Tìm hiểu về trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là tình trạng thường gặp, nếu không có biện pháp xử lý có thể gây ra một số hệ luỵ. Chính vì vậy để trẻ phát triển khoẻ mạnh, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em để giúp con điều trị kịp thời. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!

XEM THÊM:

1. Thế nào là trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào trở lại lên thực quản. Đây là một tình trạng thường gặp ở mọi đối tượng cả trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn. Trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ em xảy ra có thể là sinh lý khi bệnh không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Hoặc cũng có thể là bệnh lý khi gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản và biến chứng lên đường hô hấp.

Sau khi trẻ nuốt, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống một ống dài là thực quản trước khi đi vào dạ dày. Chỗ thực quản nối với dạ dày có một số cấu trúc đặc biệt làm thực quản đóng lại, giúp thức ăn không bị trào ngược trở lên khi dạ dày co bóp, trong đó quan trọng nhất chính là cơ hoành và cơ vòng dưới thực quản.

Trong trường hợp, do sự bất thường trong cấu trúc cơ hoành như thoát vị hoành, hoặc thường gặp hơn là do cơ vòng dưới thực quản thường xuyên giãn ra trong lúc dạ dày đang co bóp mạnh mẽ, gây nên tình trạng luồng thức ăn bị trào ngược lên trên. Đó là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-em
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là tình trạng thường gặp

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

2.1. Phân loại trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em được chia làm 2 dạng chính:

  • Trào ngược do sinh lý: Là tình trạng thường gặp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, với biểu hiện bị trớ sữa, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra một cách bình thường, không có dấu hiệu còi cọc, không có triệu chứng khò khè. Và thông thường tình trạng này không có gì đáng ngại và sẽ triệu chứng giảm dần khi trẻ được 1 tuổi.
  • Trào ngược do bệnh lý: Trường hợp trẻ em sau 1 tuổi vẫn có dấu hiệu bị trớ, tăng cân chậm, biếng ăn, có dấu hiệu suy dinh dưỡng… thì có thể đang mắc một số bệnh lý. Trường hợp cha mẹ nên đưa con đi thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau.

2.2. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

  • Hệ tiêu hóa còn yếu: Trẻ em có hệ tiêu hóa còn yếu, nhất là trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản đóng mở chưa ổn định nên thức ăn dễ bị trào ngược lên thực quản, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Ngoài ra, trẻ em từ 1 – 2 tháng tuổi, dạ dày còn nằm ngang nên cũng có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thói quen xấu khi ăn: Những trẻ vừa ăn vừa vận động, xem tivi, điện thoại hay đọc sách… dễ dẫn đến không khí bị lưu giữ trong đường ruột của trẻ hoặc ăn quá no cũng khiến cho trẻ bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Do chế độ ăn uống: Hệ tiêu hóa của trẻ khá nhạy cảm, nếu sử dụng những thực phẩm khó tiêu hóa hoặc đồ uống có hại như: đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán, đồ uống có ga… có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, sản sinh dư thừa axit và dễ bị đẩy ngược lên thực quản, khiến trẻ khó chịu.
  • Trẻ uống ít nước: Trẻ lười uống nước hoặc thường uống sữa thay nước sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do áp lực trong học tập: Việc học tập dễ làm trẻ bị căng thẳng, áp lực và lo lắng. Tuy không phổ biến nhưng nguyên nhân này có khả năng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em.

3. Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường xuất hiện với các triệu chứng sau đây:

  • Buồn nôn, ói hoặc ọc sữa ra nhiều, qua cả đường miệng và mũi. Hoặc buồn nôn và nôn khi ăn. 
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, đêm ngủ không ngon.
  • Chậm tăng cân, nặng hơn là suy dinh dưỡng, thiếu máu kéo dài.
  • Ở những trẻ lớn hơn, có thể đau phía sau xương ức, kèm triệu chứng ợ nóng.
  • Hơi thở hôi, mòn răng: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản dịch vị, acid và thức ăn trong dạ dày kèm khí bị đẩy lên thực quản gây ra triệu chứng ợ nóng, ợ chua và tạo ra tình trạng hôi miệng, mòn răng.
  • Đau rát, nóng phần thượng vị khi các cơn trào ngược diễn ra liên tục
  • Khó nuốt: Acid và dịch vị dư thừa khi bị trào ngược và cọ xát vào thực quản nhiều lần khiến phần tiếp xúc bị phù nề, viêm. Do đó khi trẻ nuốt thức ăn sẽ cảm thấy đau buốt, lười ăn và quấy khóc.
  • Các biến chứng ở đường hô hấp có biểu hiện như ho, khò khè, có khi thở tím tái. Trẻ có thể phải nhập viện vì viêm phổi hay các cơn ngừng thở, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ nếu không phát hiện kịp thời.

Xem thêm >>> Ung thư dạ dày có lây không?

4. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, trẻ sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày gây ra, đó là:

  • Biến chứng về tiêu hóa: Viêm thực quản xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng lớn đến hoạt động ăn uống của trẻ. Nặng nhất là barrett thực quản – là tình trạng thực quản bị viêm, đường thực quản hẹp khiến cho việc lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày gặp rất nhiều khó khăn.
  • Biến chứng về hô hấp: Biến chứng này khiến trẻ sẽ dễ bị khò khè, ho kéo dài và điều trị thông thường sẽ không giúp trẻ thuyên giảm các triệu chứng. Trường hợp nặng hơn, trào ngược dạ dày ở trẻ em còn liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ.
  • Biến chứng về răng miệng và tai – mũi – họng: Những trẻ em bị trào ngược bệnh lý có thể gây ra viêm tai, viêm xoang, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, mòn răng, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển về hành vi của trẻ.
  • Ngoài ra, bệnh tiến triển nặng còn gây ra rối loạn thần kinh, xuất huyết thực quản, xuất hiện mô sẹo trong thực quản, hình thành khối polyp trong thực quản, làm thu hẹp thực quản. 

5. Trào ngược dạ dày ở trẻ em khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi có các dấu hiệu sau cha mẹ cần đưa đi khám ngay:

  • Nôn nhiều lần và nôn ra máu.
  • Tiêu chảy, đi tiêu ra máu.
  • Trẻ quấy khóc kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ uống.
  • Trẻ bị viêm phổi.
  • Trẻ chậm tăng cân.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị nôn dữ dội sau mỗi lần bú.
  • Trẻ có dấu hiệu lừ đừ.

Trẻ lớn cần đi khám khi có các dấu hiệu bao gồm:

  • Nôn nhiều lần, đặc biệt là nôn ra máu hoặc trẻ bị sụt cân nhanh.
  • Trẻ thường xuyên bị ợ nóng hoặc đau ở vùng giữa ngực và cổ họng.
  • Trẻ bị đau hoặc khó nuốt, có cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
  • Trẻ gặp các vấn đề về hô hấp như thở khò khè, ho mãn tính hoặc khàn giọng.
  • Trẻ bị viêm phổi tái phát.
trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-em-1
Cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện để đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm tránh biến chứng nguy hiểm

6. Biện pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thường được thực hiện dựa trên các biểu hiện lâm sàng như ói hay ọc sữa sau ăn, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, chán ăn … và thăm khám lâm sàng của bác sĩ. 

Nếu trẻ vẫn phát triển thể chất bình thường thì không cần chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng. Bác sĩ có thể chỉ định một số các xét nghiệm như:

  • Siêu âm: Để phát hiện các bệnh lý gây trào ngược dạ dày thực quản như hẹp môn vị.
  • Xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu: Giúp loại trừ hoặc xác định các nguyên nhân khác gây ra tình trạng ói và chậm tăng cân của trẻ.
  • Đo pH thực quản: Giúp xác định nồng độ acid trong thực quản của trẻ.
  • Chụp phim X-quang: Nhằm phát hiện các dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa nếu có hiện tượng tắc nghẽn.
  • Nội soi dạ dày thực quản: Bác sĩ có thể lấy các mẫu mô để phân tích. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nội soi dạ dày thực quản được thực hiện dưới hình thức gây mê.

7. Tìm hiểu phương pháp có thể điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 

Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ phổ biến hiện nay bao gồm:

7.1. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Chia nhỏ lượng sữa trong mỗi cữ bú của trẻ, khoảng 30 – 60ml/lần. Với những trẻ bú nhiều hơn 60ml/lần, thì sau đó cha mẹ tiếp tục ẵm trẻ ở tư thế đầu cao và giúp trẻ ợ hơi bằng cách vỗ nhẹ vào lưng trẻ, sau đó cho trẻ bú tiếp. Tuy nhiên, không nên vác trẻ lên vai vì có thể sẽ làm trẻ bị ọc sữa do tư thế này làm chèn ép dạ dày, có thể cho trẻ ngồi lên đùi và vỗ nhẹ.
  • Có thể làm cho sữa đặc hơn bằng cách pha thêm bột gạo hoặc bột ngũ cốc vào sữa mẹ hoặc sữa công thức, sẽ giúp lượng sữa mỗi lần bú của trẻ giảm đi. Nhờ đó, lượng sữa trong dạ dày của trẻ cũng giảm, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày trẻ em. Khi pha thêm bột vào sữa, cha mẹ cần lưu ý sử dụng những núm vú có lỗ rộng hơn để giúp sữa chảy ra được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
  • Khi trẻ bú xong, cha mẹ nên đặt trẻ nằm với tư thế đầu cao hơn với mặt giường khoảng 30 độ, để giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em.
  • Sử dụng núm vú giả với kích thước phù hợp, núm vú quá to hoặc quá nhỏ cũng có thể làm trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày khi bú. 
  • Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, cha mẹ nên giảm các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, thịt bò và trứng nếu đang cho con bú. Hoặc đổi sang loại sữa khác nếu đang nuôi con bằng sữa công thức.

Đối với trẻ lớn:

  • Cha mẹ cần tránh các thức ăn, đồ uống có tính kích thích dạ dày như: thức ăn có vị chua, cay, cà phê, chocolate… vì sẽ làm triệu chứng trào ngược trở nên nặng nề thêm.
  • Ngoài ra, có một số trẻ lớn bị dị ứng với đạm sữa bò, nếu trẻ đang được uống sữa công thức và có biểu hiện trào ngược dạ dày, thì cha mẹ nên đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn.
trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-em-2
Cách điều trị hiệu quả nhất là cha mẹ cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt giúp cải thiện triệu chứng cho trẻ

Xem thêm >>> Ung thư dạ dày có nên mổ không?

7.2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em với thuốc

Thông thường, bác sĩ sẽ không chỉ định sử dụng thuốc Tây y cho trẻ vì có chứa tác dụng phụ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả thăm khám nếu các triệu chứng của trẻ ở giai đoạn cần phải dùng thuốc, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị sau:

Thuốc kháng axit

  • Thuốc kháng axit có tác dụng ức chế quá trình tiết axit trong dạ dày, cũng như kiểm soát lượng axit ở mức cần thiết tránh tình trạng dư thừa.
  • Một số loại thuốc kháng axit thường được bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ em bao gồm: Alka-Seltzer, Rolaids, Maalox, Mylanta…

Thuốc kháng thụ thể H2

  • Thuốc kháng thụ thể H2 cũng được dùng để hạn chế dạ dày tiết axit và làm giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày trẻ em.
  • Các loại thuốc trong nhóm kháng thụ thể H2 thường dùng là: Cimetidine, Nizatidine, Famotidine, Ranitidine…

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

  • Các loại thuốc PPIs có tác dụng làm giảm lượng axit dạ dày và có tác dụng giảm hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản tốt sơn so với khi dùng thuốc kháng thụ thể H2.
  • Các loại thuốc PPIs thường được dùng điều trị chứng trào ngược ở trẻ đó là: Esomeprazole, Lansoprazole, Omeprazole…

Cha mẹ lưu ý: Các loại thuốc Tây y đều có ít nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, phụ huynh tuyệt đối phải tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ điều trị.

7.3. Phương pháp phẫu thuật 

Trong trường hợp triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không có dấu hiệu cải thiện khi sử dụng thuốc, thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn biến chứng. Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương khi phẫu thuật, vì vậy chỉ nên áp dụng phương pháp này khi thực sự cần thiết.

7.4. Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em tại nhà

Nếu trẻ xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian giúp giảm trào ngược sau đây:

  • Dùng mật ong và nghệ vàng: Nghệ vàng có chứa nhiều hoạt chất Curcumin chống acid và làm lành các ổ loét dạ dày rất tốt nên được dân gian ưa dùng để điều trị bệnh dạ dày. Dùng cho trẻ em trên 1 tuổi, cha mẹ hãy nghiền nát nghệ hoặc dùng bột nghệ trộn đều với mật ong rồi cho trẻ ăn trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.
  • Lá bạc hà có tác dụng giúp giảm viêm, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ở trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Cho bé uống trà lá bạc hà hàng ngày, mỗi ngày nên từ 2 – 3 lần để giảm nhanh chứng bệnh. Hoặc kết hợp sử dụng tinh dầu bạc hà và dầu oliu để massage vùng bụng của trẻ nhỏ. Mỗi ngày nên massage bụng cho trẻ khoảng 2 lần, kiên trì áp dụng các triệu chứng trào ngược sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Giấm táo  có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, do đó được dân gian sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Cha mẹ có thể pha 1/2 thìa giấm táo với 1 cốc nước ấm, khuấy đều rồi cho trẻ uống mỗi ngày. Hoặc có thể cho thêm 1 thìa mật ong vào.Tuy nhiên cha mẹ không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây một số tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 
  • Sử dụng dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa acid lauric giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, có khả năng giảm viêm hiệu quả do trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Cha mẹ pha 1/2 thìa dầu dừa nguyên chất với cốc nước ấm, khuấy đều rồi cho trẻ uống hàng ngày. Ngoài ra, cũng có thể dùng dầu dừa kết hợp cùng với dầu gừng để massage vùng bụng cho trẻ mỗi ngày.
  • Củ gừng: Rửa sạch gừng, thái thành từng lát nhỏ và cho vào nước đun sôi. Sau đó pha nước gừng với mật ong, cho trẻ uống sau bữa ăn. Cha mẹ kiên trì làm như vậy một thời gian sau sẽ thấy hiệu quả chữa trào ngược dạ dày ở trẻ em.
  • Dùng lá nha đam: Phần gel của lá nha đam có chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau rất tốt đối với người bị trào ngược dạ dày. Cha mẹ hãy gọt sạch vỏ xanh bên ngoài rồi lấy phần ruột bên xay nhuyễn với nước, sau đó lọc lấy nước và cho trẻ uống trước bữa ăn 30 phút sẽ cải thiện được triệu chứng trào ngược.
  • Dùng trà hoa cúc: Cha mẹ lấy một thìa hoa cúc khô pha với 1 cốc nước nóng rồi để nguội và cho trẻ uống hàng ngày. Cứ kiên trì làm như vậy một thời gian sau trẻ sẽ giảm triệu chứng trào ngược hiệu quả.

Các biện pháp dân gian kể trên thực hiện rất đơn giản nhưng không mang lại hiệu quả ngay tức thời. Do vậy, cha mẹ nên áp dụng thường xuyên để trị hết chứng trào ngược ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng các biện pháp trên đối với trẻ dưới 1 tuổi. 

8. Biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ em

Để phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Lưu ý khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ không quá gần nhau.
  • Trẻ ăn xong không nên cho đi ngủ ngay, mà ăn xong từ 1 – 2 tiếng mới cho trẻ ngủ. 
  • Tránh cho trẻ mặc quần áo quá chật, hãy chuẩn bị cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi và thoải mái.
  • Chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa ăn nhỏ, kèm theo thức ăn nhẹ để hỗ trợ đường tiêu hóa.
  • Không đu đưa bé sau khi ăn, bởi vì thức ăn hoặc sữa đang trong giai đoạn tiêu hóa ở dạ dày, nếu đung đưa trẻ quá mạnh có thể khiến cho thức ăn dễ trào ngược ra ngoài.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất axit kích thích dạ dày gây hại cho sức khỏe như: thực phẩm cay nóng, nước ngọt, chất béo, caffein…
  • Sau mỗi bữa ăn nên bế trẻ (đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) ở tư thế thẳng đứng ít nhất 30 phút, tránh để trẻ nằm xuống giường ngay.
  • Không nên cho trẻ bú sữa ở tư thế nằm ngang, mà hãy đặt bé theo tư thế đầu cao 30 độ và duy trì tư thế này cả trong lúc ngủ. Hoặc có thể cho trẻ nằm nghiêng bên trái để giảm triệu chứng ợ hơi và ợ nóng.

Chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là bệnh lý làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến cho trẻ có thể chậm tăng cân, chậm phát triển hơn so với những bé cùng tuổi. Vì vậy, khi tình trạng bệnh của bé kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị ngay. .

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7