Trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu có nguy hiểm không? Cha mẹ cần làm gì?
Nội dung bài viết
Khi trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng cho sức khỏe của bé. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của GHV KSol để giải đáp được phần nào thắc mắc về tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu nhé.
XEM THÊM:
- Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn
- Chuyên gia giải đáp: Bị hạch ở nách thì đi khám ở đâu?
- Nổi hạch ở bẹn là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
1. Đôi nét về hạch?
1.1. Hạch là gì
Hạch là cách gọi tắt của hạch bạch huyết, trong y học còn được gọi là hạch lympho. Hạch là một phần trong hệ bạch huyết của cơ thể.
Hệ bạch huyết bao gồm: Hạch bạch huyết, mạch bạch hạch, amidan, dịch bạch huyết, tuyến ức và lá lách.
Có đến 600 hạch trên cơ thể và phân bố thành nhiều vùng khác nhau. Trong có chia làm 3 vị trí chính là dưới da, trong khoang bụng và trong khoang ngực. Thường thì sẽ hay gặp hạch ở:
- Vùng sau gáy hay còn gọi là vùng chẩm, phía trước và phía sau tai.
- Phía trên xương đòn và ở phía dưới hàm, cằm, cổ, mặt.
- Nách và vùng dưới khuỷu tay.
- Các vùng khác: Sau đầu gối, vùng bẹn, cổ tử cung…
1.2. Hạch có vai trò gì?
Các hạch giữ vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các tế bào bạch huyết trong hạch có vai trò giữ lại những tác nhân ngoại lai có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Cơ chế hoạt động của các hạch này là:
- Dịch bạch huyết có chứa các tế bào bạch cầu và một số tế bào miễn dịch khác.
- Mạch bạch huyết chứa dịch bạch huyết và chạy song song với hệ tuần hoàn trong cơ thể.
- Các tế bào bạch huyết sẽ lọc, trung hòa các tác nhân gây viêm và cả những tác nhân gây ung thư.
Trong một số trường hợp, các hạch này cũng có thể bị sưng đau và viêm khi thực hiện nhiệm vụ của chúng.
2. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu và nguyên nhân
Với trẻ em, hạch thường nổi ở vị trí sau tai và sau đầu (gáy). Các hạch thường có kích thước nhỏ từ vài ml đến 2cm và không đau khi sờ vào.
Nguyên nhân gây trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu hay bất kì vị trí này khác thì có thể là do bị nhiễm vi trùng, vi khuẩn, virus… Đối với độ tuổi này của trẻ thì các bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng nổi hạch đó là viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, ho.
Với các bệnh này, sau khi điều trị ổn định thì các hạch sẽ mất đi một cách tự nhiên. Nhưng trong một số trường hợp nặng do vi khuẩn lao thì cần phải điều trị lâu dài và gặp nhiều khó khăn.
3. Trẻ sơ sinh bị nổi hạch sau đầu nguy hiểm như thế nào?
Vì mới ra đời nên cơ thể của trẻ sơ sinh còn rất yếu ớt và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân. Do đó, bất kì dấu hiệu bất thường nào xuất hiện trên cơ thể của trẻ đều sẽ khiến cho các bậc cha mẹ trở nên lo lắng. Và tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi hạch sau đầu cũng không nằm ngoại lệ.
Để đánh giá được hạch nổi sau đầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không cần dựa vào các tính chất sau:
- Hình dạng, kích thước to hay nhỏ của hạch.
- Sờ vào hạch thấy cứng hay mềm?
- Hạch cố định, bám chắc tại một chỗ hay di chuyển không?
- Ngoài phía sau đầu thì hạch còn nổi ở vị trí nào khác trên cơ thể không?
Thường nếu hạch có kích thước nhỏ như hạt đỗ tương, sờ vào mềm, có thể di động tại chỗ thì sẽ là hạch bình thường. Là phản ứng của cơ thể với tình trạng viêm nhiễm tại một số vị trí trên cơ thể.
Ngược lại, nếu hạch có kích thước to, sờ vào thấy cứng, chắc và không di động, các hạch mọc sát nhau và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau thì đó có thể là hạch bất thường.
Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về mức độ nguy hiểm của hạch nổi sau đầu ở trẻ sơ sinh ở phần tiếp sau đây.
4. Phân loại mức độ nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu
4.1. Hạch nổi sau đầu nhưng không có cảm giác đau
Với trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi hạch sau đầu nhưng trẻ không có biểu hiện đau đớn thì các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Đây được là tình trạng nổi hạch nhẹ nhất.
Tuy trẻ còn bé chưa thể hiện cảm giác đau bằng lời nói được chúng sẽ biểu hiện qua các hành động như quấy khóc, bỏ ăn. Vậy nên, nếu thấy trẻ không có các biểu hiện này khi sờ vào hạch thì có nghĩa là trẻ không thấy đau.
Đó là do hạch chỉ nổi nhỏ dưới 2 cm. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động tốt. Bố mẹ có thể yên tâm rằng trẻ đang được một hệ miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ.
4.2. Hiện tượng hạch bạch huyết sưng, nóng đỏ nổi ở sau đầu trẻ sơ sinh
Với trường hợp này tuy chưa phải là nguy hiểm nhất nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo mà các phụ huynh không nên chủ quan.
Lúc này, hạch ở sau đầu của trẻ không chỉ đơn giản là nổi nhỏ mà còn kèm theo cảm giác nóng đỏ. Trẻ có thể xuất hiện một số biểu hiện kèm theo như quấy khóc, bỏ ăn, sốt để báo hiệu trẻ đang cảm thấy khó chịu.
Ngoài ở sau đầu, cha mẹ cần kiểm tra thêm các vị trí khác xem có bị nổi hạch hay không như vùng sau cổ, dưới cằm… cũng như các hiện tượng khác như ho, đờm, đau tai, chảy nước mũi.. Các triệu chứng này có thể giúp ích rất nhiều cho việc tìm ra nguyên nhân.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do có sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể trong các bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp… Lúc này, cơ thể sẽ khởi động các hệ miễn dịch tự động nhằm tiêu diệt chúng và dẫn đến nổi hạch.
Hạch sẽ không hoặc có thể gây ra cảm giác đau dữ dội tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Nhưng thường khi chạm vào hạch sẽ gây đau rát và khó chịu. Bên cạnh đó, trong trường hợp này hạch thường không ở cố định một vị trí mà có khuynh hướng di chuyển sang các vùng khác.
4.3. Hạch nổi sau đầu, cứng, không di chuyển và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau
Đây là trường hợp nguy hiểm nhất cần phải chú ý bởi có thể là dấu hiệu của một bệnh lý u ác tính nào đấy. Đó có thể là sự di căn của một số khối u gần phổi, thanh quản…
Hạch cứng, kích thước có thể to nhỏ khác nhau hay xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Để có thể khẳng định chính xác tình trạng bệnh cũng như có phác đồ điều trị phù hợp, hãy đưa trẻ đến bệnh viện, chuyên khoa nhi để được thăm khám.
5. Khi nào trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở đầu cần đi khám?
5.1. Các dấu hiệu cho thấy trẻ cần đi khám
Tuy phần lớn các trường hợp trẻ bị nổi hạch ở sau đầu là lành tính. Nhưng các bậc phụ huynh cũng cần chú ý và nhanh chóng đưa con đi khám hoặc cấp cứu nếu trẻ có các biểu hiện sau:
- Trẻ có dấu hiệu bị sốt có hoặc không có đau họng.
- Các hạch ngày càng trở nên to và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Cơ thể trẻ xuất hiện các vết bầm tím bất thường.
- Trẻ bị sụt cân.
- Vùng da xung quanh khu vực nổi hạch bị sưng đỏ và đau lên.
- Nổi hạch to từ 4cm trở lên.
- Nổi hạch khiến trẻ khó thở hoặc khó cử động đầu.
- Trẻ quấy khóc không ngừng, tiếng thở bất thường.
Khi đi khám, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị và ghi nhớ một số điều sau để có thể hỏi hay nhờ bác sĩ tư vấn, hướng dẫn:
- Nếu có thời gian, hãy ghi lại những thắc mắc về tình trạng của con bạn.
- Hãy nhờ bác sĩ tư vấn, giải thích thêm về tình trạng cũng như phương pháp điều trị cho con của bạn. Và nếu đó là những kiến thức mới thì bạn có thể ghi lại.
- Hỏi bác sĩ về thời gian dự kiến con sẽ hết bị nổi hạch? Liệu bệnh hay phương pháp điều trị có để lại hậu quả hay tác dụng phụ gì không?
- Những điều được coi là bất thường trong quá trình điều trị cho trẻ mà cha mẹ cần chú ý.
- Trường hợp nào trẻ cần tái khám?
5.2. Trẻ sơ sinh bị nổi hạch sau gáy nên khám ở đâu?
Khi đưa trẻ đi khám dù là bất kỳ bệnh gì thì cha mẹ nên chọn những cơ sở y tế có uy tín cao với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và đầy đủ trang thiết bị khám chữa bệnh cần thiết.
Dưới đây là 3 địa chỉ uy tín được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng:
- Bệnh viện K Hà Nội: Địa chỉ ở số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. SĐT: 024 3825 2143.
- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội có địa chỉ ở số 42A, Thanh Nhàn, Hà Nội. Số điện thoại: 024 3821 1297
- Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh: địa chỉ ở số 03 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 028 3841 2637 hoặc 028 3843 3021.
6. Những cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu
Các phương pháp điều trị sẽ thay đổi tùy theo tình trạng của trẻ. Cụ thể đó là:
- Với hạch không gây đau, khó chịu: Trường hợp này thì cha mẹ chỉ cần theo dõi con tại nhà. Hạch có thể tự động biến mất sau vài ngày.
- Với trường hợp hạch xuất hiện kèm theo sưng đau hoặc tụ mủ thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị bệnh kịp thời. Tùy theo nguyên nhân gây ra mà các thuốc hay các phương pháp điều trị được sử dụng cũng khác nhau. Trong trường hợp tụ mủ thì bác sĩ có thể thực hiện phương pháp rạch thoát mủ kết hợp với dùng kháng sinh để điều trị.
7. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu
Bên cạnh việc tích cực điều trị thì việc chăm sóc trẻ đúng cách cũng có vai trò rất quan trọng. Nếu biết cách chăm sóc trẻ một cách khoa học hợp lý thì sẽ giúp thời gian điều trị giảm xuống cũng như trẻ khỏe mạnh hơn.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Thực hiện tắm rửa, vệ sinh cơ thể, đặc biệt là răng miệng, vùng kín thường xuyên để ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho trẻ sử dụng bất kì loại thuốc nào khác ngoài đơn của bác sĩ.
Kết luận: Trẻ sơ sinh bị nổi hạch sau đầu là một tình trạng cần được quan tâm và chú trọng điều trị trong những trường hợp cần thiết. Hãy đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có những biểu hiện bất thường.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng