GIẢI ĐÁP: Trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì?
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì và uống sao cho hiệu quả. Nếu lựa chọn sai loại thuốc điều trị bệnh, có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngày hôm nay, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu kỹ và trả lời câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- [Mách bạn] Top 7+ cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng mật ong hiệu quả
- Tìm hiểu về trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược dạ dày (GERD), là bệnh tại đường tiêu hóa, là tình trạng axit, dịch vị dạ dày hoặc dịch mất thoát ra khỏi dạ dày, kích thích và trào ngược lên niêm mạc thực quản.
Axit, dịch vị dạ dày kích thích dần hệ thống niêm mạc từ nhẹ đến nặng, gây ra cơn đau âm ỉ đến quặn thắt. Một số trường hợp cấp tính có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
2. Trào ngược dạ dày thực quản nguy hiểm như thế nào?
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Những biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản phổ biến là:
- Bó hẹp thực quản: Người bệnh rất dễ gặp phải triệu chứng này. Ban đầu, người bệnh có thể bị ho, xơ hóa thực quản, dẫn đến co rút thực quản, dẫn đến bó hẹp thực quản.
- Barrett thực quản: Đây là tình trạng các tế bào lót thực quản bị thay đổi màu sắc do tiếp xúc quá nhiều với axit, dịch vị dạ dày. Căn bệnh này được coi là tiền thân của ung thư thực quản. Tuy nhiên, chỉ có 1 tỷ lệ rất nhỏ những người bị trào ngược dạ dày thực quản tiến triển thành Barrett thực quản.
- Ung thư thực quản: Khi mắc Barrett thực quản thì khả năng dẫn đến ung thư thực quản cũng cao hơn, đây cũng là biến chứng hiếm gặp. Các triệu chứng của bệnh có thể nhận thấy như khó nuốt, nghẹn, trớ, đau xương ức, khàn tiếng, ho, đau ngực,… Thỉnh thoảng thấy xuất hiện hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên. Bệnh nhân ung thư thực quản có thể sút 5kg trong vòng 1 tháng, sau một thời gian bệnh, sức đề kháng bị giảm rõ rệt.
- Sưng viêm thực quản, gây hại đường hô hấp: Tình trạng này xuất hiện ở những người bị trào ngược dạ dày thời gian dài, do axit dạ dày trào ngược lên trên đường hô hấp gây ra tình trạng viêm họng, viêm xoang mũi,…
3. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản bao gồm các nguyên nhân xuất phát từ thực quản, dạ dày và ảnh hưởng từ các cơ quan khác trong cơ thể.
3.1. Nguyên nhân do thực quản:
- Suy cơ thắt dưới thực quản:
Cơ thắt dưới thực quản thuộc loại cơ thấp nhất tại thực quản được nối với dạ dày. Cơ thắt dưới thực quản sẽ giãn nở khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và được đóng kín lại ngăn không cho dịch vị, axit dạ dày trào ngược lên. Trong trường hợp trương lực cơ tại đây bị giảm, dịch vị dạ dày sẽ bị trào ngược lên thực quản.
Thông thường, khi có hiện tượng trào ngược của dịch vị dạ dày lên thực quản, thì dịch nhày, kết hợp với bicarbonat và nước bọt sẽ trung hòa 1 phần axit dịch vị. Theo nhu động ruột, sẽ đẩy phần dịch trào ngược quay trở lại dạ dày. Do đó, khi cơ thắt dưới thực quản bị suy, sẽ gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Một số yếu tố có thể gây suy cơ thắt dưới thực quản như các rối loạn nhu động ruột, sử dụng các thuốc kích thích thụ cảm thể beta, thuốc kháng Choline, các chất rượu bia, thuốc lá,…
- Thoát vị hoành: Cơ hoành là cơ dẹt, có hình vòm, giúp phân chia khoang ngực với khoang bụng. Cơ hoành góp phần tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản, ngăn cản tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Với những người bị thoát vị hoành, khả năng ngăn cản hiện tượng trào ngược dạ dày bị ảnh hưởng rõ rệt.
3.2. Nguyên nhân tại dạ dày
Một số nguyên nhân phải kể đến như:
- Ứ đọng thức ăn trong dạ dày.
- Tăng áp lực ổ bụng đột ngột.
3.3. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì có một số yếu tố khác cũng tác động đến việc gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản như:
- Căng thẳng, stress kéo dài: Việc này làm cho cơ thể tăng cường sản sinh Cortisol. Cortisol lại là chất làm tăng axit dạ dày, giúp tăng trương lực cơ trơn dạ dày, từ đó, làm trào ngược dịch vị. Ngoài ra, việc stress kéo dài gây ra có rối loạn nhu động thực quản, làm cho cơ thắt dưới thực quản bị nhạy cảm, khả năng giãn nở bị ảnh hưởng.
- Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: Những người ăn quá no, ăn khuya, ăn nhanh, ăn đồ chiên rán,… gây áp lực lên trương lực cơ của cơ thắt dưới thực quản, điều này làm suy yếu cơ này, gây ra những đóng mở bất thường, sau đó dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
- Béo phì: Cân nặng cũng tác động lên cơ chế dạ dày.
- Những yếu tố bẩm sinh, di truyền.
4. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ hơi là dấu hiệu rõ ràng và dễ thấy nhất khi nghĩ bắt đầu bị viêm loét dạ dày thực quản.
Ợ nóng gây ra cảm giác nóng rát chạy dọc từ dạ dày, qua ngực dưới, lan lên trên cổ.
Ợ chua thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thực hiện đánh răng. Cảm giác ợ chua thường kèm theo ợ hơi và ợ nóng.
Các triệu chứng này có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi nghỉ ngơi, cúi gập người hoặc ngủ vào ban đêm.
- Buồn nôn, nôn, khó nuốt
Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, nôn hay cảm giác ứ nghẹn thức ăn.
- Đau, tức ngực
Đây là triệu chứng mà rất dễ nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Người bệnh thường có cảm giác bị ai đó đè ép, đau thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay. Axit trào ngược kích thích các đầu sợi thần kinh tại bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau tại ngực.
- Khàn giọng và ho
Những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khàn giọng và ho nhiều. Nguyên nhân là do dây thanh quản tiếp xúc với axit dịch vị dạ dày, dẫn đến tình trạng sưng và viêm.
- Miệng tiết ra nhiều nước bọt
Những người mắc trào ngược dạ dày thực quản thường có cảm giác miệng tiết nhiều nước bọt hơn. Thực chất đây chỉ là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi miệng gặp phải vị chua dịch vị trào ngược lên. Nước bọt được tiết ra nhiều hơn để trung hòa lượng axit do quá trình trào ngược dạ dày.
- Đắng miệng
Thông thường, trào ngược dạ dày kéo theo cả dịch mật, khiến cho bệnh nhân có cảm giác đắng miệng. Hơn nữa, bệnh nhân có thể bị chán ăn, chảy máu đường tiêu hóa,…
5. Trào ngược dạ dày thực quản nên dùng thuốc gì?
Ngoài các biện pháp điều trị ngoại khoa, thì việc điều trị nội khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Mục tiêu của việc điều trị bằng thuốc là giúp điều trị khỏi hoàn toàn các triệu chứng của bệnh, làm lành các vết loét, thương tổn tại niêm mạc,…
Có 2 nhóm thuốc thường được kê là nhóm thuốc trung hòa axit và giảm tiết axit dạ dày.
Một số thuốc thường xuyên được kê đơn như:
- Omeprazol: Đây là thuốc thường nằm trong các đơn điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Omeprazol giúp giảm lượng axit dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng cũng như thương tổn tại dạ dày, thực quản,.. Ngoài ra, giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, nghẹt mũi, nổi mề đay, mẩn đỏ,…
- Thuốc Axit Alginic: Đây cũng là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nó tạo nên lớp màng bảo vệ ngăn cách giữa thực quản và dạ dày. Đồng thời, giúp trung hòa một lượng nhỏ axit còn sót lại trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các thương tổn do dịch vị dạ dày.
- Metoclopramide: Đây thuộc nhóm thuốc chuyên dụng để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày. Metoclopramide giúp giảm nhanh tình trạng khó tiêu, đầy hơi, ợ chua,… Giúp cải thiện tình trạng trào ngược axit, dịch vị lên thực quản thông qua cơ chế tăng nhu động đường ruột, giảm độ giãn phía trên dạ dày.
- Domperidon: Thuộc nhóm thuốc điều hòa nhu động cơ thắt dưới dạ dày thực quản. Domperidon giúp tăng áp lực cơ vòng ở đoạn dưới thực quản, từ đó, cải thiện chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Không sử dụng thuốc với người đã có tiền sự bị viêm dạ dày, tắc ruột hoặc bệnh lý khác liên quan đến gan thận,..
Hầu hết các thuốc kể trên đều có nhiều tác dụng không mong muốn. Do vậy, để hãy tham khảo và tuân thủ liều dùng và hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào điều trị trào ngược dạ dày thực quản.Như vậy, để nắm rõ và điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản, người bị trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì và uống như thế nào đã có câu trả lời. Chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng