Ung thư amidan giai đoạn đầu: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Ung thư amidan là căn bệnh ung thư vùng đầu cổ hiếm gặp nhưng nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Bài viết tổng quan về ung thư amidan sẽ được GHV KSol cung cấp trong bài viết này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Xem thêm:

1. Ung thư amidan là gì?

Ung thư amidan là một căn bệnh ung thư bắt nguồn từ các tế bào trong amidan. Amidan là hai bộ phận là hình bầu dục ở phía sau miệng và là một phần của hệ miễn dịch có vai trò trong việc tiêu diệt vi sinh vật. Phần lớn các trường hợp ung thư amidan là ung thư biểu mô tế bào gai, phát sinh từ các mô niêm mạc miệng, bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện u lympho amidan (một loại ung thư hệ thống miễn dịch).

Bệnh ung thư amidan xảy ra nhiều nhất ở amidan khẩu cái, nằm ở hai bên cổ họng, bệnh cũng có thể xuất hiện ở amidan họng (hay còn gọi là sùi vòm họng), nằm ở phía sau khoang mũi hoặc amidan lưỡi nằm ở phía sau của lưỡi. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên nam giới từ 40 – 60 tuổi thường dễ mắc hơn nữ giới. 

2. Phân biệt các loại ung thư amidan

Amidan có tổ chức biểu mô và mô liên kết, do đó cấu trúc khối u ác tính của nó cũng chia thành:

Ung thư biểu mô amidan

Về đại thể, loại ung thư này là thể hỗn hợp loét thâm nhiễm, sau nữa là thể tăng sinh, loét, thâm nhiễm. Về vi thể, thường phát sinh từ biểu mô malpighi, với mức độ biệt hoá khác nhau. Thực tế, độ biệt hoá không phải là một đặc tính cố định của khối u, nó có thể thay đổi tuỳ theo phương pháp và vị trí làm sinh thiết.

Loại ung thư lympho biểu mô

Là kết quả ung thư hoá cùng một lúc các tổ chức biểu mô và lympho của amidan (nghĩa là vừa có hình thái một ung thư biểu mô amidan, vừa là một sacom lympho). Loại ung thư này thường ở amidan vòm và rất ít phát triển ở amidan khẩu cái.

Di căn hạch

Hiện tại, bác sĩ thường phát hiện hạch di căn ở cổ, còn bệnh tích nguyên phát ở amidan thì không có biểu hiện rõ ràng. Có những trường hợp sau 1 – 2 năm mới phát hiện tổn thương ở amidan.

ung-thu-amidan-1
Ung thư amidan thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 40 – 60

3. Các giai đoạn phát triển của ung thư amidan

Ung thư amidan trải quan 5 giai đoạn khác nhau, dựa trên triệu chứng và tình trạng đặc trưng của từng giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn 0: Ở giai đoạn này, ung thư phát triển ở vị trí của nó và không xâm lấn các mô khác. Giai đoạn 0 có tỷ lệ điều trị thành công cao nhất, bác sĩ loại bỏ toàn bộ khối u amidan thông qua phương pháp phẫu thuật.
  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn sớm của bệnh ung thư, khối u lúc này không phát triển sâu nhưng hình thành một khối u nhỏ ở vị trí của nó. Kích thước khối u thường nhỏ hơn 2cm.
  • Giai đoạn 2: Lúc này các tế bào ung thư trong khối u phát triển nhanh về kích thước và bắt đầu lan rộng trong các mô lân cận và bắt đầu xâm nhập các hạch lympho. 
  • Giai đoạn 3: Khối u nguyên phát có đường kính lớn nhất trên 4cm, chưa có hiện tượng di căn đến hệ hạch bạch huyết lân cận và các bộ phận xa trong cơ thể. Hoặc trường hợp khối u có bất kỳ kích thước nào nhưng đã có dấu hiệu xâm chiếm sang hệ bạch huyết xung quanh amidan nhưng chưa di căn sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 4: Là giai đoạn ung thư di căn, tế bào ung thư lan truyền đến các cơ quan khác nhau như: vòm họng, hầu, lưỡi, phổi hoặc xương.

Ung thư amidan là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Việc chẩn đoán giai đoạn tiến triển của bệnh giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

4. Dấu hiệu nhận biết ung thư amidan

Có một số dấu hiệu ung thư amidan tương tự như triệu chứng của viêm họng. Tuy nhiên, viêm họng thường phổ biến nhất ở độ tuổi từ 5 – 15, ung thư amidan thì ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trên 50. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình dễ nhận biết của bệnh ung thư amidan:

  • Đau tai: Cảm giác đau ù tai, suy giảm thính lực không rõ nguyên nhân. 
  • Miệng khó mở rộng, khó nuốt, đau cổ : Khi khối u chèn ép amidan và các dây thần kinh vùng cổ, miệng khiến người bệnh cảm thấy khó mở rộng miệng, có cảm giác vướng mắc ở cổ, khó nuốt.
  • Thay đổi giọng nói: Khối u chèn ép amidan có thể chèn ép vào đầu dây thanh quản khiến người bệnh thay đổi giọng nói, khó phát âm, đôi khi có cảm giác đau.

Các triệu chứng của ung thư amidan thường có từ rất sớm. Đôi khi chúng ta thường bỏ qua vì chúng rất giống với triệu chứng viêm họng, viêm amidan, viêm tuyến nước bọt hay các bệnh về đường hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng bất thường bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

ung-thu-amidan
Khó nuốt là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư amidan

5. Nguyên nhân gây ung thư amidan

Theo các chuyên gia nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu hình thành khối u trong amidan là do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại trong thời gian dài. Bên cạnh đó, một số yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư amidan. Sau đây là một số nguyên nhân, yếu tố có thể dẫn đến ung thư amidan:

  • Hút thuốc lá: Nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá, xì gà sẽ khiến khu vực cổ họng và amidan tiếp xúc với hóa chất độc hại dẫn đến nguy cơ mắc ung thư amidan rất cao.
  • Uống rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư amidan. Rượu bia và các chất kích thích tiếp xúc với vùng niêm mạc nhạy cảm của amidan có thể gây viêm nhiễm, tổn thương vùng niêm mạc này, nếu để kéo dài có thể dẫn đến ung thư. Không những vậy, nếu bạn hút thuốc và uống nhiều, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi. 
  • Virus: Tiếp xúc với người mắc ung thư vùng đầu cổ, trong đó có ung thư amidan có liên quan với một số chủng virus papillomavirus (HPV). Các chủng virus HPV 16 và 18 là những chủng virus có nguy cơ gây ung thư amidan ở người khá cao.
  • Tiếp xúc với bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ, các hóa chất trong quá trình điều trị các bệnh ung thư khác có thể ảnh hưởng và gây ung thư amidan.
  • Các yếu tố di truyền: Trong gia đình có người thân mắc các bệnh ung thư vùng đầu cổ, ung thư vòm họng… bạn cũng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư nhóm này cao hơn người bình thường.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Sự thiếu hụt một số vitamin và vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các nhóm virus, vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm amidan kéo dài. Nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến ung thư amidan.

Nếu đang nằm trong các yếu tố, nguy cơ cao mắc ung thư amidan thì bạn nên chú ý đến những triệu chứng bất thường cảnh báo ung thư amidan như đã đề cập ở phần trên. Đồng thời, nên chủ động tầm soát ung thư amidan để có phương pháp phòng tránh kịp thời.

6. Bệnh lý nào thường nhầm lẫn với ung thư amidan?

Hầu hết người bệnh thường đến giai đoạn muộn mới chẩn đoán thì có thể không dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, trong trường hợp ở giai đoạn sớm và nhất là với các thể thâm nhiễm, không loét, thường phải phân biệt với các bệnh lý sau đây:

Khối u loét thâm nhiễm

Tuy ít gặp nhưng ung thư amidan có thể nhầm lẫn với một thể lao loét sùi. Nói chung, tổn thương lao ít khi xuất hiện ở amidan và ít thâm nhiễm xuống phía sâu. Khối u loét thân nhiễm thường gặp ở bệnh nhân bị lao phổi đang tiến triển. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến bệnh giang mai.

Thương tổn loét ở amidan

Thường gặp là viêm họng Vincent, tuy nhiên bệnh này có diễn biến cấp tính. Bệnh có một số đặc điểm như: loét không đều, bờ loét không rắn, đáy loét bẩn có mủ máu hoặc lớp giả mạc bao phủ. Ngoài ra, bệnh có kèm theo hạch viêm ở cổ diễn biến nhanh. Nếu người bệnh có chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh vùng răng miệng tốt sẽ cải thiện tình trạng nhanh.

Amidan thể thâm nhiễm làm cho amidan to ra

Cần chú ý với sự phát triển của bản thân tổ chức amidan. Cũng có những trường hợp amidan to do bị khối u vùng lân cận đẩy lồi ra, chẳng hạn như khối u thành bên họng, hạch cổ to đẩy lồi amidan, u tuyến mang tai…

Riêng những trường hợp bắt đầu biểu hiện bằng nổi hạch cổ thì cần chẩn đoán phân biệt với các viêm hạch cổ mạn tính, chẳng hạn như: lao, lympho ác tính, ung thư máu, Hodgkin và Non Hodgkin.

7. Các biện pháp chẩn đoán ung thư amidan

Trong trường hợp nghi ngờ có khối u ung thư phát triển, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh như sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát: Khám và kiểm tra toàn diện sức khỏe sẽ giúp bác sĩ tổng hợp các triệu chứng, dấu hiệu bất thường của cơ thể. Đặc biệt khu vực đầu cổ, hạch bạch huyết xung quanh và kiểm tra mức độ phản ứng của thính lực của bệnh nhân.
  • Nội soi amidan: Phương pháp nội soi amidan giúp bác sĩ quan sát được những dấu hiệu bất thường của lớp niêm mạc amidan có xuất hiện các vết viêm loét, chảy máu, tổn thương hay sự xuất hiện của khối u hay không.
  • Sinh thiết tế bào: Đây là phương pháp duy nhất giúp xác định được khối u là lành tính hay ác tính. Sau khi nội soi nếu bác sĩ nhận thấy dấu hiệu bất thường của amidan thì sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào niêm mạc amidan và thực hiện quan sát dưới kính hiển vi độ phân giải lớn. Nếu nghi ngờ đó là khối u ác tính, bác sĩ chỉ định thực hiện các thử nghiệm hình ảnh để xác định giai đoạn, vị trí và mức độ lan rộng của khối u. 
  • Chụp CT, MRI hoặc PET: Sau khi sinh thiết, nếu nghi ngờ dấu hiệu bất thường ở amidan là khối u ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để xác định rõ vị trí, kích thước khối u. Đồng thời, xác định xem khối u đã di căn sang hệ bạch huyết vùng cổ hay các cơ quan khác chưa.

Tất cả kết quả xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất về khối u amidan. Từ đó, sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân

8. Các phương pháp điều trị ung thư amidan 

Cũng tương tự như các bệnh thư khác, phương pháp điều trị ung thư amidan ở Việt Nam chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh và thể trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nếu ở giai đoạn sớm, khi khối u mới hình thành và chưa lan rộng vào hệ bạch huyết và các cơ quan khác, phương pháp thường được sử dụng đó là phẫu thuật và xạ trị. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, việc điều trị có thể gặp nhiều khó khăn hơn, khi đó các bác sĩ có thể sẽ kết hợp giữa hóa trị và phẫu thuật hoặc cả 3 phương pháp điều trị.

Phẫu thuật ung thư amidan

Phẫu thuật cắt amidan và một phần các mô ở cổ họng để ngăn ngừa khối u lan rộng. Trường hợp khối u nhỏ, phẫu thuật có thể thực hiện đơn giản bằng bằng gây tê cục bộ và sử dụng phương pháp phẫu thuật laser để loại bỏ khối u. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển lớn và có nguy cơ lan rộng hơn, các bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ toàn bộ khối u và một phần mô xung quanh. 

Người bệnh nên lưu ý, việc thực hiện phẫu thuật ở phần cổ họng có thể ảnh hưởng đến giọng nói. Nếu gặp khó khăn trong việc phát âm và diễn đạt ngôn ngữ, người bệnh nên hỏi ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để có phương án khắc phục.

Xạ trị ung thư amidan

Xạ trị là phương pháp điều trị được sử dụng riêng lẻ đối với khối u amidan nhỏ hoặc không thể can thiệp bằng phẫu thuật. Hoặc xạ trị có thể được dùng để làm nhỏ khối u hỗ trợ cho việc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u được dễ dàng hơn. Đồng thời kết hợp với xạ trị để tiêu diệt khối u còn sót lại.

Hiện nay, có hai biện pháp điều trị đó là xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ để điều trị ung thư amidan. Thông thường, bệnh nhân phải điều trị bằng xạ trị bên ngoài, mỗi ngày một lần trong vài tuần liên tiếp. 

Hóa trị ung thư amidan

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại hoá chất (thuốc gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu bị ung thư amidan, bệnh nhân có thể cần điều trị hóa chất trước khi bước vào giai đoạn điều trị chính để giúp thu nhỏ khối u ung thư. 

ung-thu-amidan-2
Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân ung thư amidan

9. Ung thư amidan sống được bao lâu?

Cũng như các bệnh ung thư khác, bệnh nhân ung thư amidan thường chán nản và tuyệt vọng khi cho rằng mình không sống được bao lâu nữa. Tuy nhiên, ung thư amidan sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào thời gian phát hiện bệnh, càng phát hiện bệnh sớm thì thời gian sống càng được kéo dài.

Các nhà nghiên cứu cho biết, tỷ lệ sống sót sau 5 năm cho bệnh ung thư amidan như sau:

  • Ung thư giai đoạn đầu chưa di căn: 84%
  • Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, mô hoặc cơ quan lân cận: 66%
  • Ung thư di căn đến các bộ phận xa của cơ thể: 39%.

Những con số này đều đến từ các nghiên cứu đã được thực hiện cách đây vài năm. Hiện nay, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học, những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư amidan có tiên lượng tốt hơn nhờ các phương pháp điều trị mới.

10. Cách phòng ngừa bệnh ung thư amidan

Dưới đây là các biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc ung thư amidan:

  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại và các tia bức xạ.
  • Không nên hút thuốc, tránh uống nhiều rượu, bia hoặc các thức uống có chứa các chất kích thích.
  • Cần giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ cho cơ thể. Đồng thời, hạn chế thức ăn chiên xào hoặc nướng, hạn chế ăn nhiều muối.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
  • Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức tổng quan nhất về bệnh ung thư amidan. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trong bài có thể giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh vùng đầu cổ này. Hãy liên hệ lên tổng đài 18006808 (miễn cước) để được các Dược sĩ của GHV KSol tư vấn về sức khoẻ ung bướu. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 16: UNG THƯ – XIN ĐỪNG BUÔNG XUÔI

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7