Ung thư biểu mô tuyến và những thông tin cần biết

Ung thư biểu mô tuyến có thể xảy ra ở rất nhiều cơ quan trên cơ thể con người. Đây là loại ung thư phổ biến hiện nay và nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nắm rõ những thông tin về căn bệnh này là giải pháp tuyệt vời để sớm phát hiện, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả. Cùng tìm hiểu chủ đề này với GHV KSOL nhé!

XEM THÊM:

1. Ung thư biểu mô tuyến là gì?

Tế bào ung thư khởi phát từ tế bào tuyến (bài tiết) của một số cơ quan nội tạng thì được gọi là ung thư biểu mô tuyến. Một số cơ quan nội tạng dễ bị ung thư biểu mô tuyến là phổi, thực quản, vú, đại tràng, tuyến tiền liệt, tuyến tụy.

ung-thu-bieu-mo-tuyen-1
Ung thư biểu mô sẽ xuất phát từ tế bào tuyến ở một số cơ quan nội tạng

Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ giúp làm chậm tiến triển phát triển của tế bào ung thư. Nhờ đó, kéo dài thời gian sống cho người bệnh và gia tăng tỷ lệ chữa khỏi ở mức cao hơn. Căn cứ vào từng giai đoạn của bệnh, sức khỏe của người bệnh… mà bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn một hay kết hợp vài phương pháp điều trị.

2. Ung thư tuyến có vị trí bắt đầu từ đâu?

Khi các tế bào trong tuyến bài tiết phát triển, phân chia nhanh chóng ngoài kiểm soát thì sẽ dẫn đến ung thư. Có rất nhiều cơ quan nội tạng là nơi bắt nguồn của ung thư biểu mô tuyến. Bao gồm:

2.1. Phổi

Theo thống kê, có 40% số ca mắc ung thư phổi là ung thư tuyến. Loại ung thư này được tìm thấy ở phần ngoài của phổi. So với những loại ung thư phổi khác thì ung thư tuyến phổi sẽ phát triển chậm hơn. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những người đã, đang hoặc từng hút thuốc.

2.2. Tuyến tụy

Tuyến tụy có vị trí nằm ở phía sau dạ dày, làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn bằng các tiết ra enzyme và còn là nơi sản sinh hormone. Theo thống kê, có khoảng 85% ung thư tuyến tụy thuốc loại ung thư biểu mô tuyến.

2.3. Đại tràng và trực tràng

Ung thư tuyến bắt đầu xuất phát ở đại tràng và trực tràng là một polyp nhỏ, vô hại. Thế nhưng, khối polyp này nếu không được phát hiện và theo dõi, xử lý có thể phát triển lớn hơn và biến đổi ác tính. 

2.4. Tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới và vị trí nằm ngay dưới bàng quang. Tuyến tiền liệt có vai trò chính là bảo vệ các tế bào tinh trùng bằng cách tạo ra một số chất lỏng. Gần như 100% ung thư tuyến tiền liệt đều là loại ung thư tuyến.

2.5. Ngực

Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở vùng ngực và chiếm tỷ lệ hầu hết là loại ung thư tuyến. Vị trí xuất hiện ban đầu thường ở ở tuyến vú – nơi tạo ra sữa.

2.6. Thực quản

Ung thư biểu mô tuyến ở thực quản thường xuất phát từ tuyến chất nhầy ở vị trí nằm dọc phần dưới của thực quản.

3. Ung thư biểu mô tuyến thực hiện chẩn đoán bằng phương pháp nào?

Tùy thuộc vào loại ung thư tuyến mắc phải mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Thế nhưng, hầu hết các bệnh ở giai đoạn đầu đều không có dấu hiệu rõ rệt. Do đó, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng thông qua các biểu hiện bên ngoài. Nếu nghi ngờ mắc ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác hơn, bao gồm:

3.1. Xét nghiệm máu

Tùy từng loại ung thư mà bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm các chỉ số máu phù hợp. Chẳng hạn như xét nghiệm một số enzyme trong máu xem có bất thường hay tăng cao không. Hoặc, người bệnh có bị thiếu máu do chảy máu bởi khối u hay không.

ung-thu-bieu-mo-tuyen-2
Xét nghiệm máu để sàng lọc, chẩn đoán ung thư

Xét nghiệm máu là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và không gây đau đớn. Chỉ sau thời gian ngắn là người bệnh sẽ có được kết quả.

3.2. Xét nghiệm hình ảnh

Xét nghiệm hình ảnh sẽ được thực hiện qua các phương pháp như chụp CT, chụp MRI. Thông qua hình ảnh, bác sĩ sẽ kiểm tra trong cơ thể có mô nào bất thường hay không.

Đặc biệt, ngay cả khi đang bắt đầu điều trị ung thư, các xét nghiệm hình ảnh vẫn được chỉ định để giúp bác sĩ xem kích thước khối u có thay đổi không. Trên cơ sở này sẽ đánh giá được hiệu quả điều trị để cân nhắc và tính toán để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

3.3. Xét nghiệm sinh thiết

Từ cơ quan nơi nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô. Sau đó, đem vào phòng thí nghiệm để tiến hành sinh thiết. Kết quả sinh thiết sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, xác định xem mẫu mô đó có chứa tế bào ung thư hay không.

4. Điều trị ung thư biểu mô tuyến như thế nào?

Căn cứ vào từng giai đoạn của bệnh, vị trí khối u, sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Phổ biến nhất vẫn là các phương pháp sau:

4.1. Phẫu thuật

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khối u cũng như những mô xung quanh để ngăn ngừa tái phát, di căn. Bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật nội soi hay mổ mở tùy theo vị trí, kích thước khối u.

4.2. Xạ trị

Bác sĩ sẽ sử dụng tia X năng lượng cao hoặc loại tia khác và tiến hành chiếu trực tiếp vào khối u từ bên ngoài. Xạ trị có mục đích tiêu diệt, thu nhỏ tế bào ung thư nhằm ức chế, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính.

ung-thu-bieu-mo-tuyen-3
Xạ trị ung thư nhằm thu nhỏ khối u, tiêu diệt tế bào ung thư

4.3. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc/hóa chất đưa trực tiếp vào bên trong cơ thể bằng đường uống, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm. Mục đích của phương pháp này là nhằm tiêu diệt, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến. 

Hóa trị không những tiêu diệt tế bào ung thư mà còn tác động đến cả những tế bào khỏe mạnh. Vì thế, các tác dụng phụ cũng khá lớn như mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn,…

Lưu ý: Thông thường, các phương pháp điều trị không thực hiện riêng lẻ mà sẽ kết hợp với nhau để đạt hiệu quả cao. Có thể kết hợp giữa phẫu thuật với xạ trị, phẫu thuật với hóa trị, hóa trị với xạ trị hoặc cả 3 phương pháp.

Ung thư biểu mô tuyến là căn bệnh nguy hiểm và có thể xuất phát từ nhiều cơ quan khác nhau. Các bạn không nên bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể để sớm đi thăm khám, sàng lọc và điều trị kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7