Ung thư lưỡi – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thì trên thế giới mỗi năm có khoảng 263.900 người mắc bệnh ung thư lưỡi và có đến 128.000 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ người mắc ung thư lưỡi cũng đang có dấu hiệu ngày càng tăng cao hơn. Vậy ung thư lưỡi là bệnh gì ? Cách nhận biết và chữa trị bệnh như thế nào ? Hãy theo dõi thông tin dưới đây của GHV KSol để giải đáp những thắc mắc này nhé.

 XEM THÊM:

Ung thư lưỡi và thông tin tổng quan

Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp ở vùng miệng và lưỡi. Đây là một bệnh lý ác tính mà người bệnh không nên chủ quan vì nó có thể gây tử vong nếu như chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư lưỡi là bệnh gì?

Hiểu một cách đơn giản thì ung thư lưỡi là loại ung thư hình thành từ các tế bào ở lưỡi với biểu hiện đặc trưng là xuất hiện khối u hoặc vết loét. Ung thư lưỡi là một loại bệnh ung thư hiếm gặp và thường xảy ra ở người lớn tuổi.

ung-thu-luoi_12
Các vết loét hình thành trên lưỡi

Ung thư lưỡi phần lớn đều bắt nguồn từ các tế bào vảy mỏng, dẹt lót trên bề mặt của lưỡi và có thể xảy ra tại 2 vùng là: trong miệng và trong họng. Với ung thư lưỡi trong miệng thì sẽ dễ dàng nhìn thấy và cảm giác được. Còn với ung thư lưỡi trong họng thì sẽ ít triệu chứng hơn nên khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Các giai đoạn phát triển của ung thư lưỡi

Bệnh ung thư lưỡi được chia thành 4 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu: ở giai đoạn này, trên các mô lưỡi xuất hiện các khối u và khối u này sẽ lớn dần lên đến một kích thước nhất định rồi bắt đầu lây lan sang các cơ quan lân cận như: cơ hàm, xoang, hộp sọ.
  • Giai đoạn 2: trong giai đoạn này, các tế bào ung thư sẽ xâm lấn và hình thành khối u ở hạch bạch huyết. Sau một thời gian chúng sẽ lây lan sang nhiều hạch bạch huyết khác và đồng thời kích thước khối u cũng sẽ lớn dần hơn.
  • Giai đoạn 3: lúc này các tế bào ung thư lưỡi đã phát triển và hoạt động một cách mạnh mẽ và bắt đầu lây lan, di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể như phổi.
  • Giai đoạn 4: là giai đoạn cuối của bệnh khi mà các tế bào ung thư đã lây lan tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đây là thời điểm sức khỏe bệnh nhân bị giảm sút và việc điều trị sẽ khó khăn nhiều.
ung-thu-luoi_14
Các khối u và vết loét xuất hiện trên khoang lưỡi

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư lưỡi đều không tìm được nguyên nhân cụ thể là gì nhưng các bác sĩ có thể nhận thấy được một số tác nhân liên quan đến bệnh như:

  • Thuốc lá: việc hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây nhiều loại bệnh ung thư mà nó còn là nguy cơ phổ biến nhất gây bệnh ung thư miệng.
  • Rượu, bia: phần lớn các bệnh nhân bị ung thư lưỡi là người thường xuyên sử dụng những chất kích thích trong bia rượu 
  • Di truyền: Nếu người thân trong gia đình có người mắc phải bệnh ung thư lưỡi thì chúng ta sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần bình thường.
  • Nhiễm virus HPV: virus HPV có thể tác động trực tiếp làm thay đổi gen, gây viêm dẫn đến việc phát sinh bệnh ung thư lưỡi.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: khi cơ thể thiếu vitamin E, D… hoặc chất xơ từ hoa quả cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư lưỡi.
ung-thu-luoi_15
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư lưỡi

Các triệu chứng của ung thư lưỡi

Bởi vì các triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi không rõ ràng, cụ thể nên đôi khi người bệnh sẽ khó phát hiện và bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vậy làm cách nào để nhận biết được chính xác những dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi?

Các dấu hiệu thường gặp khi bị ung thư lưỡi

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi thường có những triệu chứng phát triển theo từng giai đoạn như sau:

  • Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường không bộc lộ rõ triệu chứng của bệnh mà chỉ thỉnh thoảng cảm thấy vùng lưỡi khó chịu, giống như có dị vật, xương cá cắm vào lưỡi. Ngoài ra, lưỡi còn có sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, có khối gồ nổi lên bề mặt lưỡi hoặc có vết loét nhỏ và còn có thể có hạch cổ.
  • Trong giai đoạn toàn phát thì các triệu chứng của bệnh sẽ rõ ràng hơn khi trên lưỡi có ổ loét hoặc nhân lớn khi ấn vào có chất dịch màu trắng chảy ra. Người bệnh sẽ bị đau lưỡi khi ăn, nói chuyện và có thể đau lan lên tai. Trong miệng bị chảy máu, hơi thở có mùi khó chịu, bệnh nhân bị sốt, mệt mỏi, chán ăn.
  • Trong giai đoạn tiến triển, vết loét trong lưỡi sẽ ăn sâu vào bên dưới và lan rộng ra xung quanh, khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội, dễ bị chảy máu, có mùi hôi do bị hoại tử. Lúc này, người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
  • Trong giai đoạn cuối của bệnh thì các triệu chứng nói trên sẽ nặng hơn và người bệnh sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, sụt cân nhanh, có hạch di căn dưới cằm, hàm.

ung-thu-luoi_13

Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Khi bị ung thư lưỡi thì trên lưỡi sẽ xuất hiện các mảng đốm màu đỏ hoặc màu trắng lan rộng, lở loét nên sẽ khiến nhiều người nhầm tưởng đây là bệnh nhiệt miệng. Do đó, các bạn cần chú ý phân biệt giữa hai loại bệnh này dựa vào những đặc điểm như sau:

Cách để nhận biết bệnh nhiệt miệng:

  • Khi bị nhiệt miệng thì khoang miệng bệnh nhân sẽ bị viêm nhiễm, sưng đau và xuất hiện vết loét ở má, lưỡi trong, lợi… gây khó khăn cho việc nhai, nuốt. Các vết loét thường có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau và có thể nổi hạch ở vùng quai hàm, hai bên má.
  • Tuy nhiên, chỉ sau 7 – 10 ngày thì các vết loét sẽ tự khỏi vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại sau đó. Người bệnh chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống kháng sinh nhẹ hay bổ sung vitamin nhóm B, C, kiêng đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá là được.
ung-thu-luoi_171
Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Cách để nhận biết bệnh ung thư lưỡi

  • Đối với bệnh ung thư lưỡi thì bệnh nhân không chỉ xuất hiện vết lở loét ở lưỡi mà còn có các dấu hiệu như: sút cân nhanh chóng, mệt mỏi, lưỡi bị chảy máu, có u ở vùng lưỡi, gặp khó khăn khi há miệng, nuốt thức ăn, nói… 
  • Các vết loét ở lưỡi kéo dài, lâu khỏi và thậm chí còn bị u cứng ở những vị trí nhất định, dù có uống kháng sinh cũng không khỏi. Do đó, khi có những dấu hiệu này thì khả năng cao là bạn đã bị ung thư lưỡi.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư lưỡi

Ngày nay, để chẩn đoán được bệnh nhân có bị ung thư lưỡi hay không và cách điều trị nào tốt nhất thì các bác sĩ có rất nhiều phương pháp y học tiên tiến, hiện đại.

Phương pháp chẩn đoán ung thư lưỡi

Bước đầu của quá trình chẩn đoán ung thư lưỡi là bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hành khám lâm sàng toàn bộ lưỡi, miệng và hạch để phát hiện được các tổn thương. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường nào thì bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm như:

  • Sinh thiết: là phương pháp dùng kim chuyên dụng để lấy tế bào và quan sát dưới kính hiển vi để giúp chẩn đoán khối u ác tính chuẩn xác hơn.
  • Các xét nghiệm chụp chiếu: chụp X-Quang xương hàm dưới, siêu âm, CT Scan, MRI giúp đánh giá sự di căn của bệnh.
  • Xạ hình toàn thân: là phương pháp giúp phát hiện di căn xa của ung thư lưỡi.
ung-thu-luoi_1712
Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng trước khi thực hiện các xét nghiệm

Phương pháp điều trị ung thư lưỡi

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên việc chỉ định phương pháp nào cho bệnh nhân thì còn phải phụ thuộc vào số lượng, kích thước, vị trí khối u, tình trạng sức khỏe chung… của người bệnh.

  • Phẫu thuật: là phương pháp thường được các bác sĩ áp dụng để điều trị ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác nếu phát hiện từ giai đoạn sớm. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ triệt để các tế bào ung thư để kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
  • Xạ trị: là phương pháp này được sử dụng để điều trị ung thư lưỡi giai đoạn cuối khi phương pháp phẫu thuật không còn hiệu quả nữa.
  • Hóa trị: là phương pháp dùng thuốc để điều trị bệnh ung thư lưỡi, có tác dụng kìm hãm sự phát triển và thu nhỏ kích thước của các tế bào ung thư. 

Những việc cần làm khi bị ung thư lưỡi

Khi bị ung thư lưỡi thì bệnh nhân cần chuẩn bị sẵn tâm lý, xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và kiên trì chữa bệnh theo lộ trình của bác sĩ để giúp bệnh nhanh khỏi.

  • Theo đó thì người bệnh nên chú ý khám định kỳ để phát hiện các triệu chứng bất thường, tác dụng phụ sau điều trị và ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát. 
  • Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý hạn chế giao tiếp bằng hoạt động nói để cho lưỡi được nghỉ ngơi, nhất là sau khi điều trị.
  • Người bệnh ung thư lưỡi cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp cho mình để có thể hồi phục, cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn. Cụ thể là bệnh nhân nên sử dụng nguồn thực phẩm, sạch, giàu chất dinh dưỡng, không gây tổn thương lên lưỡi.
  • Khi bị ung thư lưỡi thì lưỡi sẽ bị tổn thương nên cần chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận, đúng cách để làm sạch khoang miệng và tránh để bệnh nặng thêm. 
  • Bên cạnh đó, thì các bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh để giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể và đẩy lùi căn bệnh ung thư. Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá để ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Khi bị mắc ung thư lưỡi thì người bệnh không chỉ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp hằng ngày mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng. Do đó các bạn hãy chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh ung thư lưỡi và nên đi khám ngay khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở lưỡi. Có như vậy thì chúng ta mới sớm phát hiện bệnh và kịp thời điều trị thành công hơn.

XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN VƯỢT QUA UNG THƯ DẠ DÀY CỦA ÔNG BÀN

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7