Tìm hiểu về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng là một trong những vấn đề khiến nhiều người bệnh lo lắng, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe. Tình trạng này có thể xảy ra với các mức độ khác nhau, do đó cũng có nhiều biện pháp khắc phục khác nhau. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu các thông tin cần biết về tình trạng trào ngược dày dày thực quản bị hôi miệng nhé!
XEM THÊM:;
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- Giải mã: Người bị trào ngược dạ dày có tiêm vacxin được không?
- [Bật mí] Bệnh trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư hay không?
- Ung thư dạ dày nên ăn gì để tốt cho sức khỏe
1. Một số biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân mà các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày cũng sẽ có sự xuất hiện khác nhau. Thường sẽ chia làm hai nhóm triệu chứng không điển hình và triệu chứng điển hình.
Nếu như thuộc nhóm triệu chứng điển hình, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng bị ợ nóng, khó nuốt, trào ngược, nóng rát… Còn các triệu chứng không điển hình của bệnh như là: hen suyễn, khàn giọng, viêm phổi, viêm họng, ho, sặc, đau tức ngực nhưng không phải do các bệnh lý về tim mạch,…
Các đợt trào ngược dạ dày thực quản diễn ra một cách thường xuyên ở bệnh nhân, biểu hiện qua các hình thức điển hình như là: ợ chua, ợ nóng sau vị trí xương ức, ho, sặc, co thắt phế quản, viêm phổi, thay đổi giọng nói một cách đột ngột, viêm thanh quản…Đôi khi người bệnh trào ngược dạ dày bị hôi miệng.
2. Vì sao bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây hôi miệng?
Thức ăn tiêu hóa chưa tiêu hóa hết ở trong dạ dày khi trào lên trên vòm họng và miệng sẽ tồn đọng lại một phần ở các khe, hốc ở miệng, vòm họng nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ gây hôi miệng.
Các vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae là loại vi khuẩn có khả năng sinh ra khí hydro sunfua. Bên cạnh đó, vi khuẩn HP cũng có khả năng sinh ra các khí hydro sunfua, dimethyl sulphide… Đây là các khí này có mùi hôi đặc trưng gây ra tình trạng hôi miệng
Acid dịch vị trong dạ dày trào lên thực quản sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản. Lúc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào trong các tế bào thực quản gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Niêm mạc thực quản bị nhiễm khuẩn sẽ bị sưng, phù nề. Đó là lý do trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng cũng như bị hôi miệng.
3. Một số cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng hiệu quả mà bạn nên thử
Sống chung với tình trạng hôi miệng là một nỗi ám ảnh mà không ai muốn trải qua. Thế nhưng, nếu như áp dụng các phương pháp chữa trị sai, không đúng cách thì không những tình trạng bệnh không giảm đi mà lại còn làm chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên, người bệnh có thể tham khảo những cách chữa trị tình trạng trào ngược dạ dày bị hôi miệng rất hiệu quả sau đây nhé.
3.1. Sử dụng các loại thuốc điều trị
Người bệnh có thể đến các bệnh viện, nhà thuốc hoặc là cơ sở y tế để tìm mua các loại thuốc theo như đơn được bác sĩ chỉ định. Đối với những trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản ở thể trung bình và nhẹ có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế thụ thể bao gồm: Ranitidin, Cimetidin, Nizatidine và Famotidin. Loại thuốc này nên được uống vào 15 đến 30 phút trước bữa ăn.
Nhóm thứ 2 đó là Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazole, Rabeprazole, Pantoprazol,… được gọi chung là nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI). Loại thuốc này thường được khuyến cáo uống trước khi ăn cơm khoảng 30 phút, liên tục trong 4 đến 8 tuần. Nếu theo dõi cho thấy tình hình bệnh có tiến triển thì có thể giảm liều hoặc là ngừng sử dụng thuốc. Nếu ngược lại thì tăng liều lượng lên gấp đôi hoặc tiến hành nội soi dạ dày để đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
Còn một nhóm thuốc khác được dùng phổ biến không kém có tên là thuốc kháng acid dạ dày, các loại thuốc này là sự kết hợp giữa magie và nhôm. Người bệnh có thể lựa chọn dạng thuốc phù hợp từ viên nén, gel, thuốc cốm, hoặc dạng bột…Khác với 2 loại thuốc đã nêu trước đó, thuốc kháng acid được khuyến cáo chỉ được sử dụng sau bữa ăn từ 1 đến 3 giờ hoặc là trước lúc ngủ. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp.
3.2. Thay đổi thói quen, chế độ sinh hoạt hàng ngày
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị thì người bệnh có thể thay đổi các thói quen, chế độ sinh hoạt hằng ngày để cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng. Cụ thể, bệnh nhân nên chú ý tới việc làm sạch răng, miệng, lưỡi mỗi lần đánh răng, kết hợp dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch miệng một cách hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tập thêm thói quen nhai kẹo cao su (loại không có đường) giúp kích thích tiết nước bọt và tăng khả năng làm sạch miệng.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh các hoạt động phải cúi người ra phía trước hoặc vận động ngay sau khi ăn xong.
Đồng thời nên chọn loại gối cao để ngủ, không nên mặc quần áo quá bó và từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc (nếu có). Sau khi đã thực hiện các phương pháp điều trị kết hợp với điều chỉnh lối sống như trên mà tình trạng bệnh vẫn chưa được cải thiện thì có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để phòng ngừa tình trạng trào ngược diễn ra nghiêm trọng hơn.
3.3. Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày
Một chế độ ăn uống đảm bảo có chừng mực và hợp lý cũng có thể giúp cho người bệnh khắc phục được chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn để ăn thành nhiều lần trong ngày, không nên ăn bất cứ gì trong 2 giờ trước khi đi ngủ và hạn chế đi nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn xong vì rất dễ bị trào ngược dạ dày.
Đồng thời người bệnh nên nhớ uống đủ 2 lít nước một ngày hoặc có thể hơn để kích thích cơ thể sản sinh ra nước bọt cho khoang miệng, giúp giảm bớt tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, nên tránh xa các loại thực phẩm như là cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga, nước cam, chanh, thức ăn có vị cay, béo,… nếu như không muốn chứng trào ngược trở nên trầm trọng hơn.
3.4. Một số mẹo dân gian khác
Một số mẹo dân gian có thể đem lại hiệu quả giảm hôi miệng do bị trào ngược dạ dày thực quản mà người bệnh có thể tham khảo đó là:
- Nước muối sinh lý có công dụng sát khuẩn. Vậy nên súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, thức ăn tồn đọng ra khỏi các hốc ở họng, miệng, kẽ răng. Khi súc miệng nên ngửa cổ lên một chút để cho nước muối có thể đi xuống được họng. Trung bình thời gian cho mỗi một lần súc miệng trong khoảng 30 giây, mỗi ngày khoảng 2-3 lần. Nên như áp dụng hàng ngày thì sử dụng nước muối sinh lý 0,9% đã được vô khuẩn sẽ đảm bảo an toàn hơn nước muối tự pha.
- Gừng: Trong thành phần của gừng có chứa gingerol. Đây là chất có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi rất tốt. Chính vì vậy, gừng là một trong những lựa chọn không thể thiếu để có thể tạm biệt tình trạng hôi miệng cũng như các tình trạng viêm nhiễm xung quanh. Với cách này, người bệnh đun sôi nước, thả khoảng 2 đến 3 lát gừng đã thái mỏng vào. Để nguyên trong vòng 15 phút rồi đổ lấy phần nước ra uống. Hoặc giã nát gừng trộn cùng với muối tinh, dùng để ngậm trong khoảng 10 phút. Sau đó súc lại miệng cùng với nước ấm.
- Trà xanh: Trong thành phần của trà xanh có chứa polyphenol, giúp hạn chế tốc độ phát triển của các loại vi khuẩn, giảm bớt mùi hôi và tình trạng bị viêm nhiễm. Pha lá trà xanh cùng với nước nóng. Dùng nước trà ấm để súc miệng khoảng 15-30 giây, mỗi một ngày súc miệng khoảng từ 2 đến 3 lần.
- Sử dụng hạt đinh hương: Sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản có thể nhai hoặc ngậm hạt đinh hương để giúp giải quyết tình trạng hôi miệng và giúp cho hơi thở trở nên thơm tho hơn.
- Chữa hôi miệng do trào ngược dạ dày bằng cách dùng cam thảo: Mỗi ngày người bệnh nên nhai một chút cam thảo hoặc dùng cam thảo pha với nước nóng để uống mỗi ngày cũng là một trong những cách chữa bệnh hôi miệng do bị bệnh trào ngược dạ dày rất hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng mà người bệnh nên biết. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà có thể áp dụng một số cách khắc phục vấn đề hôi miệng khác nhau để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng