[Giải đáp] Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không là một trong những quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Viêm phế quản có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vậy hãmontre nike+ sportwatch gps cardio tienda nike el salvador precios τσαντα γκουτσι sandale cloutée epiphany piano nike let%27s do it houten bank te koop nike air max fff nike air max bw olympic skechers relaxed fit harper melden nike sb donna induction wok pan disfraces calavera cellulite birkenöl weleda schneider forno microondey cùng GHV KSol tìm hiểu xem trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không?

XEM THÊM:

1. Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là tình trạng nhiễm trùng ở lớp niêm mạc, tiểu phế quản, nguyên nhân chủ yếu do virus gây ra. Bên cạnh đó, vi khuẩn, nấm cũng là các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Mùa đông là thời điểm căn bệnh này phát triển nhanh và dễ bùng phát thành dịch.

Tình trạng nhiễm trùng, viêm phế quản sẽ làm cho phế quản bị thu hẹp và tiết ra nhiều dịch nhầy làm tắc nghẽn ở đường thở. Điều này khiến không khí đi vào bên trong phế quản nhưng không thể lưu thông, trẻ cảm thấy khó thở, thở khò khè, bắt đầu xuất hiện những cơn ho dữ dội. Ho có thể kèm với đờm vì đây là phản ứng của cơ thể để đẩy đờm từ phổi đi ra ngoài, loại bỏ lượng chất nhầy bên trong đường thở, giúp lưu thông ống thở tốt hơn.

Bệnh viêm phế quản thường được chia làm 2 loại:

  • Bệnh viêm phế quản cấp tính: Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài từ 7-10 ngày hoặc có thể hơn. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh sẽ không tái đi tái lại nhiều lần.
  • Viêm phế quản mãn tính: Các triệu chứng xuất hiện một cách dai dẳng, có thể kéo dài đến vài tháng, thậm chí là có thể vài năm. Bệnh có thể làm suy giảm các chức năng của phổi và gây ra các tổn thương vĩnh viễn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Sau khi đã được điều trị, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao.
tre-bi-viem-phe-quan-co-nguy-hiem-khong
Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không?

2. Các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ bị bệnh viêm phế quản thường sẽ có các biểu hiện sau:

  • Ho khan, ho có đờm (đờm thường có màu trắng hoặc vàng). Đối với những trẻ dưới 5 tuổi, đờm có thể sẽ được đẩy ra ngoài khi trẻ nôn. Ho liên tục khiến cho trẻ cảm thấy ngứa, rát cổ họng. Trẻ ho dữ dội hơn trong tư thế nằm.
  • Trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè thậm chí là khó thở.
  • Sốt.
  • Mệt mỏi, ớn lạnh, cảm thấy khó chịu.
  • Đau và nhức đầu.
  • Đau ngực.
  • Trẻ quấy khóc một cách bất thường.
  • Bỏ bú sữa, bỏ ăn.
  • Da bị tím tái, xanh hoặc xám.
  • Niêm mạc phế quản bị sưng đỏ, phù nề…

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến cho tình trạng bệnh của trẻ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Trẻ thường xuyên sử dụng các món ăn, thức uống lạnh;
  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, khí thải, hóa chất…
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá…

3. Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không? Một số biến chứng có thể gặp

Dưới đây là một số biến chứng mà trẻ nhỏ có thể gặp phải khi mắc bệnh viêm phế quản:

3.1. Nhiễm trùng thứ cấp

Hay còn được gọi là tình trạng bội nhiễm, là biến chứng không hiếm gặp sau các đợt viêm phế quản cấp tính do bị virus và có thể kéo dài, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nhiễm virus thường ảnh hưởng tới cơ thể theo một số cách sau:

  • Tổn thương đường hô hấp tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập vào các khu vực như là xoang hoặc phổi dễ dàng hơn
  • Nhiễm virus cũng có thể ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch bằng cách giảm số lượng tế bào đại thực bào tiêu diệt vi khuẩn, khiến cho các tác nhân này được phép phát triển và nhân lên mạnh mẽ hơn.
  • Các loại virus như là cúm có thể phá vỡ các điểm nối giữa tế bào lót ở trong đường thở. Do đó, các vi khuẩn có thể dễ dàng bám và xâm nhập vào trong các hàng rào bảo vệ này.
  • Các vi khuẩn thường gây ra tình trạng bội nhiễm như là Streptococcus pneumoniae (vi khuẩn gây bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn), Haemophilus Influenzae và Staphylococcus aureus. Từ đó tiềm ẩn nguy cơ cao mắc một số bệnh nhiễm trùng như là: Viêm tai giữa, viêm xoang hay nhiễm trùng huyết,…

3.2. Viêm phổi

Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không? Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm phế quản đó chính là bệnh viêm phổi, chiếm khoảng 5%.

Ở trẻ từ 5 tuổi trở lên, cũng tương tự như người lớn, nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phổi đó là do Streptococcus. Đây là lý do tại sao vaccine phòng ngừa bệnh viêm phổi được khuyên dùng cho trẻ nhỏ và người lớn trên 65 tuổi, cũng như đối với những người mắc các bệnh về phổi chẳng hạn như là hen suyễn hoặc COPD.

Với trẻ em dưới 5 tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm phổi là virus hợp bào hô hấp (RSV) , có thể là nguyên nhân chính gây viêm phế quản ban đầu cũng như nhiễm virus thứ phát.

3.3. Khó thở

Khó thở là khái niệm để chỉ cảm giác khó thở, thường gặp ở các bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính. Tình trạng khó thở không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

3.4. Suy hô hấp

Suy hô hấp chính là một biến chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính. Đây là vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi phổi không thể cung cấp đủ oxy cho các mô trong cơ thể. Nếu như bị thiếu oxy, một số hệ thống trong cơ thể cũng sẽ bị tổn thương, dẫn đến sự tích tụ carbon dioxide ở trong máu.

Thông thường, suy hô hấp thường sẽ khởi phát một cách từ từ. Các triệu chứng của suy hô hấp có thể bao gồm:

  • Khó thở.
  • Thở nhanh, thở gấp.
  • Cơ thể bị tím tái.
  • Suy giảm khả năng phán đoán.
  • Cơ thể mệt mỏi, thờ ơ.

3.5. Tràn khí màng phổi

Một trong những biến chứng điển hình của bệnh viêm phế quản mãn tính đó chính là tràn khí màng phổi. Với các trường hợp này, một lỗ xuất hiện trong phổi làm cho không khí lọt vào khoang giữa hai màng phổi. Các triệu chứng của bệnh tràn khí màng phổi có thể thay đổi từ mức độ rất nhẹ đến đe dọa tính mạng, cụ thể bao gồm:

  • Cảm giác đau lan đến cánh tay hoặc vai dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau tim
  • Hụt hơi, khó thở.
  • Nhịp tim gia tăng cao.
  • Mạch đập nhanh.
  • Khí phế thũng ở dưới da.

4. Một số phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Việc điều trị bệnh viêm phế quản cho trẻ nhỏ sẽ phụ thuộc vào loại bệnh mà trẻ mắc phải:

4.1. Đối với trẻ bị viêm phế quản cấp tính:

Việc điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính cho trẻ thường hướng đến mục tiêu là giảm nhẹ và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm phế quản cấp tính là do virus, do đó, các loại thuốc kháng sinh thường sẽ không được các bác sĩ sử dụng để điều trị trong trường hợp này. Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong các trường hợp kết quả xét nghiệm của bệnh nhân cho thấy vi khuẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm này. 

Để bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ nhanh khỏi, một số biện pháp có thể được thực hiện như là:

  • Cho trẻ sử dụng các loại thuốc để giảm các cơn đau nhức cơ, đau đầu, hạ sốt như là paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ theo đúng với chỉ định của các bác sĩ.
  • Trong trường hợp trẻ bị ho mà không có đờm, có thể cho trẻ dùng các loại thuốc giảm ho.
  • Trong trường hợp trẻ ho có đờm, bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ dùng các loại thuốc long đờm, trị ho.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ về một số loại thuốc có tác dụng giúp lưu thông đường thở bị tắc nghẽn dành cho người bị ho kèm theo thở khò khè, mắc bệnh hen suyễn, hoặc có nguy cơ mắc phải bệnh viêm phế quản mạn tính.

4.2. Đối với trẻ bị viêm phế quản mạn tính:

Các phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính ở trẻ thường hướng việc kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa những tổn thương do bệnh gây ra và mở rộng đường thở cho trẻ. Một số loại thuốc có thể được dùng để điều trị cho trẻ gồm:

  • Các loại thuốc giảm đau, giãn phế quản: Giúp mở rộng đường thở, giúp cho trẻ thở dễ dàng hơn.
  • Các thuốc corticosteroid đường uống: Để kiểm soát các đợt cấp của bệnh.
  • Corticosteroid đường hít: Ngăn ngừa các đợt cấp của bệnh.
  • Kết hợp thuốc giãn phế quản và Corticosteroid đường hít: kiểm soát triệu chứng ho dai dẳng.
  • Các thuốc kháng sinh: kiểm soát nhiễm khuẩn từng đợt ngắn hạn…

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc theo như chỉ định của bác sĩ, trẻ cần phải được sống trong một môi trường lành mạnh, không có nhiều khỏi bụi và các chất kích thích độc hại.

tre-bi-viem-phe-quan-co-nguy-hiem-khong-1
Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh

5. Gợi ý các phương pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ

Sau khi đã tìm hiểu về câu hỏi “trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không” như đã đề cập ở trên, có thể thấy rằng đây là một bệnh lý có thể gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Do đó, để tránh những nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra, cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh và xử lý đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ nhỏ:

  • Đảm bảo môi trường sống và xung quanh của trẻ luôn sạch sẽ: Hạn chế cho trẻ đến những nơi có nhiều khói thuốc, bụi bẩn và hóa chất. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, giặt giũ các đồ dùng như là chăn, ga, vỏ gối theo định kỳ 3 tháng/1 lần
  • Chú ý đến việc giữ vệ sinh thân thế cho bé, đặc biệt là các vùng tai, mũi họng. Đồng thời thường xuyên rửa tay, súc miệng và đánh răng cho bé
  • Trong mùa hè, nếu như cho trẻ nằm trong phòng điều hòa, cha mẹ cần cài đặt ở chế độ nhiệt thích hợp. Bên cạnh đó, không nên cho bé nằm thẳng với hướng gió điều hòa
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, các cha mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ mỗi khi ra ngoài. Nên chọn các trang phục có chất liệu vải thoáng mát, không quá dày sẽ khiến trẻ đổ mồ hôi, gây cảm lạnh
  • Tăng cường bổ sung nước cho trẻ. Với trẻ còn đang bú sữa mẹ, thì nên tăng cường cữ bú.
  • Xây dựng chế độ ăn đa dạng, phong phú nhằm nâng cao thể trạng và phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ.

Trên đây là một số thông tin về thắc mắc trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không? Đây là một căn bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì trẻ sẽ có khả năng hồi phục hoàn toàn.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7