Triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn đầu và phương pháp điều trị
Nội dung bài viết
Ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Nó như một kẻ sát nhân thầm lặng với những triệu chứng không đặc thù, rất dễ bị nhầm lẫn sang bệnh lý khác. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ liên quan rất nhiều đến hiệu quả điều trị. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn sớm và phương pháp điều trị hiện nay ở bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Nụ cười của người phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư buồng trứng
- Marker ung thư buồng trứng bao gồm những chỉ số gì?
1. Thế nào là ung thư buồng trứng giai đoạn sớm ?
Bệnh ung thư buồng trứng chia làm 4 giai đoạn. Ở giai đoạn 1 khối u còn nằm gọn bên trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, chưa di căn ra bộ phận khác và đây cũng là giai đoạn đáp ứng điều trị tốt nhất. Theo các chuyên gia thì những người phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn này nếu tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị thì cơ hội sống trên 5 năm là 90%.
- Giai đoạn 1A: Ở giai đoạn này các tế bào ung thư đã hình thành, phát triển tạo khối u trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Tuy nhiên khối u vẫn nằm gọn trong vỏ bao, chưa xuất hiện tế bào ung thư ác tính, chưa xâm lấn và ăn sâu ra bề mặt ngoài của ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Chưa có dịch trong ổ bụng.
- Giai đoạn 1B: Lúc này khối ung thư vẫn chưa phá vỏ, chưa xuất hiện tế bào ung thư ác tính nhưng khối u đã hình thành ở cả 2 buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Chưa có dịch trong ổ bụng.
- Giai đoạn 1C: Xác định giai đoạn này khi khối u ở 2 giai đoạn trên đã xuất hiện tế bào ung thư ác tính phá vỡ vỏ, phát triển xâm lấn ra bên ngoài ống dẫn trứng, buồng trứng. Đã xuất hiện dịch trong ổ bụng.
2. Các triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn sớm
2.1. Đầy bụng chướng hơi
Vị trí giải phẫu của buồng trứng nằm dưới dạ dày, ruột. Vì vậy khi khối u trong buồng trứng phát triển, nó sẽ tạo áp lực chèn ép sang làm cho bạn có cảm giác đầy bụng chướng hơi ngay cả khi ăn những bữa nhỏ. Tuy nhiên đây không phải triệu chứng thường gặp và rõ ràng của bệnh ung thư. Nếu bạn cảm thấy đầy bụng chướng hơi khó chịu trong thời gian dài thì hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.
2.2. Táo bón
Khi khối u buồng trứng phát triển đến 1 kích thước nhất định sẽ chèn vào thành đại tràng, làm cản trở quá trình đưa phân ra ngoài của nhu động ruột. Phân ở lâu trong đại tràng sẽ bị tái hấp thu nước, phân cứng hơn gây triệu chứng táo bón.
2.3. Đi tiểu nhiều thường xuyên
Khối u buồng trứng phát triển chèn ép vào nhiều cơ quan xung quanh, trong đó có bàng quang. Khi đó bạn sẽ gặp những cơn buồn tiểu liên tục, tiểu nhiều lần trong giờ và không kiềm chế được cơn buồn tiểu. Trong giai đoạn tiến triển hơn có thể cảm thấy đau vùng bụng dưới.
2.4. Sụt cân, chán ăn
Sụt cân, chán ăn là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh ung thư không chỉ riêng triệu chứng ung thư buồng trứng. Nguyên nhân là do khối u buồng trứng cần 1 nguồn dinh dưỡng từ cơ thể để phát triển liên tục. Vậy nên khi chị em phụ nữ giảm cân đột ngột mà không phải do ăn kiêng hay do vận động nhiều thì nên đi khám để tìm nguyên nhân.
2.5. Mệt mỏi nhiều
Với guồng quay công việc bận rộn của cuộc sống hiện tại thì hầu như ai trong chúng ta cũng từng cảm thấy mệt mỏi. Nhưng đó là dấu hiệu bất thường khi bạn luôn cảm thấy thiếu năng lượng, kiệt sức ngay cả khi nghỉ ngơi.
2.6. Đau vùng vùng thắt lưng
Triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh lý thoái hóa, thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng của người già hoặc các chị em làm việc trong môi trường văn phòng. Ngoài ra triệu chứng còn gặp trong những ngày tiền kinh. Chị em hết sức lưu ý khi cảm thấy đau vùng thắt lưng ngoài chu kỳ kinh nguyệt, không phải do chấn thương hay do nguyên nhân thoái hóa… nên đi khám để ngoại trừ nguyên nhân ung thư các bạn nhé.
2.7. Đau vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu
Cùng với việc đau vùng thắt lưng thì đau vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu cũng là gợi ý để các bác sĩ nghĩ đến triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn sớm. Nguyên nhân của nó là do tế bào ung thư ác tính đã bắt đầu phá vỡ vỏ, xâm lấn ra bên ngoài buồng trứng và ống dẫn trứng. Triệu chứng này khác với đau bụng do kinh nguyệt, cơn đau do kinh nguyệt thường chỉ xảy ra trong ngày đầu kỳ kinh. Vậy nên chị em hết sức lưu ý khi gặp cơn đau âm ỉ kéo dài liên tục trong thời gian dài nhé.
2.8. Chảy máu âm đạo bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được tính từ ngày xuất hiện đầu tiên đến ngày đầu của chu kỳ kinh tiếp theo và thường kéo dài 28-30 ngày, chu kỳ ngắn 25 – 27 ngày hoặc kéo dài 33 – 35 ngày cũng vẫn được coi là bình thường. Độ dài 1 chu kì thường là 3-5 ngày, kéo dài 7-10 ngày vẫn chấp nhận được nếu lượng kinh ra ít. Khi ra máu ở ngoài chu kỳ kinh trong thời gian dài hoặc ở những phụ nữ đã mãn kinh thì có thể nghi ngờ triệu chứng ung thư buồng trứng.
3. Các nguyên nhân gây ung thư buồng trứng giai đoạn đầu
Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự liên quan giữa các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng:
- Di truyền: Những người có quan hệ huyết thống với bạn đã từng mắc bệnh ung thư buồng trứng thì nguy cơ bạn mắc bệnh này rất cao.
- Tiền sử bản thân: Nhữngngười có tiền sử mắc bệnh ung thư vú hoặc bệnh ung thư đại tràng đều có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người khác.
- Tuổi: Tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng ở những người cao tuổi ngày càng cao, hầu hết xuất hiện ở độ tuổi trên 50 và tăng cao ở những người trên 60 tuổi.
- Mang thai và sinh con: Người đã từng mang thai và sinh con sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người chưa từng sinh con. Ngườ sinh càng nhiều con thì nguy cơ càng thấp.
- Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn: Sử dụng thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
4. Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng
Y học hiện đại ngày nay đã cho ra đời nhiều phương pháp điều trị ung thư hiện đại. Việc đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố quyết định cơ hội sống và thời gian sống của bệnh nhân. Tùy vào từng giai đoạn, tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác phương pháp phù hợp trên từng người bệnh.
4.1. Phẫu thuật ung thư buồng trứng
Đối với những bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn sớm thì phương pháp này là tối ưu nhất. Thực hiện phương pháp này nghĩa là các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung, mạc nối và nạo vét hạch xung quanh. Nếu tế bào ung thư đã bắt đầu di căn sang cơ quan lân cận, bác sĩ sẽ cố gắng cắt bỏ hết khối u, đó gọi là phương pháp “phẫu thuật cắt bỏ tối đa khối u”. Mục đích của phương pháp là không bỏ sót hoặc hạn chế thấp nhất khả năng những tế bào ung thư ác tính còn sót lại trong cơ thể, giảm tỉ lệ khối u phải điều trị hóa chất và tia phóng xạ sau phẫu thuật. Sau khi trải qua quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có những cơn đau ngắn hạn, tăng mẫn cảm trên cơ thể. Tùy vào mức độ đau mà các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau phù hợp. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể gặp khó khăn trong việc đại tiểu tiện.
Với những bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ 1 bên buồng trứng thì vẫn còn có khả năng sinh con trong tương lai. Tuy nhiên người bệnh cần theo dõi thường xuyên tại bệnh viện chuyên khoa để tránh tái phát ung thư buồng trứng cũng như bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé trong trường hợp có thai. Đối với những bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ buồng trứng thì sẽ phải đối mặt với việc hoàn toàn mất khả năng sinh sản, rối loạn hormones giới tính, gặp các triệu chứng của tiền mãn kinh sớm. Khi đó bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể nhất.
4.2. Hóa trị, xạ trị ung thư buồng trứng
Hóa trị, xạ trị là phương pháp được áp dụng để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật, từ đó kiểm soát được sự phát triển của khối u trong cơ thể. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể mà hóa trị, xạ trị có thể là phương pháp điều trị chính hoặc bổ trợ điều trị ung thư.
Hóa trị liệu là phương pháp điều trị toàn thân bằng cách đưa hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư vào trong cơ thể. Hóa chất được đưa vào cơ thể theo đường truyền tĩnh mạch hoặc theo đường uống. Với đường truyền, thuốc được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua 1 ống mảnh tên catheter. Một số loại hóa chất ung thư được bào chế dạng viên để dùng theo đường uống.
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia sóng (tia X, tia gamma…) hoặc các hạt mang năng lượng cao chiếu trực tiếp vào khối u nhằm mục đích tiêu diệt. Xạ trị có tác dụng tiêu diệt những vật chất di truyền trong tế bào ung thư, ngăn không cho chúng sinh sôi và phát triển. Các bác sĩ sẽ dựa vào từng thể trạng bệnh nhân, giai đoạn bệnh để đưa ra liều lượng bức xạ phù hợp mà bệnh nhân có thể tiếp nhận.
Bên cạnh những tác dụng điều trị mà hóa xạ trị mang lại thì người bệnh còn phải chịu những tác dụng phụ kèm theo. Một số những tác dụng phụ thường gặp: giảm các dòng tiểu cầu, bạch cầu, cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn, rụng tóc, viêm niêm mạc miệng… Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, so với hiệu quả điều trị mà hóa xạ trị mang lại thì các tác dụng phụ kèm theo có thể chấp nhận và kiểm soát được. Quan trọng là người bệnh ý thức trước các tác dụng phụ để có một tinh thần vững vàng chiến đấu với bệnh tật. Bên cạnh đó việc nhận biết được triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn sớm để kịp thời đi khám chuyên khoa cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị của căn bệnh này.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 22 – Hành trình người phụ nữ vượt qua Ung thư buồng trứng (Chị Lưu Thị Lụa- 0906923167)
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng