Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì để điều trị hiệu quả?
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người đang mắc phải. Bệnh trào ngược dạ dày không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn mang đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác nếu không điều trị sớm. Vậy với thắc mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì, bài viết dưới đây của GHV KSol sẽ tổng hợp những loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phổ biến và hiệu quả.
XEM THÊM:
- Phương pháp 4T giúp tôi chiến thắng ung thư
- [Chuyên gia tư vấn] Trào ngược dạ dày ăn ổi được không?
- Bị trào ngược dạ dày ăn bơ được không? Ăn như thế nào?
1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng xảy ra khi lượng acid dịch vị trong dạ dày dư thừa và trào ngược lên thực quản. Tình trạng này thường xuyên diễn ra sẽ khiến cho thực quản bị tổn thương, gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Triệu chứng của trào ngược dạ dày đó là: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng; buồn nôn và nôn; miệng đắng, tiết nước bọt nhiều; đau tức vùng ngực; khó nuốt thức ăn; khan tiếng, ho…
Dưới đây là một trong các nguyên nhân gây bệnh phổ biến khiến dạ dày bị trào ngược thực quản:
- Thói quen ăn uống: Do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, ăn quá no, vận động hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn… là những thói quen xấu gây trào ngược dạ dày thực quản.
- Stress: Tâm lý căng thẳng, áp lực quá độ cũng là nguyên nhân khiến cơ thể sản sinh hoạt chất cortisol – một yếu tố làm tăng tiết axit dịch vị dạ dày.
- Lạm dụng thuốc: Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh không chỉ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày mà còn gia tăng tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
- Bệnh lý: Mắc một số bệnh dạ dày phổ biến như: viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, phù nề dạ dày… chính là thủ phạm gây nên hiện tượng trào ngược.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày có lây không?
2. Các nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày phổ biến:
- Thuốc kháng axit: Là các loại thuốc chứa dược chất kiềm, có tác dụng trung hòa acid dạ dày dịch vị, giảm độ chua trong dạ dày.
- Thuốc chẹn H2: Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng ức chế tác động của các tế bào ở dạ dày, đồng thời giảm sự sản xuất axit dịch vị.
- Thuốc ức chế bơm proton: Được sử dụng để điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày, cũng như làm giảm lượng axit dịch vị và ngăn ngừa hiện tượng viêm loét dạ dày.
- Thuốc làm rỗng dạ dày: Các loại thuốc này có tác dụng kích thích tiêu hóa, tránh tình trạng thức ăn bị ứ đọng quá lâu trong dạ dày.
- Chất tạo bọt: Nhờ cơ chế tạo lớp gel kháng lại acid, thuốc có chứa chất tạo bọt giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Thuốc tăng co bóp thực quản: Giúp làm tăng trương lực của cơ thắt thực quản dưới, đồng thời tăng co bóp thực quản.
3. Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì – Các loại thuốc tây
Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp. Trong đó, những loại thuốc dưới đây là phổ biến nhất bởi tính an toàn và hiệu quả cao.
3.1. Thuốc Gaviscon
Đây là loại thuốc được hầu hết người bệnh bị các bệnh lý về dạ dày ưu tiên lựa chọn. Sản phẩm được điều chế dạng hỗn dịch màu trắng sữa, thơm và rất dễ uống.
Cơ chế hoạt động của Gaviscon khi đi vào dạ dày sẽ tạo thành lớp gel kháng axit, làm lành niêm mạc dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu. Tuy nhiên, thuốc chống trào ngược Gaviscon chỉ có tác dụng trong khoảng 4h, do đó người bệnh nên tìm kiếm các biện pháp điều trị dứt điểm mà không nên quá phụ thuộc vào thuốc.
Cách sử dụng thuốc Gaviscon:
- Đối với thuốc Gaviscon dạng uống, người bệnh nên lắc đều túi thuốc trước khi sử dụng. Sau đó uống trực tiếp và tráng miệng bằng nước lọc để đưa thuốc xuống dạ dày một cách nhanh hơn.
- Không được uống thuốc Gaviscon với các loại đồ uống khác như rượu bia, nước ngọt có gas, nước tăng lực.
- Người lớn dùng 10 – 20ml/ lần uống, sử dụng tối đa 4 lần/ ngày.
- Trẻ nhỏ liều dùng bằng 1/2 người lớn.
- Nên uống thuốc Gaviscon sau các bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Chống chỉ định: Thuốc điều trị trào ngược dạ dày Gaviscon khá an toàn, lành tính với cả phụ nữ đang mang thai nhưng không thích hợp với những đối tượng sau đây:
- Người bị dị ứng với thành phần của thuốc.
- Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ không mong muốn: co thắt phế quản, sốc phản vệ do dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa.
Xem thên >>> Ung thư dạ dày có nên mổ không?
3.2. Thuốc Metoclopramide
Thuốc Metoclopramide chuyên điều trị các bệnh lý về dạ dày trong đó bao gồm bệnh trào ngược dạ dày. Thuốc này được sử dụng trong điều trị bệnh ngắn hạn để cải thiện tốt các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi. Thuốc Metoclopramide có tác dụng giúp tăng nhu động ruột, giảm độ giãn ở phần trên của dạ dày. Điều này sẽ giúp cho dạ dày tiêu hóa được thức ăn một cách nhanh chóng, cải thiện trào ngược axit dạ dày lên thực quản.
Cách sử dụng thuốc
- Mỗi lần dùng 10 – 15mg, mỗi ngày uống 4 lần.
- Sử dụng trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
- Không nên sử dụng thuốc quá 12 tuần vì có thể gây tác dụng không mong muốn.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân có tiền sử bị động kinh, thủng dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày.
- Không nên sử dụng cho người bị mẫn cảm và dị ứng với thành phần của thuốc.
Khi sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Gây ảo giác, buồn nôn, tim đập nhanh, khó thở, sưng phù đường thở, khó chịu, bồn chồn.
3.3. Thuốc Yumangel
Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản chữ Y (Yumangel) là thuốc được điều chế dưới dạng sữa, vị nhạt và thơm dễ uống. Yumangel giúp giảm nhanh các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau dạ dày hiệu quả ngay lập tức.
Nhờ khả năng tạo lớp phủ niêm mạc bền vững, thuốc ngăn dạ dày tiết axit dư thừa và hạn chế tác động tiêu cực của axit đối với niêm mạc. Yumangel được người bệnh ưu ái sử dụng rất nhiều bởi tính hiệu quả, an toàn và chi phí tiết kiệm.
Cách dùng:
- Thuốc Yumangel được sử dụng uống vào trước hoặc sau các bữa ăn khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng.
- Mỗi lần uống người bệnh sử dụng 1 gói hoặc uống mỗi khi đau nhưng không quá 4 gói/ngày.
- Trẻ em sử dụng 1/2 gói thuốc mỗi lần uống (bằng một nửa đối với người lớn).
Chống chỉ định: Những đối tượng sau không nên sử dụng thuốc Yumangel để điều trị trào ngược dạ dày thực quản:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người đang bị rối loạn chức năng gan thận.
- Người đang gặp vấn đề về tim mạch không nên sử dụng thuốc.
- Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú cần theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng: tiêu chảy, táo bón, tắc ruột.
3.4. Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì? – Thuốc Omeprazol
Thuốc Omeprazol được dùng phổ biến trong điều trị bệnh dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc này có công dụng làm giảm lượng acid có trong dạ dày giúp tránh tình trạng ợ nóng, giảm tổn thương thực quản do acid dạ dày gây ra, đồng thời giảm tình trạng đắng miệng, sâu răng… Ngoài ra, thuốc còn giúp chữa lành những thương tổn ở vùng niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày bởi tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài gây ra.
Cách sử dụng:
- Khi mới sử dụng thuốc lần đầu, người bệnh chỉ nên uống 20mg/ lần/ ngày và uống trước bữa ăn. Tuy nhiên, nếu bệnh trào ngược dạ dày của bạn diễn ra ở mức nghiêm trọng thì có thể sử dụng với liều lượng 400mg/ngày.
- Thông thường, thuốc Omeprazol được bác sĩ điều trị khuyên dùng từ 10 – 20 mg/ngày.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ở một số trường hợp như:
- Cảm giác đau đầu, chóng mặt.
- Người bệnh có thể gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
- Gặp phải tình trạng nghẹt mũi, đau họng.
- Có thể bị nổi mề đay mẩn đỏ…
3.5. Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? – Thuốc Axit Alginic
Thuốc Axit Alginic là một trong những loại thuốc giúp điều trị trào ngược dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay, sử dụng thuốc sẽ giúp tạo dựng một lớp màng bảo vệ ngăn cách giữa dạ dày và thực quản. Đồng thời, thuốc còn giúp trung hòa lượng axit dư còn sót lại ở dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự bào mòn gây nên bởi axit dịch vị.
Cách sử dụng:
- Người bệnh sử dụng từ 1 – 2 viên/ngày chia làm 4 lần uống.
- Nên uống thuốc 30 phút trước các bữa ăn.
- Để hạn chế tình trạng khô miệng, người bệnh nên uống nhiều nước khi uống thuốc.
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp:
- Đau đầu, chóng mặt.
- Ho
- Có cảm giác buồn nôn và nôn.
- Tạm thời bị mất chu kỳ kinh nguyệt.
- Có thể bị nổi mề đay.
- Rối loạn tiêu hóa…
Nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc, bạn hãy báo với bác sĩ điều trị để được đánh giá mức độ tác động của thuốc và đưa ra phương án điều trị hợp lý nhất.
Khi sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Không nên sử dụng thuốc khi bạn đang trong quá trình mang thai hoặc cho con bú.
- Những bệnh nhân có tiền sử bị tiêu chảy, bệnh về gan, thận, viêm ruột thừa…
- Sử dụng thuốc Axit Alginic khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
3.6. Thuốc Domperidon
Domperidon là thuốc nằm trong nhóm thuốc điều hòa nhu động cơ thắt dạ dày và thực quản. Hoạt động theo cơ chế kháng Dopamin có tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản, giúp làm giảm chứng trào ngược dạ dày một cách hiệu quả.
Liều dùng và cách sử dụng:
- Thuốc Domperidon nên sử dụng từ 10 – 20mg mỗi ngày, và chia làm 3 lần uống.
- Uống thuốc trước khi ăn khoảng 30 phút.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải:
- Đau đầu.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Dị ứng và nổi mề đay.
- Mệt mỏi.
- Khô miệng.
- Gây rối loạn kỳ kinh nguyệt tạm thời ở nữ giới.
Tùy theo cơ địa của mỗi người, thuốc Domperidon có thể gây ra những tác dụng phụ khác nhau. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng và nên chủ động trao đổi với bác sĩ điều trị nếu có các tương tác thuốc. Ngoài ra, cần lưu ý không dùng thuốc Domperidon với người có tiền sử mắc bệnh viêm dạ dày, loét niêm mạc, tắc ruột, mắc các bệnh liên quan đến gan, thận…
Xem thêm >>> Triệu chứng, cách chữa trị ung thư dạ dày giai đoạn 3
3.7. Viên uống L-Lysine hỗ trợ hệ tiêu hóa
L-Lysine là một loại axit amin cần thiết nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được. Do vậy, người bị trào ngược dạ dày cần phải tự bổ sung thông qua các sản phẩm bên ngoài, từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Ví dụ như viên uống L-Lysine của Puritan’s Pride của Mỹ.
Cách sử dụng:
- Người dùng uống 2- 4 viên/ ngày.
- Hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn
Tác dụng:
- Bổ sung axit amin cho cơ thể khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
- Giảm tình trạng trào ngược dạ dày, kích thích ăn ngon miệng, nâng cao quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Chống chỉ định: Viên uống L-Lysine không phù hợp với phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ.
3.8. Viên uống hỗ trợ hệ tiêu hóa Multi Enzyme Formula Puritan’s Pride
Trào ngược dạ dày thường xuyên khiến cơ thể người bị bệnh suy nhược và dễ mắc các bệnh lý khác về đường tiêu hóa. Viên uống Multi Enzyme Formula của Puritan’s Pride được nhiều người tiêu dùng lựa chọn trong chăm sóc sức khỏe bởi những chức năng hữu hiệu về cải thiện tiêu hóa, đường ruột và nâng cao thể chất hiệu quả.
Công dụng:
- Viên uống cung cấp nhiều loại men tiêu hóa cho cơ thể như: Pepsin, Amylase, Cellulose và một số loại men khác, giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất như protein, lipid được đưa vào cơ thể thông qua các bữa ăn hàng ngày.
- Tăng cường chuyển hóa và khả năng hấp thụ: Trong thành phần của viên uống có Betaine Hydrochloride (Betaine HCl) và amylase là dưỡng chất và enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy các quá trình chuyển đổi chất diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Cách dùng:
- Sử dụng 2 viên/ ngày, uống trực tiếp với nước, không nhai.
- Nên uống trước và sau bữa ăn trong khoảng 1,5 – 2 tiếng.
- Những người bị rối loạn dịch vị dạ dày nên sử dụng trước bữa ăn.
Để yên tâm hơn khi sử dụng viên uống, người dùng có thể liên hệ tới các chuyên gia y tế và bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết nhất.
3.9. Nhóm thuốc Maalox, Gastropulgite
Nhóm thuốc này có tính bazơ tự nhiên, cải thiện acid trong dạ dày và làm lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày và thực quản. Maalox được điều chế dưới dạng viên nén, còn Gastropulgite được sản xuất ở dạng bột.
Cách sử dụng: Thuốc Maalox, Gastropulgite được dùng cụ thể như sau:
- Maalox: Người bệnh nhai thuốc từ 1 – 2 viên sau mỗi bữa ăn hoặc những khi cơn đau xuất hiện. Không sử dụng quá 6 lần/ ngày và không uống quá 12 viên.
- Gastropulgite: Được dùng để pha với nước uống, mỗi ngày người bệnh sử dụng từ 2 – 4 gói thuốc.
Tác dụng phụ thường gặp: Thuốc chống trào ngược dạ dày Maalox, Gastropulgite có thể gây nên những tác dụng không tốt cho cơ thể khi sử dụng:
- Đau bụng.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Táo bón.
- Thiếu Phosphate.
- Phù mặt, môi, họng, lưỡi.
- Khó thở, tức ngực.
Chống chỉ định:
- Không sử dụng thuốc đặc trị trào ngược dạ dày Maalox, Gastropulgite cho người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trong Maalox có chứa Magnesium, đặc biệt không tốt cho người bị suy thận nặng.
- Nhóm thuốc này không dùng cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú vì gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
3.10. Thuốc dạ dày chữ P – Phosphalugel
Với những người bị trào ngược dạ dày thực quản thì không thể không biết thuốc chữ P trào ngược dạ dày, có tên gọi đầy đủ là Phosphalugel. Thuốc có tác dụng làm giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày. Từ đó có thể khắc phục các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, đau, bỏng rát, khó chịu ở dạ dày và thực quản do acid gây ra.
Liều dùng thuốc chữ P trào ngược dạ dày:
- Người lớn có thể uống 1 – 2 gói/lần và uống 2 – 3 lần/ngày.
- Trẻ em có thể uống 1/2 gói trên 4 cữ ăn.
Cách dùng thuốc chữ P trào ngược dạ dày:
- Có thể uống sau khi ăn 1 – 2 giờ và uống trực tiếp một cách tiện lợi, nhanh chóng, không cần phải pha loãng với nước.
Tác dụng phụ của thuốc: Táo bón là tác dụng phụ thường gặp nhất, người bệnh nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày phải kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả?
3.11. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày Sucralfate
Một trong những thuốc điều trị trào ngược dạ dày được nhiều người tin dùng đó là Sucralfate. Thuốc có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, làm lành các vết viêm loét dạ dày, đặc biệt hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược thực quản hiệu quả.
Liều dùng của thuốc Sucralfate phụ thuộc vào tình trạng và độ tuổi của người bệnh.
- Người lớn có thể uống 1 gói/lần và uống 4 lần/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi, nên theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng:
- Thời điểm uống thuốc tốt nhất là khi bụng đói, buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tác dụng phụ: Phổ biến nhất là chứng táo bón.
3.12. Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì? – Thuốc dạ dày Mộc Hoa
Thuốc dạ dày Mộc Hoa được chiết xuất từ thành phần thảo dược thiên nhiên bao gồm: cao hoàng liên, cao cam thảo, cao mẫu lệ, cao chỉ xác, cao bạch thược, cao mộc hương, cao tam thất… Có công dụng rất tốt để hồi phục các vết thương do viêm loét dạ dày. Đồng thời giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng và các cơn đau do trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kiểm soát và tiêu diệt các vi khuẩn HP gây đau dạ dày.
Liều dùng thuốc dạ dày Mộc Hoa:
- Liều dùng dành cho người lớn: Dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 gói.
- Liều dùng dành cho trẻ em: Dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 gói.
- Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, liệu trình điều trị nên kéo dài tối thiểu 1 tháng (người bệnh nhẹ) và 2 – 3 tháng (người bệnh nặng).
Cách dùng: Nên pha thuốc với nước ấm và uống trước khi ăn khoảng 30 phút.
3.13. Các loại thuốc dạ dày Nhật Bản
Ngoài các loại thuốc kể trên, thì Nhật Bản sản xuất và cung cấp nhiều loại thuốc trào ngược dạ dày với hiệu quả cao, có thể kể đến như:
Thuốc dạ dày Sebuberu Eisai
Sebuberu Eisai là thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả của Nhật Bản với khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa các chất béo trong dạ dày hiệu quả. Dùng thuốc sẽ giúp giảm lượng axit trong dạ dày đáng kể và cải thiện được chứng trào ngược dịch vị axit. Không những vậy, thuốc còn tiêu diệt vi khuẩn HP và làm tăng dịch nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, thuốc có thể làm giảm các cơn đau dạ dày, giúp các vết loét dạ dày nhanh lành hơn và cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Liều dùng: 3 lần/ngày và mỗi lần 1 viên.
- Cách dùng: Thời điểm uống tốt nhất là sau khi ăn.
- Lưu ý: Những trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh gan và dị ứng với thành phần của thuốc thì không nên sử dụng.
Thuốc dạ dày Nhật Bản MMSC Kyabeijin Kowa
Thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày, trong đó nổi bật nhất là bệnh đau dạ dày, bệnh viêm loét dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, ăn không tiêu hoặc thường xuyên bị buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi… cũng có thể sử dụng thuốc dạ dày Nhật Bản MMSC Kyabeijin Kowa để cải thiện bệnh.
Liều dùng:
- Trẻ em từ 8 – 15 tuổi: 1 viên/lần, 3 lần/ngày.
- Trẻ em trên 15 tuổi và người lớn: 2 viên/lần, 3 lần/ngày.
Cách dùng:
- Nên uống thuốc cùng với nước ấm và uống trước khi ăn khoảng 20 – 30 phút.
Thuốc dạ dày Lion Sacrifice
Đây là thuốc dạ dày Nhật Bản được người dùng đánh giá cao ở tính hiệu quả và an toàn. Lion Sacrifice có khả năng cắt giảm các cơn đau dạ dày nhanh chóng. Đồng thời, cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhờ khả năng ức chế quá trình tiết axit dạ dày và gia tăng dịch nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
- Liều dùng: Uống 3 viên/lần và 3 lần/ngày.
- Cách dùng: Uống với nước ấm, sau khi ăn 2 – 3 giờ.
- Lưu ý: Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Thuốc dạ dày Taisho Kampo
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Taisho Kampo không chỉ làm giảm các cơn đau dạ dày, mà còn cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, tăng cường sức khỏe cho dạ dày và thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa được tốt hơn.
Liều dùng:
- Trẻ em từ 5 – 15 tuổi uống 2 viên/lần, 3 lần/ngày.
- Trẻ em trên 15 tuổi và người lớn uống 4 viên/lần, 3 lần/ngày.
Lưu ý: Thuốc chống chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
4. Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì? – Các bài thuốc nam
Ngoài các thuốc kể trên, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể áp dụng các bài thuốc nam sau đây để chữa trị:
- Rau mương: Người bệnh dùng khoảng 40 rau mương tươi, rửa sạch, thái nhỏ và để ráo nước. Sau đó, đem rau mương đi sao vàng hạ thổ và sắc nước uống hàng ngày. Bài thuốc từ rau mương giúp giảm triệu chứng trào ngược và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP rất tốt.
- Chanh gừng: Bạn thái nhỏ một củ gừng và đun sôi cùng với 500ml nước trong khoảng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước gừng, để nguội bớt rồi pha thêm chút mật ong và nước cốt chanh vào. Người bị trào ngược dạ dày uống trà gừng trước bữa ăn khoảng 15 phút sẽ thấy triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể.
- Đu đủ: Chuẩn bị khoảng 200g đu đủ chín đã gọt sạch vỏ, mang đi hấp cách thủy cùng một chút đường. Bạn nên ăn trước bữa cơm 30 phút. Bài thuốc sử dụng đu đủ sẽ giúp người bệnh không còn lo lắng về tình trạng buồn nôn, đắng miệng… sau khi ăn nữa.
- Lá đu đủ: Chuẩn bị 3 lá đu đủ bánh tẻ, rửa sạch, thái nhỏ và đun lấy nước uống. Mỗi ngày sử dụng bạn nên sử dụng khoảng 3 cốc nước lá đu đủ. Áp dụng thường xuyên và liên tục chứng trào ngược dạ dày sẽ cải thiện, hiện tượng viêm loét niêm mạc thực quản cũng được kiểm soát rất tốt.
- Lá ổi và gạo lứt: Bạn chuẩn bị khoảng 5 búp và lá ổi non, đem rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó lấy gạo lứt nấu cháo cùng với lá ổi đã thái. Mỗi tuần người bệnh nên ăn 1 – 2 lần sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
5. Kinh nghiệm cải thiện trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể áp dụng những kinh nghiệm chữa trị tại nhà đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cải thiện bệnh tốt hơn dưới đây:
Thực hiện chế độ ăn kiêng ít carbohydrate (Carb)
Chế độ ăn kiêng ít carbohydrate nghĩa là trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên cắt giảm lượng tinh bột, đường và một số chất xơ. Bởi carbohydrate có nhiều trong các loại thực phẩm đó và là nguyên nhân chính gây đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua.
Thậm chí, lượng carbohydrate không được tiêu hóa sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tạo áp lực bên trong dạ dày. Chính vì vậy, để tránh hoặc cải thiện chứng trào ngược dịch vị acid lên thực quản, bạn nên thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate (hay còn gọi là chế độ low-carb).
Không ăn quá no
Sau khi ăn quá nhiều, quá no thì những người bị trào ngược dạ dày sẽ liên tục ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, thậm chí là nôn ói. Nguyên nhân là do thức ăn tác động lên cơ thắt thực quản dưới (có nhiệm vụ như ngăn chặn dịch vị acid trong dạ dày lên thực quản) khiến cơ này vốn dĩ đã yếu sẽ mở ra và đẩy acid lên trên. Để khắc phục tình hình, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn và ăn với lượng thức ăn vừa phải.
Tránh xa rượu bia, café, thuốc lá
Rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt, cà phê, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… là những thứ mà người bị trào ngược dạ dày hay kể cả những người khỏe mạnh nên tránh xa bởi chúng chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể. Chúng không chỉ gây khó tiêu, còn làm giảm khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản, khiến tình trạng bệnh càng thêm tồi tệ, nghiêm trọng hơn.
Không nằm ngay sau khi ăn
Nằm ngay sau khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những người bị trào ngược dạ dày thực quản. Nên ăn bữa tối trước 8 giờ tối và sau khi ăn tối xong khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ sau mới nên đi ngủ để tránh cảm giác ợ hơi, ợ chua và buồn nôn.
Chọn tư thế ngủ phù hợp
Tư thế ngủ phù hợp rất quan trọng đối với người bị trào ngược axit – đặc biệt là những người gặp chứng trào ngược ban đêm. Tư thế phù hợp nhất là nghiêng về bên trái và kê gối cao đầu. Giữ đầu luôn cao hơn bụng thì sẽ phòng tránh tình trạng trào ngược hiệu quả.
Mẹo chữa trào ngược dạ dày khác
Còn rất nhiều mẹo và kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản khác, chẳng hạn như: ăn chậm nhai kỹ, nghỉ ngơi thư giãn điều độ, duy trì cân nặng phù hợp, tránh mặc quần áo chật…
Trên đây là những loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản được nhiều người bệnh sử dụng hiện nay. Nếu bệnh kéo dài, bạn nên đến gặp ngay các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị nhanh chóng. Hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn đã giải đáp được thắc mắc “Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?”.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng