Tìm hiểu về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây rát lưỡi

Trào ngược dạ dày thực quản gây rát lưỡi là một tình trạng không hiếm gặp đối với người mắc căn bệnh này, tạo ra ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây rát lưỡi như thế nào nhé!

XEM THÊM:

1. Một số thông tin cần biết về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản 

Trước khi đến với các thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây rát lưỡi, hãy cùng tìm hiểu chung về căn bệnh này.

1.1. Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dịch vị từ dưới dạ dày bị đẩy trào ngược lên trên thực quản. Nói một cách dễ hiểu hơn thì bình thường, thức ăn sau từ miệng đi qua vùng thực quản, cơ thắt thực quản giãn ra đẩy xuống dưới dạ dày rồi đóng lại. Ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì thay vì cơ này đóng lại, cơ thắt lại tiếp tục giãn ra dẫn đến tình trạng dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản.

Một số nguyên nhân gây nên bệnh lý này đó là:

  • Cơ thắt thực quản bị suy yếu.
  • Cơ thắt bị rối loạn hoạt động đóng mở.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.
  • Thói quen sử dụng đồ uống có cồn, các loại chất kích thích trong một thời gian dài.
  • Một số bệnh lý nhiễm trùng ở vùng thực quản khiến cho cơ vòng bị xơ, yếu.
  • Tác động của một số bệnh lý dạ dày.
  • Do thói quen ăn uống: ăn quá no, ăn ngay trước khi đi ngủ,…
  • Thừa cân, béo phì gây gia tăng áp lực hoạt động cho vùng bụng.
  • Trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi gây ra sự chèn ép dạ dày.

1.2. Một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản đó là:

  • Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi: Các triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn no, trong lúc nằm ngủ, nhiều nhất là vào ban đêm. 
  • Buồn nôn và nôn: Là do acid dạ dày trào ngược lên trên cổ họng, gây kích thích phản ứng tại đây, dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn. Khi bệnh tiến triển nặng thậm chí còn có thể khiến người bệnh nôn ra thức ăn đã ăn trước đó hoặc là nôn ra dịch vị.
  • Đau tức ở vùng ngực thượng vị: Người bệnh sẽ có cảm giác đau thắt ở vùng ngực và cảm giác đau lan ra sau lưng. Đây chính là hậu quả của việc acid trào ngược lên trên thực quản làm kích thích các đầu mút sợi thần kinh ở niêm mạc thực quản. Cường độ đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi nằm hoặc là cúi gập người.
  • Khó nuốt: Do bệnh gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và làm cho đường kính thực quản bị thu hẹp. Chính vì thế mà người bệnh gặp phải cảm giác bị nuốt vướng, khó nuốt trong quá trình ăn uống.
  • Ho, khàn giọng: Đây là hệ quả của tình trạng acid trào ngược lên thực quản làm cho dây thanh quản bị tổn thương. 
  • Tiết nhiều nước bọt: Sở dĩ lượng nước bọt ở người bị trào ngược dạ dày thực quản phải tiết ra nhiều hơn so với mức bình thường là để trung hòa lại lượng acid từ dạ dày. Hiện tượng này sẽ làm cho không khí ra vào dạ dày tăng lên và sinh ra ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Đắng miệng: Do van môn vị hoạt động quá mức sẽ làm dịch mật trào ngược lên trên thực quản cùng với acid dịch vị. Người bệnh thường cảm thấy hiện tượng này vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
  • Khó thở: Đây là hệ quả của lượng acid trong dịch vị dạ dày bị dư thừa trào lên trên thực quản khiến cho niêm mạc thực quản bị kích thích hoặc là bị viêm. Tại đây sẽ xuất hiện tình trạng tạo áp lực chèn ép lên trên khí quản. Lúc này, bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm thấy khó thở.

Các triệu chứng trên đây sẽ có sự khác nhau ở mỗi người bệnh vì phụ thuộc vào độ tuổi, cơ địa và mức độ tiến triển của bệnh.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-gay-rat-luoi
Trào ngược dạ dày thực quản gây rát lưỡi do đâu?

2. Vì sao bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây rát lưỡi?

Bên cạnh các triệu chứng khô họng, đắng miệng, rát họng,…thì bệnh trào ngược dạ dày còn gây ra tình trạng rát lưỡi ở nhiều bệnh nhân, khó khăn trong quá trình ăn uống. Hiện tượng này có thể xảy ra một cách phổ biến ở mọi đối tượng bệnh nhân. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây rát lưỡi là gì?

Khi bị bệnh, acid dịch vị cùng với thức ăn bị tồn đọng trong dạ dày sẽ trào ngược lên đường hô hấp trên và khoang miệng. Lúc này, nếu như người bệnh không chú ý đến vấn đề vệ sinh miệng thì sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, tấn công vào niêm mạc lưỡi và gây ra tình trạng viêm.

Ngoài ra, lượng acid dịch vị trào lên thường xuyên cũng sẽ khiến cho niêm mạc lưỡi bị bào mòn dần dần, cộng với vi khuẩn tấn công vào sẽ gây ra tình trạng đau rát lưỡi. Tình trạng này nếu tiếp diễn trong thời gian dài là nguyên nhân khiến cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản bị rát lưỡi.

Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, chi phối cảm xúc cũng như chất lượng đời sống của người bệnh.

3. Một số biện pháp khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây rát miệng

Để khắc phục và giảm thiểu tình trạng rát lưỡi do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra thì trước hết người bệnh cần trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày. Đồng thời, áp dụng các giải pháp giúp xoa dịu cơn rát lưỡi, bằng các cách sau:

3.1. Vệ sinh răng miệng thường xuyên

  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc là các loại nước sát khuẩn răng miệng để súc miệng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cho khoang miệng trở nên thơm tho và ngăn ngừa những loại vi khuẩn có hại phát triển, gây ra các vấn đề về nướu, răng và lưỡi.
  • Cạo lưỡi bằng các dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng, mỗi tuần từ 2 – 3 lần để giúp loại bỏ được các bợn trắng, thức ăn dư thừa có trên bề mặt lưỡi và loại bỏ được các vi khuẩn có hại.

3.2. Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể

Uống từ 2 lít nước mỗi ngày để giúp tăng cường quá trình lưu thông tuần hoàn máu và khí huyết cho cơ thể. Đồng thời, uống nước còn giúp làm sạch và loại bỏ được các vi khuẩn ra khỏi khoang miệng.

3.3. Ngậm đá viên

Một trong những giải pháp giúp cải thiện cơn rát lưỡi tức thì đó là ngậm đá viên. Cảm giác lạnh của đá có thể giúp làm giảm cảm giác đau rát và giảm sưng, khiến cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Hơn thế, phần nước tan từ đá có thể giúp bù nước và ngăn cho lưỡi không bị khô. Bởi vì nếu lưỡi khô sẽ khiến cho cơn đau rát trở nên tồi tệ hơn.

3.4. Ăn sữa chua

Người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn sữa chua dạng lạnh để làm dịu bớt tình trạng đau rát lưỡi và giúp tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ điều trị tình trạng viêm lưỡi do bị trào ngược dạ dày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhai kẹo cao su hoặc là sử dụng các loại lá thảo dược giúp ức chế mùi hôi và giảm tình trạng viêm lưỡi.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-gay-rat-luoi-1
Dùng sữa chua

3.5. Sử dụng chanh

Sử dụng nước chanh pha loãng để súc miệng có thể giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và loại bỏ được các vi khuẩn có hại cho sức khỏe, đồng thời giúp chữa lành các vết thương ở trên bề mặt lưỡi. Người bệnh nên súc miệng với nước chanh pha loãng vào mỗi buổi sáng, kiên trì áp dụng từ 1 – 2 tuần để phát huy rõ công dụng của phương pháp này.

3.6. Nha đam

Dùng gel nha đam đã xay nhuyễn, ngậm trong miệng từ 3 – 5 phút cũng sẽ giúp giảm thiểu cơn đau rát, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại tại khoang miệng.

3.7. Tinh bột nghệ

Hoạt chất curcumin có trong thành phần của nghệ có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, chống viêm nhiễm và mang lại hiệu quả sát khuẩn tốt. Người bệnh có thể pha từ 1 – 2 thìa cà phê tinh bột nghệ vào trong 200ml nước ấm, dùng để súc miệng hoặc ngậm từ 3 – 5 phút mỗi ngày.

Bên cạnh đó, một số thói quen sinh hoạt cũng có thể cải thiện được tình trạng này đó là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh. Bổ sung thêm nhiều rau củ quả, hạn chế các món ăn gây ra tình trạng kích thích dạ dày, chứa chất bảo quản.
  • Tạo thói quen ăn chậm nhai kỹ, tuyệt đối không được bỏ bữa, cũng như không nên ăn quá no.
  • Rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe.
  • Dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh tình trạng căng thẳng, áp lực.
  • Nằm nghiêng sang bên trái, gối cao đầu khi ngủ.

4. Một số bệnh lý khoang miệng khác do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây nên

4.1. Bệnh nấm miệng

Nấm miệng là một trong những bệnh lý khoang miệng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra và rất dễ gặp. Sở dĩ bệnh lý này xuất hiện đó là bởi vì trào ngược dạ dày nhiều lần sẽ khiến cho bicarbonate có trong nước bọt không đủ để trung hòa được lượng acid với nồng độ cao. Ngoài ra, trong khi nằm ngủ, hiệu lực bảo vệ của trọng lực không có nên cơ thể cũng sẽ ngừng quá trình tiết và nuốt nước bọt. 

Tất cả những điều này sẽ khiến cho acid dịch vị dạ dày trào ngược lên làm bào mòn niêm mạc ở miệng và họng. Trong khi đó, dạ dày lại là nơi tiêu hóa thức ăn nên có nhiều vi sinh vật tồn tại ở trong. Việc trào ngược acid dịch vị ở dạ dày lên vô tình làm các vi khuẩn đi lên và gây mất cân bằng hệ vi sinh ở trong khoang miệng từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho nấm candida tăng sinh và phát triển và gây bệnh nấm miệng.

Người bị nấm miệng thường có các tổn thương màu kem trắng và hơi phồng ở bên trong miệng. Vị trí khu trú chủ yếu của tổn thương là ở lưỡi, má trong, nướu, vòm miệng hoặc cổ họng. Các tổn thương thường có hình như là phô mai, nếu như đánh răng mạnh hoặc cào xước có thể gây ra chảy máu, đau đớn. Ngoài ra, bệnh nấm miệng sẽ gây nên các triệu chứng như là: sưng đỏ lưỡi, hôi miệng, đau rát miệng khi ăn uống,…

4.2. Hôi miệng 

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây hôi miệng đó là bởi vì trong dạ dày có chứa nhiều loại vi khuẩn. Khi hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản sẽ khiến cho lượng thức ăn đang tiêu hóa dở và acid dịch vị đi lên theo.

Bên cạnh đó, bệnh trào ngược dạ dày diễn ra lâu ngày còn có thể gây ra bệnh viêm loét họng và thực quản. Vi khuẩn tồn tại ở vùng viêm loét này sẽ gây ra tình trạng hôi miệng.

Tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản thường kéo dài và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến cho người bệnh thiếu tự tin trong vấn đề giao tiếp. Muốn giải quyết được dứt điểm tình trạng này thì cách tốt nhất đó là tìm ra nguyên nhân gây bệnh và căn cứ vào đó để giải quyết thì mới có hiệu quả.

Như vậy, trên đây là những thông tin khái quát về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây rát lưỡi. Đây là một tình trạng phổ biến đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản. Tùy theo tình trạng của người bệnh sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7