[Tư vấn] Ung thư dạ dày có ăn được sữa chua không?
Nội dung bài viết
Ung thư dạ dày có ăn được sữa chua không được nhiều người quan tâm vì mặc dù sữa chua là thực phẩm được khuyến cáo là tốt cho sức khỏe, nhưng cũng có nhiều người bệnh không biết có phù hợp với bản thân mình hay không. Để giải đáp cho câu hỏi “Ung thư dạ dày có ăn được sữa chua không?”, mời bạn đọc tham khảo bài viết của GHV KSol ngay sau đây.
XEM THÊM:
- Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn
- [Góc tư vấn] Ung thư dạ dày có uống được sữa Ensure không?
- Tìm hiểu về ung thư dạ dày có lây qua đường ăn uống không?
- Thực đơn cho người ung thư dạ dày
1. Giá trị dinh dưỡng của sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe của con người. Thành phần dinh dưỡng trong sữa chua gồm có các nhóm chất sau:
- Protein: Sữa chua nguyên chất làm từ sữa nguyên chất có chứa khoảng 8,5g protein trong mỗi 245g sữa chua.
- Chất béo: Trong sữa chua có tới 400 loại chất béo khác nhau, phụ thuộc vào loại sữa làm ra nó.
- Đường (Carbohydrate): Sữa chua chứa ít đường tự nhiên, trong sữa chua nguyên nhất chủ yếu ở dạng đường đơn lactose và galactose – loại đường này hỗ trợ tốt hệ tiêu hóa.
- Canxi: Sữa chua cung cấp lượng canxi dồi dào cần thiết cho phát triển hệ xương và răng.
- Vitamin và khoáng chất: Sữa chua làm từ sữa tươi nguyên chất sẽ chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất rất lớn như: Vitamin B12, Photpho, Riboflavin…
- Probiotic: Là vi khuẩn sống có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Các probiotic ở trong sản phẩm lên men chủ yếu là vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol, tổng hợp vitamin, giúp điều trị tiêu chảy gây ra do kháng sinh, chống lại bệnh táo bón, tăng khả năng tiêu hóa lactose
2. Ung thư dạ dày có ăn được sữa chua không?
Như chúng ta đã biết, sữa chua là một trong những thực phẩm có chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp hệ tiêu hóa của người bệnh ung thư dạ dày hoạt động tốt hơn. Bifidobacterium và Lactobacillus là hai loại lợi khuẩn đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm tình trạng khó chịu và hội chứng ruột kích thích ở người bệnh.
Không những vậy, các lợi khuẩn này còn được cho là có khả năng phân hủy và đưa lượng cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể cân bằng được hai loại cholesterol tốt và xấu, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Hơn nữa, các lợi khuẩn có trong sữa chua còn giúp người bệnh ung thư dạ dày tăng cường sức đề kháng, hạn chế các bệnh theo mùa như cảm cúm, cảm lạnh.
Bên cạnh đó, trong sữa chua còn chứa rất nhiều vitamin D, canxi và protein dồi dào. Do đó, sử dụng sữa chua thường xuyên sẽ giúp người bệnh ung thư dạ dày duy trì xương chắc khỏe, tăng cường sức khỏe cho hệ thống xương khớp của cơ thể.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Ung thư dạ dày có ăn được sữa chua không?” là người bệnh hoàn toàn có thể ăn sữa chua, tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có phương pháp sử dụng sữa chua hợp lý.
3. Lưu ý khi ăn sữa chua dành cho người ung thư dạ dày
Mặc dù sữa chua là sản phẩm tốt cho sức khỏe nhưng người bệnh cần biết cách sử dụng loại thực phẩm này hợp lý để đem lại hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng sữa chua mà bệnh nhân ung thư dạ dày nên biết:
- Không nên sữa chua khi bụng đói vì khi đó lượng acid trong dạ dày cao, sẽ làm giảm lượng lợi khuẩn có trong sữa chua.
- Người bệnh nên ăn sữa chua vào sau bữa ăn trưa hoặc bữa tối và cách bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
- Nên ăn sữa chua bảo quản ở nhiệt độ ngăn mát, không nên ăn sữa chua đông đá và hâm nóng lại sữa chua vì nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng có thể làm chết các lợi khuẩn có trong sữa chua.
- Chỉ nên sử dụng từ 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày.
- Không được ăn sữa chua cùng các loại thực phẩm khác chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sữa như xúc xích, thịt hun khói…
- Người bệnh nên lựa chọn sử dụng các loại sữa chua ít đường thay vì sử dụng các loại sữa chua nhiều đường hay sữa chua có vị hoa quả.
- Sau khi ăn sữa chua người bệnh cần súc miệng và đánh răng để tránh tình trạng các vi khuẩn lactic còn sót lại làm hỏng men răng.
4. Người ung thư dạ dày nên ăn loại sữa chua nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất sữa chua, tuy nhiên không phải loại sữa chua nào cũng phù hợp với người ung thư dạ dày. Người bệnh nên lựa chọn những loại sữa chua sau:
- Sữa chua ít béo: Người bệnh nên ăn sữa chua ít béo vì các loại sữa chua ít béo có hàm lượng CLA (axit linoleic liên hợp) cao hơn mà không có hàm lượng chất béo bão hòa cao như sữa chua nguyên béo.
- Sữa chua nguyên chất ít protein: Người bệnh nên lựa chọn loại sữa chua nguyên chất với lượng protein vừa phải vì các loại sữa chua nguyên chất có lượng acid béo CLA (axit linoleic liên hợp) và omega – 3 cao hơn.
- Ăn sữa chua nguyên chất ít đường: Không nên sử dụng các loại sữa chua vị hoa quả vì có thể làm tăng lượng đường có trong sữa chua.
- Sữa chua Hy Lạp: Là một trong những loại sữa chua được khuyến cáo tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư dạ dày với thành phần chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người bệnh.
- Sữa chua có bổ sung probiotics: Có chứa các tế bào vi sinh vật nhằm mục đích có tác dụng có lợi cho sức khỏe.
- Kefir: Là một loại thức uống từ sữa lên men tương tự như sữa chua được chế biến từ men kefir và sữa phổ biến ở vùng Trung Đông, Địa Trung Hải, Đông Âu và Nga.
5. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày
Ngoài sữa chua thì việc thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý là việc quan trọng với người bệnh ung thư dạ dày, nhằm giúp người bệnh có đủ sức khỏe để đảm bảo cơ thể có thể chống chọi lại với các phương pháp điều trị nặng nề.
- Người bệnh cần ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm và các nhóm chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung ăn nhiều cá, rau, dầu thực vật và nên uống nhiều nước mỗi ngày.
- Nên bổ sung ăn thịt gia cầm cùng các loại tôm, cua, cá và một số loại hải sản khác để cung cấp các acid amin cần thiết cho cơ thể người bệnh.
- Sử dụng thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, lúa mì, lúa mạch… Các loại củ như khoai tây, khoai lang… cho cơ thể.
- Tăng cường sử dụng các loại hoa quả tươi giúp cơ thể bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Người bệnh ung thư dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày (có thể chia thành 5 bữa) để cơ thể người bệnh dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.
- Người bệnh cũng cần cường vận động và tập luyện thể dục thể thao.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Ung thư dạ dày có ăn được sữa chua không?” mà GHV KSol đã tìm hiểu được. Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh ung thư dạ dày cũng như người nhà bệnh nhân đã có thêm những kiến thức hữu ích về việc sử dụng sữa chua đúng cách.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TS Trần Đáng đánh giá về công nghệ Nano của GHV KSOL trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng