[ Hỏi đáp] Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì cho nhanh khỏi?

Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì hay nên ăn gì để tốt cho việc điều trị bệnh được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Do đó, trong bài viết sau đây, GHV KSol sẽ đưa đến cho các bậc phụ huynh những thông tin về chủ đề này.

XEM THÊM:

1.Tìm hiểu về nấm miệng ở trẻ

Nấm miệng là tình trạng bệnh lý do sự tấn công và phát triển quá mức ở niêm mạc miệng của nấm Candida albicans gây ra.

Khi bị bệnh này, trẻ thường có một số biểu hiện như:

  • Xuất hiện những vết đốm trắng ở lưỡi, miệng, một số trường hợp còn xuất hiện ở cả vòm họng, nướu răng, môi và hai bên trong má.
  • Các đốm trắng xuất hiện nhiều tạo thành mảng trắng trên lưỡi trẻ, lau không sạch được hoặc bị chảy máu nếu cố lau.
  • Niêm mạc ở lưỡi hoặc miệng sưng đỏ, gây đau đớn
  • Trẻ quấy khóc, không chịu ăn hoặc không cho bố mẹ làm vệ sinh miệng.
tre-bi-nam-mieng-kieng-an-gi-3
Nấm miệng ở trẻ là do nấm Candida albicans gây ra

Một số yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hoặc tăng nguy cơ bị nấm miệng ở trẻ:

  • Lây nhiễm từ người mẹ: Trẻ có thể lây nhiễm nấm từ vùng sinh dục của mẹ trong quá trình sinh nở nếu như người mẹ bị nấm vùng sinh dục và chưa chữa khỏi hẳn.
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ kém tạo điều kiện cho nấm tấn công, đặc biệt là những trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng.
  • Dùng kháng sinh cho trẻ sai cách dẫn đến mất sự cân bằng hệ vi sinh ở trong miệng.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ không sạch sẽ hoặc không đúng cách.

Mặc dù nấm miệng ở trẻ không phải là một bệnh quá nguy hiểm, nhưng sẽ khiến cho trẻ khó chịu, mất vị giác, lười ăn, nôn trớ, quấy khóc. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ. Do đó, nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị nấm miệng thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ, vì có thể điều trị sai dẫn đến tình trạng nấm miệng nghiêm trọng hơn.

2.Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì cho tốt?

Đồ ngọt, thực phẩm giàu tinh bột

Đường chính nguồn dinh dưỡng ưa thích của nấm Candida, do đó nếu ăn quá nhiều đường thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh phát triển. Với những thực phẩm giàu tinh bột, dưới tác dụng của enzyme amylase trong nước bọt sẽ phân cắt tinh bột thành các nhóm đường. Chính vì vậy, khi trẻ bị nấm miệng thì cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn bánh quy, bánh kem, kẹo ngọt, nước ngọt đóng hộp, 

Trẻ bị nấm miệng nên kiêng ăn gì – Hải sản

Các loại hải sản có khả năng cao gây dị ứng và tăng thân nhiệt ở trẻ. Từ đó khiến cho các triệu chứng ngứa rát, rộp nóng do nấm lưỡi trở nên trầm trọng hơn.

Vậy nên, trong thời gian điều trị nấm lưỡi cho trẻ thì cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những loại hải sản như tôm, cua, cá biển, mực, sứa…

tre-bi-nam-mieng-kieng-an-gi-2
Trẻ bị nấm miệng nên kiêng ăn hải sản

Kiêng thức ăn cay nóng

Các món ăn có nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt sẽ khiến cho miệng và lưỡi bé bị sưng tấy, đau xót, thậm chí là lở loét nặng hơn. Không những thế, những thực phẩm này cũng làm tăng thân nhiệt của trẻ, đồng thời giảm khả năng bài tiết của gan, thận dẫn tới tích tụ độc tố trong cơ thể. Theo thời gian, sẽ khiến cho tình trạng nấm miệng ở trẻ diễn biến nặng hơn.

Thực phẩm giàu chất béo xấu

Các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào với nhiều dầu mỡ sẽ chứa rất nhiều các chất béo xấu. Mà chính những chất béo xấu này sẽ thúc đẩy sự phát triển của nấm Candida ở miệng trở nên mạnh mẽ hơn. Chính vì thế, không nên để trẻ ăn những loại thực phẩm giàu chất béo này nếu như không muốn trẻ bị nấm miệng nặng hơn.

tre-bi-nam-mieng-kieng-an-gi-1
Thực phẩm nhiều chất béo xấu, nhiều đường, tinh bột không nên cho trẻ bị nấm miệng ăn

Đồ ăn quá cứng

Những thức ăn quá cứng sẽ làm tổn thương thêm niêm mạc miệng, lưỡi. Bên cạnh đó, khi nấm miệng lan xuống cổ họng, thực quản của trẻ cũng sẽ gây đau họng, khó nuốt, dễ bị nghẹn. Vì vậy, khi trẻ bị nấm miệng nên tránh cho trẻ ăn những món quá khô cứng, mà thay vào đó là các món mềm lỏng, dễ nuốt.

3. Nên cho trẻ ăn gì khi bị nấm miệng

Sữa chua

Dù không có tác dụng điều trị nấm Candida những sữa chua vẫn là một thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho trẻ bị nấm miệng. Đó là trong sữa chua có chứa một lượng lớn lợi khuẩn, khi ăn nhiều sẽ giúp hệ vi sinh trong miệng được cân bằng lại từ từ. Nhờ đó, mà sẽ kìm hãm và giảm sự phát triển của nấm gây bệnh trong miệng trẻ.

Bên cạnh đó, khi bị nấm miệng thường trẻ cảm thấy ăn không ngon, đau xót, khó chịu khi nhai nuốt đồ ăn. Mà sữa chua lại có vị chua ngọt dịu, thơm mềm nên rất dễ kích thích trẻ ăn. Tuy nhiên, bạn nên chọn sữa chua không đường hoặc ít đường cho trẻ ăn, để hạn chế lượng đường hấp thu vào.

tre-bi-nam-mieng-kieng-an-gi
Nên cho trẻ ăn sữa chua khi bị nấm miệng

Sử dụng nước chanh

Chanh là một loại trái cây có khả năng sát khuẩn tốt, nên có thể dùng tiêu diệt một số loại vi khuẩn cũng như nấm gây bệnh ở miệng. Với trẻ bị nấm miệng thì bạn pha một thìa nước cốt chanh vào nước ấm để cho trẻ súc miệng hàng ngày. Một cách khác đó là pha với mật ong và nước ấm để uống sẽ cải thiện tình trạng nấm miệng ở trẻ hiệu quả, tuy nhiên cách này chỉ dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Một điều hết sức phải lưu ý, đó là phải pha loãng nước cốt chanh ra trước khi cho trẻ dùng, không được dùng nước chanh đậm đặc. Vì nước cốt chanh đặc với tính acid sẽ làm nặng thêm các tổn thương ở miệng trẻ

Thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung vitamin C sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, nhờ đó mà cơ thể có khả năng chống lại sự phát triển của nấm miệng. Do đó, nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C tự nhiên vào bữa ăn cho trẻ bị nấm miệng như cam, ổi, rau ngót, bưởi…

4. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nấm miệng

Khi trẻ bị nấm miệng, các bậc bố mẹ cần chú ý một số điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ:

  • Vệ sinh tay của người lớn và miệng trẻ trước khi thoa thuốc cho trẻ.
  • Nên thực hiện rơ miệng cho bé trước khi ăn. Khi vệ sinh miệng cho bé không nên cố cạy hay lau sạch các đốm trắng. Với trẻ lớn hơn thì hãy hướng dẫn trẻ đánh răng, súc miệng đúng cách.
  • Không hôn vào miệng hay để nước bọt của người lớn dính vào miệng trẻ để tránh nhiễm vi khuẩn, nấm sang bé.
  • Trước và sau khi cho trẻ bú, mẹ nên lau sạch ngực bằng khăn ấm.
  • Thường xuyên rửa sạch, tiệt trùng bình sữa, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.
  • Giảm thời gian cho trẻ ngậm ti mẹ hoặc ti giả, không nên để bị ngậm quá lâu sẽ khiến cho niêm mạc của trẻ bị cọ xát, tổn thương nặng hơn.

Những biện pháp trên cũng nên được áp dụng ngay cả khi bé không bị bệnh hay sau khi khỏi để tránh nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát trở lại.

Qua bài viết này, GHV KSol hy vọng đã giúp các bạn đọc giải đáp được thắc mắc “trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh”. Hẹn gặp lại các bạn đọc vào những bài viết bổ ích về sức khỏe tiếp theo.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư