[Giải đáp] Trào ngược dạ dày uống nước cam được không?
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày uống nước cam được không? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, thắc mắc bởi nước cam là loại nước uống phổ biến và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu để giải đáp cho vấn đề trào ngược dạ dày uống nước cam được không?
XEM THÊM:
- Chia sẻ của người con trai có mẹ ung thư đại tràng
- Giải mã: Người bị trào ngược dạ dày có tập thể dục được không?
- Bị trào ngược dạ dày có nên uống chanh mật ong không? Chuyên gia giải đáp
1. Trào ngược dạ dày là tình trạng gì?
Trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện khi lượng axit dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Từ đó axit sẽ trộn lẫn chung với thức ăn và trào ngược lên theo đường dạ dày – thực quản. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản đi kèm với các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát họng, ho, đau bụng, miệng đắng,… Do đó, người bệnh khi ăn uống sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, luôn cảm thấy chán ăn cũng như ăn không ngon.
2. Công dụng của nước cam đối với cơ thể
Nước cam có chứa nhiều vitamin C, đường, chất axit hữu cơ,…đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như sau:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Hạ sốt hiệu quả.
- Chống lão hóa da.
- Giúp giảm cân an toàn.
- Làm hơi thở trong sạch.
- Khắc phục triệu chứng ợ nóng, táo bón.
- Ổn định huyết áp.
- Giải độc gan.
3. Trào ngược dạ dày có nên uống nước cam không?
Uống nước cam đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, đối với những người đang bị bệnh đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản thì các chuyên gia tiêu hóa khuyên không nên uống nước cam.
Nguyên nhân là do trong nước cam có chứa nhiều axit, vì vậy khi đi vào cơ thể sẽ làm
tăng lượng axit trong dịch vị dạ dày khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và các tổn thương gây ra cũng nặng thêm.
Cụ thể là khi uống nước cam sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của đau dạ dày như: Ợ chua, ợ nóng và khiến cho các vết viêm loét sẵn có trở nên nặng thêm. Hơn nữa, nước cam có tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng. Do đó, đối với những người đang bị tiêu chảy, đau dạ dày và yếu bụng thì không nên uống nước cam trực tiếp.
Tóm lại, những người đang bị trào ngược dạ dày thực quản thì không nên uống nước cam.
4. Nên uống nước cam như thế nào?
Đối với những người bình thường cũng nên uống nước cam cho đúng cách nếu không sẽ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày.
4.1. Thời điểm uống
Thời gian hợp lý nhất là lúc dạ dày của bạn không no cũng không đói và tốt nhất nên uống sau khi ăn khoảng 1-2 giờ.
Không nên bảo quản nước cam quá lâu vì các vitamin cùng một số chất dinh dưỡng khác sẽ biến mất đồng thời còn ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
XEM THÊM >>> Bệnh nhân ung thư dạ dày có ăn được yến không? Chuyên gia giải đáp
4.2. Những lưu ý khi dùng nước cam
- Không nên uống nước cam trong khi đang dùng các thuốc kháng sinh: Bởi vì nước cam chứa nhiều axit sẽ phá vỡ cấu trúc hóa học của các thuốc kháng sinh và làm giảm hoạt hóa các men vận chuyển thuốc. Vì vậy, thuốc khó được hấp thu và bệnh thêm khó chữa.
- Không nên uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày tá tràng: Bởi vì trong nước cam chứa nhiều axit, các chất hữu cơ sẽ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm nghiêm trọng.
- Không nên uống nước cam ngay sau khi vừa ăn no: Bởi khi đó dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Nếu uống nước cam sẽ tăng thêm áp lực cho dạ dày, gây tức bụng, khó chịu.
- Không nên uống nước cam vào buổi tối: Do nước cam có tác dụng lợi tiểu sẽ gây tiểu đêm nhiều lần và khó ngủ.
- Không nên uống nước cam ngay trước hoặc ngay sau khi uống sữa: Protein trong sữa sẽ tương tác với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra tình trạng chướng, đau bụng, tiêu chảy
5. Những đồ uống tốt cho người bị trào ngược dạ dày
5.1. Các loại trà thảo dược
- Trà gừng: Trong gừng tươi có chứa các hợp chất như 6 – Zingiberol, Methadone, Ginger oil… có khả năng ức chế sự hình thành Prostaglandin, giúp lợi mật và thuyên giảm các triệu chứng đau dạ dày và cải thiện, phục hồi chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ là một trong những loại thức uống tốt đối với bệnh nhân bị đau dạ dày. Từ lâu nghệ thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
- Trà gạo: Trà gạo là một thức uống lành mạnh, thanh đạm và rất tốt cho sức khỏe, cũng như có thể cải thiện tốt tình trạng đau bụng.
- Cam thảo: Có thể sử dụng cam thảo bắc hoặc cam thảo thông thường để giúp điều trị và ngăn ngừa hiện tượng trào ngược dạ dày.
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc không những bảo vệ dạ dày mà còn có thể đào thải độc tố, giúp thanh lọc cơ thể.
5.2. Sữa chua
Trong sữa chua chứa acid lactic có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày, đồng thời giúp hỗ trợ cải thiện đường tiêu hóa, nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
5.3. Uống sữa tách béo hoàn toàn
Nên sử dụng các loại sữa đã tách béo hoàn toàn hoặc uống sữa dê, sữa hạnh nhân bởi vì các loại sữa khác sẽ làm nới lỏng cơ thắt thực quản dưới và khiến cho bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
XEM THÊM >>> Bật mí: Ung thư dạ dày có ăn được trứng gà không?
5.4. Nước ép trái cây không phải họ cam quýt
- Nước dừa: Trong nước dừa tươi có chứa và cung cấp chất điện giải cho cơ thể như kali, magie…giúp cân bằng độ Ph và giảm tiết acid trong dạ dày. Nhưng lại không phù hợp với những người có tiền sử huyết áp cao, phụ nữ mang bầu.
- Nước ép nha đam: Nhựa nha đam giúp chống viêm, kháng khuẩn, nhuận tràng rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày.
- Nước ép lá bạc hà: Người mắc trào ngược dạ dày thường có các dấu hiệu nôn mửa, nôn nao vì vậy nên sử dụng nước ép bạc hà để cải thiện tình trạng này.
- Sinh tố cà rốt: Nước ép cà rốt có chứa rất nhiều vitamin A, C, K…và các hoạt chất có vai trò kháng viêm. Cũng có thể sử dụng kết hợp cùng một số loại quả khác như táo, ổi, dứa….
Ngoài ra, có thể dùng các loại nước ép khác như: nước ép khoai tây, nước ép củ dền đỏ, nước ép bắp cải,… để cải thiện tình trạng viêm loét và trào ngược dạ dày.
5.5. Sử dụng nước lọc
Nước lọc có độ pH trung tính hoặc 7,0 có thể sẽ giúp tăng độ pH của bữa ăn có tính axit và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Vậy nên người bệnh cần uống đủ nước, bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày.
5.6. Nước muối ấm
Nước muối ấm giúp cải thiện các bệnh lý về dạ dày. Bởi khả năng khắc phục được chứng rối loạn dạ dày, bổ sung thêm chất khoáng, các chất điện giải và bù nước của nước muối ấm mà nó rất tốt trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày.
5.7. Giấm táo
Nước giấm táo bổ sung một lượng vitamin, lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột. Từ đó nó giúp tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất và kháng khuẩn của dạ dày giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.
6. Bị trào ngược dạ dày không nên uống gì?
6.1. Các loại nước ngọt có gas
Sử dụng các loại nước ngọt có gas sẽ trực tiếp gây ra tình trạng ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng. Nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ tác động xấu đến thực quản và dạ dày, đồng thời còn gây tích tụ các chất độc tố trong cơ thể.
6.2. Không nên uống các loại nước tính acid cao
Bạn nên tránh uống những loại quả có tính acid cao như cam, quýt, chanh, bưởi hoặc cà chua. Bởi thành phần acid citric cao có thể dẫn đến dạ dày thực quản bị tổn thương trầm trọng hơn và gây khó khăn trong việc điều trị cũng như kéo dài thời gian hồi phục.
6.3. Hạn chế dùng cà phê
Cà phê là một thức uống phổ biến giúp tăng sảng khoái và tỉnh táo. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày không nên sử dụng bởi vì nó có thể kích thích tăng tiết acid dạ dày hơn. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những thức uống chứa nhiều cafein khác như soda, socola…
7. Biện pháp phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày
- Không được bỏ bữa sáng, bữa trưa bởi cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như gây tăng tiết acid trong dịch vị dạ dày, dẫn đến chứng bệnh đau dạ dày dễ dàng phát triển.
- Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa cồn hoặc các đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ. Do lượng chất béo càng cao sẽ càng làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
- Nên bỏ thuốc lá và duy trì thói quen sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.
- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ hợp lý.
- Tránh thức khuya và căng thẳng kéo dài, kê cao gối đầu khi ngủ và tránh mặc quần áo quá chật.
- Không lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh liều cao, thuốc giảm đau, thuốc điều trị trầm cảm…
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi trào ngược dạ dày uống nước cam được không? Đồng thời giúp người bệnh lựa chọn được các thức uống sao cho phù hợp và có chế độ sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng này.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng