Ung thư amidan khẩu cái – Những điều bạn cần biết

Ung thư amidan khẩu cái là căn bệnh ung thư thường gặp ở vùng tai mũi họng, nam giới trong độ tuổi từ 30 – 40 có tỷ lệ mắc bệnh cao do hút thuốc và uống bia rượu nhiều. Ung thư amidan khẩu cái tiến triển nhanh, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, do đó cần có biện pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả. Hãy cùng GHV KSol theo dõi những vấn đề về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về ung thư amidan khẩu cái 

Amidan khẩu cái thuộc vào cấu trúc của vòng bạch huyết Waldayer, là một khối mô màu hồng ở hai phía của họng, kích thước amidan mỗi người là khác nhau. 

Phân loại ung thư amidan khẩu cái

Dựa vào cấu trúc của amidan mà chia ung thư ung thư amidan khẩu cái thành hai loại đó là: ung thư biểu mô amidan và ung thư liên kết amidan:

Ung thư biểu mô amidan (carcinoma)

Chiến tỷ lệ 90% các trường hợp mắc ở Việt Nam, thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi và được phân thành các nhóm như sau:

  • Ung thư biểu mô amidan: Thường gặp là thể hỗn hợp loét thâm nhiễm, sau nữa là thể tăng sinh, loét, thâm nhiễm.
  • Ung thư lympho biểu mô: Được miêu tả như là sự ung thư hoá cùng một lúc với các tổ chức biểu mô và lympho của amidan. Loại ung thư này thường xảy ra ở amidan vòm và rất ít phát triển ở amidan khẩu cái.
  • Di căn hạch: Người bệnh thường phát hiện hạch di căn ở cổ, còn bệnh tích nguyên phát ở amidan thì không biểu hiện rõ. Cũng có những trường hợp sau 1 – 2 năm mới phát hiện tổn thương ở amidan.

Ung thư mô liên kết amidan (sarcoma)

Chỉ chiếm tỷ lệ 10% và thường gặp ở người trẻ tuổi. Loại ung thư này tiến triển nhanh hơn so với ung thư biểu mô amidan và thường di căn xa tới gan, phổi… 

Các giai đoạn của ung thư amidan khẩu cái

  • Giai đoạn I: Ở giai đoạn này đã có những biến đổi trong các tế bào làm tăng nguy cơ trở thành ung thư. Đây là những tế bào tiền ung thư và chúng chưa lan rộng.
  • Giai đoạn II: Ở giai đoạn II, đã xuất hiện các tế bào ung thư trong amidan nhưng chúng chưa lan rộng, khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm.
  • Giai đoạn III: Lúc này các tế bào ung thư đã lan đến các mô lân cận. Khối u có đường kính lớn hơn 2cm hoặc có thể dài hơn 4cm. Có trường hợp đã lan đến một hạch bạch huyết gần đó hoặc biểu mô.
  • Giai đoạn VI: Khi bước sang giai đoạn IV, ung thư đã lan sang các cơ quan xa hơn như miệng hoặc xương hàm. Nếu không điều trị kịp thời, tế bào ung thư phát triển sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi…
ung-thu-amidan-khau-cai-2
Ung thư amidan khẩu cái là sự xuất hiện khối mô ở hai phía của họng

2. Các hình thái lâm sàng của ung thư amidan khẩu cái

Ung thư amidan khẩu cái có nhiều hình thái khác nhau:

  • Hình thái loét: Hình thái loét có thể nông hay sâu, đáy như núi lửa, rắn, thường thâm nhiễm vào các thành hố amidan.
  • Hình thái sùi: Tăng sinh làm cho kích thước amidan to lên giống như một ung thư liên kết hay sacoma, rất nhạy cảm với tia xạ.
  • Hình thái thâm nhiễm: Hình thái này thường lan vào phía sau nên sờ thấy rắn chắc.
  • Thể hỗn hợp: Là hình thái thể loét sùi và loét thâm nhiễm.
  • Kiểm tra và phát hiện hạch cổ: ở dưới góc hàm và dãy cánh, cần khám kỹ để xác định thể tích, số lượng, vị trí, độ di động của hạch.

Các hình thái lâm sàng của ung thư biểu mô amidan:

  • Ung thư cực trên amidan: xuất phát từ hố màn hầu-khẩu cái, ban đầu là nốt thâm nhiễm màu đỏ và nề vì vậy Escat đặt tên là giả gôm. Giai đoạn đầu khó chẩn đoán nhưng sau đó ung thư lan ra màn hầu và các tổ chức lận cận.
  • Ung thư cực dưới amidan: dùng soi thanh quản và sờ vào amidan kiểm tra, thường lan ra trụ trước và bờ của lưỡi hay gặp là thể loét, thâm nhiễm nên người bệnh rất đau.
  • Ung thư ở giữa amidan: rất hiếm gặp chỉ khoảng 5-6%, thường xuất phát từ đáy khe rồi lan ra ngoài.
  • Ung thư ở rãnh amidan: chỗ tiếp giáp đáy lưỡi và cực dưới amidan, hướng lan nhiều phía gây nguy hiểm.

3. Triệu chứng nhận biết ung thư amidan khẩu cái

Ung thư amidan khẩu cái có thể điều trị và kiểm soát được nếu được phát hiện sớm. Nếu để bệnh tiến triển nặng thì khả năng chữa trị là cực thấp. Do đó, bạn cần nhận biết những thay đổi trong cơ thể của mình và đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng bất thường. 

Triệu chứng ung thư amidan khẩu cái giai đoạn đầu

Khi ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường không rõ ràng và nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm vàng để chữa bệnh. Do đó, việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh là cực kỳ quan trọng. 

  • Khó nuốt: Đây là triệu chứng điển hình khi mắc phải bệnh ung thư amidan khẩu cái. Amidan bị sưng tấy, khi va chạm với thức ăn sẽ gây cảm giác đau và cổ họng của người bệnh luôn cảm thấy vướng víu. Bởi lúc này, các khối u đã bắt đầu hình thành, tuy còn nhỏ nhưng đã gây ảnh hưởng đến người bệnh.
  • Khó phát âm: Khi khối u xuất hiện thì người bệnh cũng bắt đầu gặp những cơn đau. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó phát âm hơn và hay nhầm lẫn rằng đây là triệu chứng của bệnh viêm họng nên thường bỏ qua. 
  • Đau: Cảm giác đau khi nuốt thức ăn hoặc uống nước thậm chí là nuốt nước bọt thì người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau. Càng ngày, cảm giác đau sẽ tăng lên và có thể lan đến mang tai và vùng đỉnh đầu.
  • Chảy máu: Người bệnh khạc nhẹ ra máu hoặc ho ra máu cũng là dấu hiệu nhận biết ung thư amidan khẩu cái giai đoạn đầu.
ung-thu-amidan-khau-cai
Khó nuốt là một trong những triệu chứng của ung thư amidan khẩu cái giai đoạn đầu

Triệu chứng ung thư amidan khẩu cái giai đoạn cuối

Khi bước sang giai đoạn cuối của ung thư amidan khẩu cái, các tế bào ung thư đã di căn sang bộ phận khác. Lúc này người bệnh đã có thể cảm nhận được những cơn đau rõ hơn. Triệu chứng rõ nhất là những cơn đau ở tai, sâu hốc mắt, hàm bị cứng. Ngoài ra, cũng có thể gặp các triệu chứng sau đây:

  • Cơn đau toàn thân: Nếu ở giai đoạn đầu, các cơn đau toàn thân chỉ xuất hiện ít, thì đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng rõ ràng và thường xuyên hơn. Đến giai đoạn này, tế bào ung thư đã di căn đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Những cơn đau ở vòm họng, tai, thái dương, xương, đau nhức toàn thân… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. 
  • Hàm bị cứng: Ở giai đoạn cuối, khối u đã phát triển to hơn và lan nhanh đến khớp hàm thái dương. Các khối u chèn ép cơ cắn gây ra tình trạng khít hàm khiến người bệnh khó mở miệng, không thể nói chuyện hoặc ăn uống.
  • Cụt lưỡi gà: Có những trường hợp, tế bào ung thư sẽ ăn đứt lưỡi gà, tạo thành lỗ hổng trong miệng của người bệnh. Khi gặp tình trạng này, thức ăn sẽ không tiêu hóa xuống dạ dày mà bị trào ngược lên vùng mũi, khiến người bệnh gặp nhiều khó trong việc ăn uống.
  • Ho ra máu: Khi đã đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ thường xuyên ho và khạc đờm ra máu. Bởi lúc này, tế bào ung thư đã gây ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét nặng. Nguy hiểm hơn là khi ho thì máu ở tai, mũi, họng cũng chảy máu kèm theo tình trạng choáng váng, suy giảm chức năng. 

Ở giai đoạn cuối, tiến triển của bệnh rất nguy hiểm và khả năng cứu chữa là cực kỳ thấp. Chính vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ thì người bệnh cần đi khám ngay để có cơ hội sống sót lâu hơn.

4. Nguyên nhân gây ra ung thư amidan khẩu cái

Các nhà khoa học cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư khẩu cái, phổ biến nhất là:

  • Những người có tiền sử hút thuốc, uống rượu bia nhiều.
  • Đối tượng mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa, đường hô hấp các tế bào ung thư di căn đến khu vực amidan và gây bệnh tại đây.
  • Những người từng bị chấn thương hoặc chấn thương, viêm nhiễm amidan, viêm nhiễm biểu mô vùng họng miệng.
ung-thu-amidan-khau-cai-1
Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh ung thư amidan khẩu cái

5. Chẩn đoán bệnh ung thư amidan

Cách chẩn đoán ung thư amidan khẩu cũng phân thành hai nhóm ung thư biểu mô amidan khẩu cái và ung thư mô liên kết amidan:

Ung thư biểu mô amidan khẩu cái

Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này không phát hiện ra khi thăm khám thực thể. Người bệnh thường không đi khám ở giai đoạn này hoặc nếu có đi khám phát hiện được bệnh thì bệnh nhân đi khám một bệnh khác.

Giai đoạn rõ rệt

Triệu chứng xuất hiện phổ biến đầu tiên là có cảm giác vướng ở họng, đặc biệt bệnh nhân chỉ có cảm giác vướng tại một vị trí nhất định. Sau đó một thời gian, bệnh nhân thấy bắt đầu khó nuốt khi ăn, kèm theo đau nhói kéo lên tai, có thể khạc ra ít đờm lẫn máu ở một vài bệnh nhân. Người bệnh có thể đi khám với triệu chứng giống viêm amidan cấp hoặc bán cấp, bệnh sẽ đỡ sau khi dùng 1 đợt kháng sinh. 

Cũng đôi khi, bệnh tiến triển âm thầm không có triệu chứng rõ ràng về họng, bệnh nhân chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe. Bệnh nhân thường chỉ đi khám khi các triệu chứng rõ ràng là đau liên tục đau nhói lên tai, dễ gặp tình trạng bội nhiễm gây ra hơi thở có mùi hôi, giọng nói có nghe giống bị nghẹt mũi. 

Triệu chứng thực thể

Khi thăm khám kỹ để phát hiện vết loét, cần dùng đến gương để soi nếu vết loét ở đuôi hoặc mặt sau trụ trước, dễ bị chảy máu ở amidan, cứng, giới hạn của bờ rõ ràng, amidan to hơn bên đối diện. Đồng thời, khối u có những hình thái khác nhau.

  • U sùi: Tăng sinh làm cho thể tích amidan to lên rất giống với sarcoma.
  • Loét: Thương tổn có tính chất của loét ung thư là loét nông,bờ hơi cứng.
  • Thâm nhiễm: Thường lan vào sâu nên sờ rắn, chắc.
  • Đôi khi gặp thể hỗn hợp của cả 3 hình thái trên.
  • Hạch cổ: Khám thấy có hạch cổ cần đánh giá chính xác số lượng, kích thước, mật độ, tính chất…, làm hạch đồ để chẩn đoán, nếu nghi ngờ làm tiếp sinh thiết hạch để chẩn đoán xác định.

Tiến triển của bệnh

Ung thư biểu mô amidan khẩu cái tiến triển trong vòng 1 – 2 năm. Các tế bào ungt hư sẽ xâm nhập đến các cơ quan xung quanh như vào miệng qua đáy lưỡi, xuống hạ họng tới thanh thiệt… Bên cạnh đó, tình trạng bội nhiễm tại khối u làm cho tình trạng nặng lên do nhiễm khuẩn, suy kiệt, có thể gặp trường hợp chảy máu.

Ung thư mô liên kết amidan

Loại ung thư này hay gặp ở người trẻ, tiến triển nhanh hơn so với thể ung thư biểu mô amidan và có thể di căn xa tới gan, xương, phổi…

Giai đoạn khởi phát

Cũng giống như ung thư biểu mô amidan, ung thư liên kết amidan rất tiềm tàng. Thường bệnh nhân thường không có biểu hiện đặc biệt, hay gặp triệu chứng nuốt khó, rất hiếm khi nuốt đau, u quá to chèn ép thì nghe như giọng bị nghẹt mũi. 

Khi thăm khám sẽ thấy amidan một bên to hơn so với bên đối diện, nhưng nhẵn, mềm, mịn, không thấy có loét, thâm nhiễm. Trụ trước thì căng phồng, có thể thay đổi màu sắc từ hồng đỏ đến tím bầm hơn.

Giai đoạn rõ rệt

Giai đoạn này được ghi nhận khi có các đợt viêm nhiễm xuất hiện như sốt, cảm giác vướng rõ rệt một bên, nuốt đau khi ăn uống gây đau lan lên tai cùng bên và hơi thở có mùi hôi.

Triệu chứng thực thể

Kích thước của amidan to lên rõ ràng, màu sắc biến đổi, vết loét ở trên bề mặt amidan có kèm theo mủ, giả mạc ở đáy vết thương, xung quanh có thâm nhiễm cứng. Bệnh nhân xuất hiện nhiều hạch cổ, to, mềm, di động tại góc hàm, dưới hàm và dọc cơ ức đòn chũm.

Tiến triển của bệnh

Ung thư mô liên kết amidan thường tiến triển nhanh, không quá 1 năm. Các tế bào ung thư thâm nhiễm vào các tổ chức kế cận, tạo thành các khối cứng, không di động gây khó khăn trong việc ăn uống của bệnh nhân. Kèm theo đó là tình trạng bội nhiễm vết loét làm tình trạng suy kiệt của bệnh nhân nặng lên. 

Bệnh thường có di căn xa tại phổi, trung thất, gan, xương… do các tế bào ung thư theo dòng máu hoặc hệ thống bạch huyết đến các cơ quan khác phát triển và tạo ra các khối u mới trong cơ thể.

6. Điều trị ung thư amidan khẩu cái

Cách điều trị tùy thuộc vào thể ung thư mà người bệnh mắc phải:

Ung thư biểu mô amidan khẩu cái

Tuỳ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và vị trí của khối u mà có phương pháp điều trị cụ thể. 

  • Phẫu thuật: Khi khối u còn khu trú, chưa lan sang các cơ quan lân cận thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ. Đồng thời, nạo vét hạch nếu có, cần thiết thì phẫu thuật cắt bỏ cơ ức đòn chũm.
  • Xạ trị: Khối u còn nhỏ, khu trú ở trong tổ chức của amidan và nhạy cảm với tia xạ thì điều trị bằng phương pháp xạ trị.

Trong trường hợp khối u đã lan sang các tổ chức lân cận thì tùy từng vị trí và bản chất khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, bao gồm:

  • Hóa trị liệu.
  • Xạ trị.
  • Kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau.
  • Phối hợp tất cả phương pháp trên (đa trị liệu).

Ung thư mô liên kết amidan khẩu cái

Khác với ung thư biểu mô amidan, ung thư mô liên kết amidan thường nhạy cảm với tia xạ nên bác sĩ thường chỉ định điều trị tia xạ là chủ yếu. Trong những năm gần đây, các bác sĩ đã kết hợp điều trị tia xạ với điều trị hóa chất để mang lại kết quả khả quan trong điều trị bệnh ung thư amidan khẩu cái. 

ung-thu-amidan-khau-cai-3
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư amidan khẩu cái được bác sĩ chỉ định sử dụng cho nhiều bệnh nhân

7. Ung thư amidan khẩu cái sống được bao lâu?

Ung thư là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, ung thư amidan cũng không phải ngoại lệ. Bệnh ung thư amidan khẩu cái không lây, không truyền nhiễm từ người này sang người kia, nhưng lại có nguy cơ tử vong rất cao. Nếu được phát hiện sớm thì bệnh nhân sẽ có cơ hội chữa trị và kiểm soát bệnh tốt.

Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư amidan có tỷ lệ sống sót sau 5 năm có tỷ lên lên đến 66%. Trong trường hợp, ung thư đã di căn thì sang các bạch huyết lân cận thì lệ sống sót sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư amidan khẩu cái còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân đó có bị nhiễm HPV không.

8. Những điều cần lưu ý khi điều trị ung thư amidan khẩu cái

Để có quá trình điều trị amidan khẩu cái hiệu quả hơn, người bệnh cần chú ý những điều sau đây:

Giữ tình thần lạc quan

Việc giữ tinh thần lạc quan là điều rất quan trọng khi điều trị bệnh. Tuy nhiên, đối với người bị ung thư thì họ thường cảm thấy chán nản, bi quan. Do đó, người nhà của bệnh nhân cần có những cách để vực dậy tinh thần của họ bằng những việc dưới đây:

  • Theo sát, động viên người bệnh tích cực điều trị, giúp họ vui vẻ, thoải mái, không lo nghĩ nhiều về bệnh để họ kiên trì điều trị bệnh
  • Hãy giúp họ giải tỏa lo âu bằng những niềm vui, sở thích, giúp họ gặp gỡ bạn bè để trò chuyện, vui đùa với nhau

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Người bệnh ung thư amidan khẩu cái thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém. Chính vì vậy, người bệnh cần phải xây dựng những thói quen lành mạnh, để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:

  • Vận động, tập luyện thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để cơ thể dẻo dai hơn.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức quá khuya để việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
  • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trong quá trình điều trị bệnh ung thư amidan khẩu cái, đặc biệt là ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và đau đớn. Do đó, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống phù hợp như sau:

  • Chế biến các món ăn lỏng, mềm dễ nuốt như cháo, súp để người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa.
  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để người bệnh dễ tiêu hóa hơn.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng như hoa quả, rau xanh để nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều muối, món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá lạnh.

Thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ

Dù là ở giai đoạn nào thì người bệnh ung thư amidan khẩu cái cũng phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, để không ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh. 

  • Thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên nghĩ tiêu cực hoặc bỏ qua bất kỳ bước nào trong quá trình điều trị.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe và có những biện pháp phù hợp hơn nếu phương pháp điều trị chưa đáp ứng tốt.
ung-thu-amidan-khau-cai-4
Bệnh nhân mắc ung thư amidan khẩu cái nên ăn những món ăn như cháo, súp

9. Cách phòng tránh ung thư amidan khẩu cái

Để có thể phòng tránh bệnh ung thư amidan khẩu cái, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với những hóa chất chất độc hại và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Cụ thể như sau:

  • Tránh tiếp xúc với chất hóa học độc hại và các tia bức xạ.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
  • Chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng, cẩn thận.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày, hạn chế ăn đồ xào, chiên rán.
  • Luyện tập sức khỏe thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch cho cơ thể.
  • Đặc biệt, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Như vậy, GHV KSol đã chia sẻ đến các bạn thông tin đầy đủ nhất về bệnh ung thư amidan khẩu cái. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và có cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Nếu cần hỗ trợ tư vấn về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 18006808 để gặp Dược sĩ. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Giải Nhất – Cuộc thi viết “Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời” năm thứ 2