình mang thai.
- Do ảnh hưởng của một số bệnh lý ở thực quản.
Xem thêm >>> Hóa trị liệu ung thư dạ dày sống thêm được bao lâu?
4. Triệu chứng của trào ngược dạ dày khi ngủ
Triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày khi ngủ được phân làm 2 trường hợp. Bạn có thể gặp 1 trong 2 hoặc có thể gặp đồng thời cả 2 trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1: Triệu chứng xảy ra trong khi ngủ
- Bị đau tức ngực.
- Khó thở, thở khò khè.
- Nóng rát ở dạ dày, thực quản.
- Bị mất ngủ, khó ngủ và dễ tỉnh giấc.
- Ho nhiều.
- Buồn nôn và nôn.
Trường hợp 2: Triệu chứng xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy
- Nôn khan và cảm giác buồn nôn (đặc biệt là khi đánh răng).
- Bị đắng miệng, hôi miệng do dịch vị dạ dày trào ngược lên họng.
- Bị mất tiếng, khàn giọng.
- Có đờm ứ nhiều ở cổ họng.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng như đau họng, khàn tiếng, ho, khó thở… cũng dễ gặp với những người bị trào ngược dạ dày ban đêm. Nguyên nhân là do khi nằm ngủ không còn trọng lực nữa, acid dễ dàng trào từ dạ dày sang thực quản và đi lên cả cổ họng, thanh quản để gây hại ở đây.
5. Ảnh hưởng của trào ngược dạ dày khi ngủ tới sức khỏe
Trào ngược dạ dày khi ngủ có thể sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:
Viêm thực quản
Vào ban đêm khi ngủ, tuyến nước bọt hoạt động ít hơn, chính lượng nước bọt được tiết ra ít hơn làm quá trình trung hòa acid dạ dày chậm hơn. Cùng với đó tốc độ nuốt khi ngủ cũng giảm khiến acid dạ dày tiếp xúc và ăn mòn niêm mạc thực quản trong thời gian lâu hơn. Khi niêm mạc thực quản bị tổn thương trong một thời gian dài sẽ gây viêm thực quản.
Rối loạn giấc ngủ
Các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng, đau tức ngực, ho… thường xảy ra vào bàn đêm. Các triệu chứng này thường bùng phát sau khi nằm xuống khiến người bệnh trào ngược dạ dày không ngủ được. Đặc biệt, trong khi ngủ acid dạ dày trào ngược lên thực quản làm hẹp đường thở, gây khó thở và khiến người bệnh thức dậy nhiều lần trong đêm.
Chính vì cơ thể mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ thiếu năng lượng, mệt mỏi và uể oải. Người bệnh thường có xu hướng ngủ bù vào ngày hôm sau. Ngủ ngày trong thời gian dài sẽ làm đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi và gây ra các rối loạn về giấc ngủ.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) có mối quan hệ mật thiết với bệnh trào ngược dạ dày. Các đợt trào ngược làm ảnh hưởng đường thở và khả năng thở bình thường của cơ thể. Hiện tượng này gây ra tình trạng ngưng thở hơn 10 giây, lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Khi xảy ra chứng ngưng thở khi ngủ tạo nên sự thay đổi áp suất trong cơ hoành và khoang ngực. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra một cách thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp thêm các biến chứng sau:
- Trào ngược dạ dày viêm họng hạt do dịch vị thường xuyên đi ngược lên, làm tổn thương niêm mạc họng và thực quản. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất tiếng, khàn giọng, viêm thanh quản mãn tính, viêm amidan.
- Có nguy cơ gia tăng mắc các bệnh mãn tính như: viêm phổi hoặc tổn thương hô hấp, viêm phế quản, viêm khí quản.
- Và một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc chứng trào ngược dạ dày khi ngủ ban đêm có khả năng tăng 30% nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản so với người bệnh trào ngược dạ dày vào ban ngày.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày di căn có chữa được không?
6. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng sau đây, bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
- Bị đau rát họng triền miên và gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhai nuốt thức ăn.
- Tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện với tần suất liên tục.
- Các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng xuất hiện không ngừng.
- Liên tục buồn nôn và nôn mửa.
7. Cách điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ
Để cải thiện được các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra của bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ, hãy tham khảo một số biện pháp sau:
7.1. Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ
Trào ngược dạ dày khi ngủ vào ban đêm có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tăng nguy cơ suy nhược cơ thể, dẫn đến các biến chứng ở thực quản và cơ quan hô hấp trên. Trong trường hợp này, bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày vào ban đêm đó là:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Thuốc antacid (thuốc kháng acid)
- Thuốc kháng histamine H2
- Thuốc kháng sinh
Khi dùng thuốc ức chế bài tiết dịch vị, người bệnh có thể dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Do đó nên bổ sung thêm lợi khuẩn bằng các thực phẩm lành mạnh như: sữa chua, rau xanh và uống nhiều nước để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
7.2. Biện pháp điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ không dùng thuốc
Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê, bạn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị sau:
- Kiểm soát cân nặng: Tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và thúc đẩy hoạt động trào ngược axit lên thực quản. Bạn nên thay đổi chế độ ăn và tích cực tập thể dục để duy trì cân nặng vừa phải.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Để làm giảm tình trạng trào ngược khi ngủ, bạn nên hạn chế các thực phẩm chua, cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê…
- Tránh ăn đêm: Việc ăn đêm sẽ gây nhiều áp lực hơn cho dạ dày khi bạn đi vào giấc ngủ, khiến cho tình trạng dư thừa acid và trào ngược dạ dày nhiều hơn. Bạn không ăn bất kỳ đồ ăn nào trước khi đi ngủ tối thiểu 3 tiếng để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Ăn chậm, nhai kỹ, thả lỏng cơ thể và thư giãn trong bữa ăn giúp giữ tinh thần thoải mái sau bữa ăn.
- Kê đầu cao khi ngủ: Sử dụng gối cao để kê đầu nâng phần thực quản lên cao hơn so với dạ dày giúp hạn chế hiện tượng dịch vị trào ngược khi ngủ.
- Nằm nghiêng bên trái khi ngủ: Vị trí của dạ dày nằm lệch sang bên phải do đó việc nằm nghiêng bên trái khi ngủ sẽ giảm áp lực lên dạ dày, giảm hiện tượng trào ngược dạ dày.
- Đứng thẳng sau khi ăn: Điều này sẽ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, cũng như giảm áp lực giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm. Đặc biệt bạn không nên nằm ngay sau khi ăn xong.
- Nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su là cách giúp kích thích bài tiết nước bọt nhằm làm dịu thực quản và rửa trôi lượng acid bám trên thành thực quản dạ dày. Từ đó sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm.
- Nói không với thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây ra hiện tượng giãn nở các cơ thắt thực quản dưới – đây chính là cánh cửa ngăn ngừa acid trào ngược lên thực quản. Khi cơ thắt này hoạt động lỏng lẻo sẽ khiến acid dạ dày dễ dàng trào ngược.
- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất vừa giúp kiểm soát cân nặng, vừa cải thiện hoạt động của cơ vòng thực quản và dạ dày, đồng thời hạn chế triệu chứng trào ngược khi ngủ và điều hòa quá trình bài tiết dịch vị.
7.3. Sử dụng mẹo dân gian chữa trào ngược dạ dày khi ngủ
Các mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên thường lành tính, không gây nhiều tác dụng phụ. Do đó bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà:
- Nghệ: Trong nghệ rất giàu curcumin có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy làm lành các vết viêm loét. Để chữa trào ngược khi ngủ vào ban đêm, người bệnh cần trộn lẫn nghệ với mật ong theo tỷ lệ vừa đủ và vo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày dùng 3 viên.
- Gừng tươi: Gừng mang tính nóng, có khả năng giảm cảm giác buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu. Bạn đem gừng thái nhỏ sau đó đem ngâm cùng mật ong hoặc giấm táo trong lọ thuỷ tinh. Sau khoảng 10 ngày có thể lấy ra ăn 1 – 2 lát sau bữa ăn.
- Trà hoa cúc: Hoa cúc đem phơi khô, sau đó hãm lấy nước uống có công dụng đào thải độc tố, mát gan, giải độc và giảm thiểu các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra.
Tuy nhiên cần lưu ý, các mẹo này chỉ phù hợp với người trong giai đoạn mới khởi phát, không có khả năng thay thế các loại thuốc điều trị căn nguyên bệnh. Đặc biệt, những đối tượng có cơ địa nóng, nên hạn chế sử dụng các nguyên liệu như gừng, nghệ và thận trọng khi áp dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Như vậy, qua bài viết bạn đã biết được những thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ. Hiện tượng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, do đó bạn nên chủ động thay đổi những thói quen, cũng như sử dụng các loại thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng